Quảng cáo của Giấy Sài Gòn trong siêu thị

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp phát triển các điểm tiếp x c thƣơng hiệu của công ty TNHH một thành viên giấy sài gòn – mỹ xuân (Trang 29)

Đối với các điểm bán bên ngoài từ nhà bán lẻ đến đại lý bán buôn cũng được Công ty trợ cấp thêm các bảng hiệu quảng cáo ngoài trời để tăng sự chú ý tại điểm bán.

Điểm tiếp xúc thông qua nhân viên, nhân viên quyết định đến việc thúc đẩy việc mua hàng của khách, lời mời chào và tư vấn của nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định mua hàng của khách hàng. Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gịn – Mỹ Xn chi nhánh Hà Nội có một đội ngũ nhân viên bán hàng năng động trẻ trung, Cơng ty cũng có mở các lớp huấn luyện đào tạo kỹ năng bán hàng và giao tiếp với khách hàng nhưng khơng phải lúc nào cũng có thể mở lớp huấn luyện. Vì vậy có những nhân viên mới vào thay những vị trí cịn trống sẽ non kinh nghiệm và phải mất thời gian để đào tạo, khi đó sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của cơng việc.

Điểm tiếp xúc thơng qua bao bì sản phẩm, bao bì được coi là một trong những liên hệ mạnh của thương hiệu trong đó hình thức bao bì có tính quyết định, tiếp theo là màu sắc, kích thước, cơng dụng đặc biệt của bao bì. Chính vì vậy, để tăng cường giá trị thương hiệu qua yếu tố bao bì cần chú ý tới việc thiết kế bao bì. Bao bì của Giấy Sài Gịn được coi là bao bì khá đẹp và bắt mắt, màu sắc trên mỗi dòng sản phẩm giúp khách hàng nhận biết được đâu là sản phẩm cao cấp, đâu là sản trung bình. Một số thương hiệu cá biệt của Giấy Sài Gịn có màu sắc đặc trưng trên bao bì sản phẩm như: màu hồng là màu của thương hiệu Bless you hold me, màu xanh lá cây là màu của thương hiệu Saigon,…

Cuối cùng là điểm tiếp xúc thông qua website, website cung cấp cho độc giả mọi thông tin muôn mặt đời sống, website không phải là báo hoặc trang tin điện tử mà chỉ đơn thuần là một website giới thiệu các thông tin cố định của công ty. Website của Công ty là Saigonpaper.com. Trong website Công ty giới thiệu khái quát về lịch sử và quá trình phát triển của mình, cung cấp nhiều thơng tin khác như công nghệ, thư viện, cập nhật các bài báo thông tin có liên quan đến cơng ty, các hoạt động do công ty tổ chức như hoạt động xã hội, hoạt động thương hiệu… Giao diện website được thiết kế đẹp, thân thiện và thẩm mỹ, nền trắng nổi bật với tông màu xanh da trời đậm và xanh lá cây nhạt kết hợp với nhau chính là màu đặc trưng của logo và slogan. Bố cục website được thiết kế khoa học giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thơng tin.

Hình 4: Website Saigonpaper.com phần giới thiệu Cơng ty CP Giấy Sài Gịn

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Ưu điểm

Có một số điểm tiếp xúc thương hiệu mà Công ty TNHH một thành viên đã triển khai và thực hiện rất tốt như hệ thống nhận diện, điểm bán, bao bì sản phẩm. Hình ảnh được quảng cáo rất bắt mắt, thu hút người tiêu dùng bởi màu sắc logo và ý nghĩa của slogan. Người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp logo hoặc hai màu xanh kết hợp đặc trưng của Giấy Sài Gòn tại bất kỳ siêu thị nào hay các đại lý và điểm bán lẻ khác trên địa bàn Hà Nội. Cơng ty đặc biệt chú trọng vào hình thức trưng bày tại các siêu thị từ nhỏ đến lớn, đảm bảo mỗi gian hàng đều phải trưng bày đẹp, đủ số mặt, số chân trưng bày quy định theo planogram tại siêu thị, đảm bảo trưng bày đúng theo nguyên tắc mà Công ty yêu cầu. Bao bì sản phẩm chính là một điểm tiếp xúc thương hiệu gây ấn tượng mạnh nhất đối với người tiêu dùng. Khi có nhu cầu khách hàng tìm đến sản

phẩm, những sản phẩm có màu sắc bắt mắt, ấn tượng bởi logo sẽ được chú ý nhiều hơn cả. Cách đóng gói bao bì sản phẩm vừa đẹp, vừa độc đáo lại tiện lợi khi sử dụng, đồng thời tạo điệu kiện thuận lợi cho việc trưng bày hàng hóa trên các kệ hàng. Nếu quảng cáo giúp thu hút sự chú ý của người tiêu dùng thì hình thức trưng bày hàng hóa trong gian hàng chiếm tới 70% quyết định mua hàng. Hàng hóa được bày thuận theo hướng nhìn, thuận chiều tay lấy và đúng tầm với là những vị trí “vàng” trong gian hàng. Do đó, sự ấn tượng bởi bao bì sản phẩm kết hợp với cách thơng minh trong trưng bày hàng hóa sẽ tạo ra hiệu ứng gấp đơi cả về quảng bá hình ảnh thương hiệu và tăng doanh số. Bên cạnh đó Cơng ty cịn xin thêm được các vị trí trưng bày đẹp và bắt mắt trong siêu thị, các ụ đảo được thiết kế nhằm thu hút tối đa sự chú ý của khách hàng khi đi ngang qua nhờ vào biển quảng cáo hay cổng chào làm từ bìa carton.

Các điểm tiếp xúc thương hiệu với khách hàng rất quan trọng, nếu Công ty biết cách xây dựng và hoàn thiện các điểm tiếp xúc này, đồng thời kết hợp triển khai đồng đều thì sẽ thu được kết quả đáng mong đợi. Trước mắt là đem lại doanh số cho Công ty, về lâu dài sẽ giúp thương hiệu Giấy Sài Gòn thêm vững mạnh và bền lâu với thời gian hơn. Chính vì vậy, cùng với sự lớn mạnh của Cơng ty, sự nâng cấp hoàn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệu của Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân chi nhánh Hà Nội sẽ ngày càng có nhiều điểm tiếp xúc thương hiệu được hồn thiện và thành công hơn.

2.3.2. Nhược điểm và nguyên nhân

Mặc dù đã có những đầu tư cho xây dựng và hồn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệu nhưng Cơng ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân chi nhánh Hà Nội vẫn chưa khai thác tối đa chức năng của các điểm tiếp xúc thương hiệu. Một vài điểm tiếp xúc thương hiệu còn sơ sài, chỉ xây dựng cho có mà chưa biết cách khai thác tối đa chức năng của nó, đặc biệt là nhân viên, website, văn phòng, ấn phẩm…

Nhân viên tác động tới 90% quyết định mua hàng của khách hàng. Nhân viên là một điểm tiếp xúc cực kỳ quan trọng vì họ là những người trực tiếp bán hàng cho khách, thuyết phục khách mua sản phẩm của mình. Có những quy tắc được đưa ra trong bán hàng đối với nhân viên nhưng nhiều người vẫn làm sai quy tắc, cố tình vi phạm khi khơng có quản lý, giám sát ở đó. Tự ý rời khỏi khu vực bán hàng, tụ tập nói chuyện trong giờ và lảng tránh công việc được giao… Ngồi một số ít trường hợp nhân viên khơng nhiệt tình với khách. Ngun nhân của tình trạng này là do quản lý khơng sát sao trong việc chỉnh đốn thái độ làm việc của nhân viên, chưa xử lý thích đáng những trường hợp bị vi phạm.

Chí phí đầu tư cho hoạt động tiếp xúc và phát triển thương hiệu thấp, trong khi vấn đề nâng cao uy tín và gia tăng mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu cơng ty có tác động khơng nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Công ty chưa khai thác hiệu quả quảng bá thương hiệu công ty thông qua mạng xã hội như

facebook, zalo…mà vẫn chỉ tập trung vào bán hàng truyền thống, chưa chú trọng đầu tư phát triển qua bán hàng online. Website được lập ra đã lâu nhưng ít tương tác với độc giả, số lượng người vào xem vẫn chỉ là con số ít vì có nhiều người khơng biết đến website Saigonpaper.com trong khi đó đây được coi là cơng cụ có ích rất lớn trong việc tiếp xúc với khách hàng về hình ảnh thương hiệu của Cơng ty. Hoạt động tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm, mục đích nâng cao thứ hạng cho website của Cơng ty trên kết quả tìm kiếm Google mới chỉ được Công ty chú trọng thực hiện trong thời gian gần đây, hiệu quả đem lại chưa cao, số lượng từ khóa ít, nội dung website khơng được chú ý cập nhật và làm mới thường xuyên. Nguyên nhân là do nhận thức của các cấp quản lý đều chưa thấy được tác dụng tuyệt vời của mạng xã hội mang lại, họ chỉ tập trung cho bán hàng truyền thống trong khi các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là nước ngoài đầu tư rất nhiều cho việc quảng bá thương hiệu trên mạng xã hội.

Ít cơng ty coi văn phịng là một điểm tiếp xúc thương hiệu, bản thân nhân viên cũng có suy nghĩ đó là nơi để làm việc chứ không phải để quảng bá thương hiệu cho Cơng ty. Đó là những suy nghĩ sai lầm khơng đáng có, văn phịng vừa là nơi làm việc vừa là bộ mặt chính của Cơng ty. Phải trang trí logo và slogan tại văn phịng làm việc thì người ta mới biết mình là Cơng ty nào, kinh doanh sản phẩm gì và ấn tượng tốt hay xấu nằm ở bộ mặt của văn phịng. Thường thì người ta hay chụp ảnh văn phịng làm việc của Cơng ty để đưa lên các trang báo mạng, các bài viết, vì vậy văn phịng là một điểm tiếp xúc thương hiệu có ảnh hưởng khơng nhỏ đến thương hiệu của Cơng ty.

Ngun nhân chính của những hạn chế trên là do nguồn lực về con người và tài chính cịn hạn hẹp. Tuy Cơng ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân chi nhánh Hà Nội thành lập từ lâu nhưng chỉ là công ty con của Cơng ty CP giấy Sài Gịn, tài chính phụ thuộc vào công ty mẹ, do quy mô lớn, trải rộng nên nguồn đầu tư không đủ cho việc chi trả các hoạt động về thương hiệu. Cũng vì giá trị thương hiệu khó đo lường, những kết quả đạt được của thương hiệu doanh nghiệp khó lượng hóa, khơng được đưa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Điều này khiến Cơng ty khó khăn trong việc xin đầu tư từ cơng ty mẹ và phải cân nhắc nhiều trong việc đầu tư cho phát triển thương hiệu. Trong cơng ty cũng chưa có đội ngũ chun làm về thương hiệu, hầu hết là triển khai từ trên xuống và do giám đốc chỉ đạo thực hiện. Do hạn chế về con người và tài chính nên có một số điểm tiếp xúc thương hiệu chưa được đâu tư đúng mức và chưa đạt được hiệu quả cao. Quảng cáo trên truyền hình có chi phí rất cao so với các hình thức quảng cáo khác, khó khăn về nguồn vốn và nhân lực chính là hai yếu tố tác động trực tiếp dẫn đến Công ty chưa chú trọng đầu tư cho các hoạt động này. Bên cạnh đó, nhận thức của lãnh đạo cơng ty về phát triển thương hiệu chưa đầy đủ nên chưa có các hoạt động đầu tư phù hợp cũng như chưa đưa ra được chiến lược phát triển thương hiệu hiện tại và trong dài hạn không thường xuyên.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC ĐIỂM TIẾP XÚC THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN GIẤY SÀI GÒN – MỸ

XUÂN CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.1. Định hướng hoạt động của Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân trong thời gian tới

Khơng ngừng hồn thiện và tăng cường các điểm tiếp xúc thương hiệu cho Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gịn – Mỹ Xn, rút ngắn khoảng cách giữa hình ảnh thương hiệu và khách hàng, đưa hình ảnh Giấy Sài Gịn và hình ảnh Cơng ty lên một tầm cao mới. Mở rộng phạm vi kinh doanh, xây dựng các điểm tiếp xúc một cách tối ưu và khai thác hết các chức năng mà nó mang lại. Xây dựng mạng lưới hệ thống kênh phân phối mạnh và trang trí điểm bán sao cho bắt mắt, thu hút sự chú ý của khách qua đường, biến khách qua đường thành khách hàng trung thành của Giấy Sài Gịn.

Cơng ty đã xây dựng chiến lược thương hiệu cụ thể trong dài hạn và đang cho triển khai những kế hoạch cụ thể trong ngắn hạn, hi vọng trong thời gian tới sẽ thu được kết quả khả quan.

3.2. Quan điểm giải quyết vấn đề

Xây dựng và phát triển thương hiệu là một quá trình lâu dài, bền bỉ và liên tục, địi hỏi sự nỗ lực khơng ngừng nghỉ và sự phối hợp của tồn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Cho dù xây dựng xong các điểm tiếp xúc thuơng hiệu thì cũng vẫn phải thường xuyên làm mới lại, nếu thấy khơng khả quan thì phải có biện pháp khắc phục. Do vậy, để giải quyết vấn đề này bước đầu Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân chi nhánh Hà Nội cần phải hoàn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệu cho Cơng ty. Lập ra cho mình một chiến lược phát triển thương hiệu và lần lượt triển khai các hoạt động cụ thể, đồng thời trình lên Cơng ty mẹ để được xét duyệt và được hướng dẫn cụ thể hơn về cách thức thực hiện. Để xây dựng Cơng ty TNHH một thành viên giấy Sài Gịn – Mỹ Xuân trở thành một thương hiệu mạnh và có uy tín trên thị trường trước tiên khơng được tách rời từng hoạt động riêng rẽ mà thay vào đó phải kết hợp các hoạt động phối hợp chặt chẽ với nhau như kết hợp bán hàng online với bán hàng truyền thống, kết hợp giữa quảng cáo và quan hệ công chúng để tăng độ tin cậy của khách hàng…

3.3. Một số giải pháp phát triển để hoàn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệu cho Cơng ty TNHH một thành viên giấy Sài Gịn – Mỹ Xuân

Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu sâu về hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân chi nhánh Hà Nội đặc biệt là hình ảnh thương hiệu Giấy Sài Gòn, kết hợp với những kết quả thu được qua dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp về Công ty, em xin đưa ra một số giải pháp để hồn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệu của Cơng ty nhằm phát triển thương hiệu Giấy Sài Gòn một cách hiệu quả hơn.

3.3.1. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về thương hiệu và các điểm tiếp xúc thương hiệu

Phát triển thương hiệu đã có từ lâu tại các nước phát triển và nó trở thành một hoạt động hiển nhiên trong chiến lược kinh doanh của cá công ty nhưng tại các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì phát triển thương hiệu mới được đưa vào chiến lược kinh doanh của một số công ty lớn. Doanh nghiệp Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô chưa đủ lớn và chưa đủ điều kiện tài chính, nhân lực cho phát triển thương hiệu, cịn rất nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng và giá trị mà thương hiệu đem lại trong tương lai, khi nhắc đến thương hiệu hầu hết giám đốc các doanh nghiệp này trả lời cùng một nội dung giống nhau “Thương hiệu là cái xa vời, chỉ dành cho các công ty lớn, công ty nhỏ như chúng tôi không cần đến và cũng chưa nghĩ đến”. Chính vì suy nghĩ thiển cận này của chính ban lãnh đạo mà thương hiệu của công ty vẫn mãi không được bảo vệ và dần mất đi do bị đánh cắp.

Ban lãnh đạo cấp cao của Giấy Sài Gòn đã sớm nhận thức được tầm quan trọng mà thương hiệu mang lại nên đã có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao và phát triển thương hiệu, giờ đây trên thị trường mới có thương hiệu Giấy Sài Gịn vững mạnh đến vậy. Tuy nhiên chỉ ban lãnh đạo cấp cao hiểu “thương hiệu là gì? và tầm quan trọng của các điểm tiếp xúc thương hiệu là như thế nào?” thì vẫn chưa đủ. Nhân viên chính là một trong những điểm tiếp xúc thương hiệu vì thế việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về thương hiệu và các điểm tiếp xúc thương hiệu là điều rất quan trọng. Vấn đề văn hóa cơng ty, văn hóa cơng sở, hình ảnh nhân viên phải được chuẩn mực theo yêu cầu chung của công ty. Công ty quy định nhân viên phải mặc áo đồng phục khi đi làm và tham dự các sự kiện của Cơng ty, áo đồng phục có logo và slogan là một

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp phát triển các điểm tiếp x c thƣơng hiệu của công ty TNHH một thành viên giấy sài gòn – mỹ xuân (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)