Chế độ tài chính và vốn của công ty TNHH một thành viên

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp quản trị kênh phân phối sản phẩm sơn jotun của công ty TNHH thƣơng mại và đầu tƣ xây dựng sơn việt (Trang 39 - 43)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Phân tích thực trạng quy phạm pháp luật điều chỉnh về công ty TNHH một

2.2.3. Chế độ tài chính và vốn của công ty TNHH một thành viên

Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên là số vốn do chủ sở hữu cơng ty góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi trong Điều lệ công ty. Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên bao gồm vốn của chủ sở hữu đầu tư tại thời điểm thành lập công ty; vốn được bổ sung từ phần lợi nhuận sau thuế của công ty; vốn do chủ sở hữu công ty bổ sung cho cơng ty trong q trình hoạt động kinh doanh.

Ngồi ra, đối với cơng ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước, vốn điều lệ còn được bổ sung theo quy định của Nhà nước và coi như của Ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phiếu ra thị trường để công khai huy động vốn trong công chúng. Khi thành lập công ty, chủ sở hữu cơng ty phải cam kết góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, trường hợp khơng góp đủ số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác do khơng góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết. Chủ sở hữu công ty không trực tiếp rút một phần hoặc tồn bộ số vốn đã góp vào cơng ty mà chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Trường hợp chủ sở hữu cơng ty rút vốn đã góp ra khỏi cơng ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Về việc định giá tài sản góp vốn hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc định giá đối với một số tài sản đặc thù như quyền sở hữu trí tuệ. Việc định giá tài sản góp vốn chính xác sẽ góp phần quan trọng trong việc xác định vốn điều lệ của cơng ty trong suốt q trình thành lập và hoạt động. Cịn đối với chủ nợ cơng ty, việc định giá chính xác tài sản góp vốn sẽ đảm bảo được quyền lợi của các chủ nợ. Bởi vì tài sản khi được đem góp vốn sẽ thuộc sở hữu của công ty, nằm trong khối tài sản công ty và được dùng để đảm bảo cho các khoản nợ của công ty. Nếu tài sản được định giá cao hơn so với giá trị thực tế, các chủ nợ sẽ bị thiệt hại do giá trị tài sản đảm bảo không tương xứng với giá trị của nghĩa vụ mà công ty phải thực hiện. Việc quy định chủ thể là người đại diện theo pháp luật công ty phải chịu trách nhiệm liên đới khi tài sản góp vốn được xác định cao hơn so với giá trị thực nếu việc góp vốn diễn ra trong q trình cơng ty đang hoạt động có nhiều điểm khơng hợp lý. Thứ hai, về thời hạn góp vốn: Khoản 1 Điều 76 quy định rất chung chung Chủ sở hữu cơng ty có nghĩa vụ “góp đấy đủ và đúng hạn vốn điều lệ cơng ty” nhưng Khoản 3, Điều 6, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP lại quy định “Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên góp vốn vào doanh nghiệp là khơng được q 36 tháng kể từ ngày công ty được cấp đăng ký kinh doanh”. Thời hạn này khác với công ty cổ phần là 90 ngày và của công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên, trong trường hợp “thay đổi thành viên thì có thể lên đến 72 tháng” . Với 3 mốc góp vốn khơng có sự thống nhất giữa các cơng ty

và đặc biệt là việc quy định thời hạn góp vốn quá dài như vậy đã dẫn đến thực trạng hiện nay là công ty TNHH một thành viên được thành lập rất nhiều, nhưng hoạt động thì lại rất kém vì khơng có vốn, cũng từ đó phát sinh nhiều vấn đề tranh chấp nhưng hậu quả pháp lý là khơng có tài sản để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ. Mặt khác, việc góp vốn lại khơng được thể hiện cụ thể trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nên các đối tác làm ăn, các bạn hàng của nhau đều khơng thể biết được số vốn của doanh nghiệp, có doanh nghiệp ghi vốn điều lệ hàng trăm tỷ nhưng thực tế doanh nghiệp khơng có đồng nào, đây là ngun nhân dẫn đến phát sinh sự yếu kém của doanh nghiệp và tiềm ẩn rủi ro, tranh chấp. Trên thực tế đã có khơng ít cơng ty TNHH khơng trung thực trong việc góp vốn bằng cách lợi dụng kẽ hở để khai khống, khai ảo vốn điều lệ, tham gia các dự án, giao dịch có giá trị lớn, gây hậu quả nghiêm trọng.

Huy động, quản lý, sử dụng vốn:

Huy động vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam, ngoài số vốn do chủ sở hữu đầu tư, công ty TNHH một thành viên được quyền huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động kinh doanh. Cơng ty có trách nhiệm hồn trả số vốn đã huy động và lãi vay cho chủ nợ theo cam kết. Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ cơng ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;

Tăng, giảm vốn điều lệ

Theo Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2014, công ty TNHH một thành viên được giảm vốn điều lệ. Công ty tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng cách huy động thêm phần vốn góp của người khác thì cơng ty phải chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên. Việc quyết định sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty và tuân theo đúng quy định của pháp luật . Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cơng ty được giảm vốn điều lệ, hồn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của cơng ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi hoàn trả cho chủ sở hữu.

Chuyển nhượng vốn

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, việc chuyển nhượng vốn góp đối với cơng ty TNHH một thành viên không tự do và dễ dàng. Điều 75 quy định: Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi cơng ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác hoặc công ty kết nạp thêm thành viên mới, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng, tặng cho hoặc kết nạp thành viên mới.

Trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản thì người nhận chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu sẽ trở thành chủ sở hữu hoặc thành viên công ty. Cơng ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tương ứng và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.Việc chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ vốn điều lệ của cơng ty phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp tán thành.

Quản lý, sử dụng vốn trong quá trình hoạt động

Công ty được quyền thay đổi cơ cấu tài sản cũng như các loại vốn phục vụ cho việc phát triển kinh doanh có hiệu quả cao. Đồng thời với việc sử dụng vốn và tài sản để phát triển kinh doanh, công ty được quyền sử dụng vốn để đầu tư ra bên ngồi nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Hơn nữa, việc đầu tư vốn ra bên ngồi cịn với mục đích phân tán, giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. Một số hình thức đầu tư vốn ra bên ngồi như góp vốn liên doanh, nhận chuyển nhượng vốn đầu tư của các nhà đầu tư khác, góp vốn thành lập cơng ty TNHH, công ty cổ phần v.v.. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên phải xem xét cân nhắc chiến lược kinh doanh để đảm bảo an toàn về vốn, đảm bảo các nguyên tắc về quản lý và sử dụng vốn. Chủ sở hữu công ty không được

rút lợi nhuận khi cơng ty khơng thanh tốn đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả, đảm bảo quyền lợi cho người có liên quan đến cơng ty như các chủ nợ, khách hàng theo các hợp đồng đã ký kết và theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp quản trị kênh phân phối sản phẩm sơn jotun của công ty TNHH thƣơng mại và đầu tƣ xây dựng sơn việt (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)