Về đề tài ngắm trăng và phân tích hai câu đầu

Một phần của tài liệu Giáo án dạy hè lớp 8 (Trang 27)

- Nét độc đáo của nghệ thuật truyện này là hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần

1. Về đề tài ngắm trăng và phân tích hai câu đầu

- Vọng nguyệt (hay « khán minh nguyệt, đối nguyệt »), tức là « ngắm trăng », là một thi đề phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu ra uống trước hoa để thưởng trăng ; như thế cuộc thưởng trăng mới mười phần mĩ mãn, thú vị.

Khi chén rượu, khi cuộc cờ Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên

( Nguyễn Du – TK)

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén

(Nguyễn Trãi)

. Trước cảnh đêm trăng đẹp, Người khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc không có rượu và hoa. Việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù khắc nghiệt đã cho thấy người tù ấy không hề vướng bận bởi gánh nặng về vật chất, tâm hồn vẫn tự do ung dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp.

Nhưng vì sao câu thơ thứ hai lại có một chút bối rối đọng lại trong ba chữ « nại nhược hà » của nguyên tác ? « Nại nhược hà » là biết làm thế nào ?Cả câu thơ « đối thử lương tiêu nại nhược hà ?» có nghĩa là trước cảnh đẹp đẽ, trong lành đêm nay biết làm thế nào ? Tác giả dịch thành « cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ » là đã bỏ đi cái xốn xang bối rối rất nghệ sĩ của Bác được thể hiện ở lời tự hỏi « nại nhược hà » ( biết làm thế nào). Dịch là « khó hững hờ » thì thấy nhân vật trữ tình có vẻ bình thản, hững hờ chứ không rung cảm mạnh mẽ như trong thơ chữ Hán. Đây là một tâm hồn nghệ sĩ đích thực nên mới bối rối vì « trong tù không rượu cũng không hoa » để đón trăng bởi Người rất yêu trăng, và hơn thế

nữa, còn coi trăng như người bạn tri âm tri kỉ ? Đón một người bạn như thế mà không có rưọu và hoa theo phong cách tao nhã của thi nhân muôn đời Phương Đông thì coi sao tiện ? Trong tù, thiếu thốn mọi bề, làm sao có rưọu, có hoa được ? Người thừa biết điều ấy nhưng vẫn nhắc đến trong câu thơ với hai lần nhấn mạnh chữ « không » như một lời tạ lỗi với trăng, với người bạn tâm tình mà Người rất yêu quý và trân trọng. Đó là cái bối rối, băn khoăn rất nghệ sĩ của nhà thơ càng bộc lộ một bản lĩnh vững vàng của con người, bất chấp cái gian khổ của đời sống ngục tù để giữ nguyên vẹn một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, luôn biết yêu và rung động với mọi cái đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc đời.

Một phần của tài liệu Giáo án dạy hè lớp 8 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w