7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp quản trị kênh phân phối sản phẩm sơn Jotun của
công ty TNHH Thương Mại và Đầu Tư xây dựng Sơn Việt
3.1.1 Dự báo phát triển của ngành Sơn và của công ty Sơn Việt
Dự báo phát triển ngành Sơn:
Mặc dù kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng nhưng vài năm trở lại đây, ngành công nghiệp sơn của Việt Nam vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng.
“Có sự gia tăng nhu cầu về sơn trang trí, chủ yếu do sự phát triển của lĩnh vực xây dựng và mức tiêu dùng ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu trong xã hội”, đó là phát biểu của ơng Choong Li Jiun, chuyên gia tư vấn đến từ cơng ty phân tích thị trường Frost & Sullivan. Số liệu theo Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam (VPIA) cũng chỉ ra rằng, tính riêng về lượng, sau sơn trang trí là sơn gỗ chiếm 14,5%; sơn tàu biển và bảo vệ 8%; sơn tĩnh điện 4,5%; sơn tấm lợp (coil) 4%; sơn và chất phủ bề mặt khác khoảng 3%. Một lĩnh vực khác cũng góp phần làm tăng nhu cầu sơn đó là sơn xe máy với sự gia tăng về số lượng của xe mô tô và xe gắn máy sản xuất và lắp ráp trong nước.
Cũng theo VPIA, nếu chia theo địa lý thì miền Nam chiếm 50% lượng tiêu thụ, trong khi miền Trung và miền Bắc lần lượt là 15% và 35%. Điều đó giải thích vì sao trong tổng số 210 đơn vị sản xuất sơn và chất phủ bề mặt ở Việt Nam có tới 134 là ở miền Nam, trong đó có đến 121 đơn vị chun sản xuất sơn trang trí. Một trong số đó được kỳ vọng sẽ là công ty trong nước chiếm thị phần lớn, nhưng trên thực tế các công ty xuyên quốc gia mới là người có được thị phần lớn nhất, ước tính vào khoảng 50%, và người khổng lồ Akzo Nobel (Hà Lan) chiếm vị trí đầu bảng.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, VPIA cho rằng các doanh nghiệp trong nước cần hướng đến những sản phẩm sơn thân thiện với môi trường. Điều này cũng đã được các công ty xuyên quốc gia chú ý.
Dự báo phát triển của công ty Sơn Việt:
Nhờ mặt bằng tăng trưởng chung của ngành cơng nghiệp Sơn, cơng ty cũng sẽ có được những bước tiến nhất định với lĩnh vực kinh doanh của mình. Sự gia tăng nhu
cầu Sơn trang trí kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm sơn Jotun của công ty. Càng ngày nhu cầu xây dựng càng tăng khiến cho thị trường Sơn trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp như công ty TNHH Sơn Việt.
Thời gian tới, cơng ty sẽ có tiềm năng mở rộng thị trường của mình nhờ những cơ hội mà ngành Sơn tạo ra cho doanh nghiệp, nếu biết nắm bắt cơ hội thị trường Hà Nội sẽ là phân đoạn thị trường hấp dẫn của công ty.
3.1.2 Định hướng quản trị kênh phân phối của công ty trong thời gian tới
Công ty tiếp tục phát huy những thành công đạt được trong việc quản lý kênh phân phối và tiếp tục hoàn thiện kênh với các chính sách, biện pháp bám sát thực tế hơn. Công ty đưa ra một số định hướng phát triển kênh phân phối sau:
- Nâng cao thương hiệu của sản phẩm.
- Tuyển chọn kĩ lưỡng các đại lí và loại bỏ các đại lí khơng đáp ứng u cầu. - Thúc đẩy động lực các đại lý để họ tích cực bán sản phẩm sơn Jotun. Bằng cách tổ chức các đợt khuyến mãi cho đại lý, khuyến khích họ nhập nhiều sản phẩm của công ty, đưa ra chỉ tiêu tối thiểu dựa vào tiềm năng thị trường, từ đó tạo sức ép để họ bán hàng công ty, giảm sự tập trung của họ cho các sản phẩm của hãng khác. Cần cân nhắc mức chiết khấu so với đối thủ cạnh tranh để có được sự hợp tác của các đại lý, các nhà bán buôn…
- Thay đổi nhận thức của các đại lý. Nhất là các cửa hàng bán vật liệu xây dựng, tiếng nói của họ rất có uy tín đối với người tiêu dùng.
3.2 Các đề xuất, hoàn thiện quản trị kênh phân phối sản phẩm sơn Jotun của công ty TNHH Thương Mại và Đầu Tư xây dựng Sơn Việt trên thị trường Hà Nội.