Giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ chun mơn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại công ty TNHH vật tƣ khoa học nam việt (Trang 43 - 44)

chun mơn

Mục tiêu đào tạo: cần xác định rõ mục tiêu cụ thể là nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực có trình độ, năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu công việc, phục vụ cho sự phát triển của Cơng ty khơng chỉ hiện tại mà cịn trong tương lai.

Đối tượng đào tạo: đào tạo đúng người, đúng mục đích, đúng thời điểm, đảm bảo hiệu quả đào tạo và hiệu quả công việc của đơn vị khi lao động đảm nhiệm cơng việc đó đi đào tạo.

Do kinh phí có hạn nên để nâng cao chất lượng NNL thơng qua đào tạo thì đào tạo khơng nên dàn trải mà cần có sự ưu tiên về đối tượng. Những lao động làm cơng việc có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh như: cán bộ kỹ thuật, cơng nhân thủy nơng, cơng nhân vận hành thì cần được ưu tiên hơn để nâng cao năng suất, chất lượng công việc, đảm bảo phát triển sản xuất. Tiếp theo đó, đào tạo cần quan tâm đến những lao động giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo vì đây là lực lượng chính đề ra các định hướng, chính sách, tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến nhân sự. Chất lượng của lao động giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo mà thấp thì việc nâng cao chất lượng NNL tồn Cơng ty sẽ khó có được hiệu quả cao

Kế hoạch đào tạo: phải được xây dựng rõ ràng, cụ thể, việc thực hiện không làm ảnh hưởng đến hoạt động hiện tại và kế hoạch hoạt động trong tương lai của tổ chức. Chi phí đào tạo phải được tính tốn cụ thể, hạn chế tối đa phát sinh khi thực hiện.

Nội dung kiến thức đào tạo phải phù hợp với nhu cầu và mục đích, liên tục được cập nhật, đổi mới, bắt kịp xu thế chung. Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cũng cần chú ý đến đào tạo cho người lao động các kỹ năng cần thiết trong công việc như: kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tiếng Anh, tin học văn phòng,… Đây là những kỹ năng rất cần thiết đối với người lao động trong giai đoạn mở cửa hội nhập như hiện nay. Sau mỗi khóa đào tạo, Cơng ty cũng cần lấy ý kiến đánh giá, đóng góp của người lao động về nội dung, hình thức, cách thức, quy trình đào tạo để hiểu được người lao động cần gì và mong muốn gì về một chương trình đào tạo, làm cơ sở để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp các chương trình đào tạo lần sau.

Do kinh phí đào tạo có hạn, khơng thể chi trả tất cả các khoản chi phí phát sinh trong q trình đào tạo cho toàn bộ người lao động khi họ tham gia đào tạo, do đó, Cơng ty có thể xem xét chi trả tồn bộ chi phí khi tham gia đào tạo cho người lao động

có thành tích xuất sắc nhất trong q trình đào tạo. Điều này sẽ có tác động tích cực trong việc khích lệ người lao động học tập trong q trình tham gia đào tạo.

Sử dụng lao động sau đào tạo: sau khi kết thúc đào tạo, cần sắp xếp, bố trí những lao động đó vào những vị trí cơng việc phù hợp, liên quan đến kiến thức mà họ được đào tạo. Điều này vừa giúp người lao động áp dụng được kiến thức vừa học vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả làm việc, vừa có tác dụng khuyến khích người lao động đi đào tạo nâng cao trình độ vì họ thấy kiến thức mình học được được sử dụng trong cơng việc, việc học là có ích.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực tại công ty TNHH vật tƣ khoa học nam việt (Trang 43 - 44)