a. Tác động tích cực:
- Tăng nguồn cung vốn: Nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK Việt Nam đóng góp
phần đáng kể vào tỷ lệ sở hữu trong các công ty cổ phần Việt Nam và nắm giữ khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành, góp phần tạo tính thanh khoản trên thị trường. Cùng với việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lược, các công ty đã tăng vốn điều lệ lên rất nhiều: CTCK Hướng Việt tăng từ 30 tỉ lên 200 tỉ đồng, Âu Lạc tăng từ 50 tỉ lên 100 tỉ đồng, Nhấp vả Gọi tăng từ 30 tỉ lên 135 tỉ đồng…
- Khả năng tiếp cận và sử dụng các công nghệ hiện đại. Các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới đầu tư vào các công ty chứng khoán Việt Nam, đi theo đó là việc áp dụng những công nghệ và cách quản lý hiện đại đang được áp dụng ở các nước phát triển trên thế giới.
- Học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia chuyên nghiệp trên thế giới.
- Phát triển các dịch vụ.
- Tăng áp lực cạnh tranh đối với các công ty chứng khoán.
- Thêm sự lựa chọn cho các nhà đầu tư.
b. Tác động tiêu cực
Việc các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các công ty chứng khoán trong nước làm tăng sự cạnh tranh, làm cho các công ty chứng khoán trong nước khó khăn hơn trong hoạt động. Phải cạnh tranh với những công ty giàu kinh nghiệm và vốn lớn của những tổ chức tài chính nước ngoài làm tăng nguy cơ giảm thị phần, thua lỗ và phá sản đối với các CTCK Việt Nam.
2.4 Hoạt động của các quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ đầu tư ở Việt Nam 2.4.1 Giai đoạn từ năm 1991 - 2000
Đầu tư gián tiếp bắt đầu vào Việt Nam kể từ năm 1991 với sự xuất hiện của Quỹ Vietnam Fund (thành lập năm 1991) với số vốn 54,3 triệu USD. Vietnam Investment Fund (thành lập năm 1992) với số vốn 90 triệu USD, Beta Vietnam Fund (thành lập năm 1993) với số vốn 71 triệu USD, Vietnam Frontier Fund (thành lập năm 1994) với số vốn 67 triệu USD, Templeton Vietnam Opportunities Fund (thành lập năm 1994) với số vốn 117 triệu USD, Vietnam Lazad Fund (thành lập năm 1994) với số vốn 58,8 triệu USD, Vietnam Enterprise Investment Fund (thành lập năm 1995) với số vốn 35 triệu USD. Tính đến trước khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997-1998, ở Việt Nam có tổng cộng 7 quỹ quản lý đầu tư với tổng số vốn ước khoảng 400 triệu USD. Trong năm 1996 và 1997, có 3 trong số 7 quỹ trên thông báo đóng cửa, giá tài sản của 4 quỹ còn lại giảm tới 44% - 48% so với giá trị tài sản thực tế ban đầu.
Lý do khiến các quỹ đầu tư vào Việt Nam còn ít, manh mún là trong giai đoạn này Việt Nam còn thiếu những cơ sở cần thiết nhất cho thị trường đầu tư. Từ năm 1992 đến năm 1998, chỉ có 38 doanh nghiệp tư nhân được thành lập và 128 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. Sau khi bị tác động nặng nề từ khủng hoảng tài chính châu Á, tổng số vốn đầu tư gián tiếp rút khỏi Việt Nam lên tới 250 triệu USD. Trong thời điểm này, Việt Nam không thu hút được thêm một quỹ đầu tư nào mới. Đầu tư gián tiếp vào Việt Nam được coi như là tắc nghẽn, không đem lại đóng góp quan trọng trong chiến lược huy động vốn cho phát triển kinh tế ở Việt Nam.
2.4.2 Giai đoạn 2000 đến nay.
Kể từ cuối năm 2001 - thời điểm Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực và sau Quyết định 36/2003/Q Đ-TTg, nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bắt đầu đổ vào Việt Nam với khối lượng lớn. Tính từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2005, đã có thêm 13 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập ở Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 1 tỷ USD. Trong đó có các quỹ tên tuổi như Dragon Capital, Vina Capital, Mekong Capital, Indochina Capital, Prudential, Vietnam Enterprise Investment Fund, Vietnam Growth Fund, Vietnam Emeging Equity Fund, Mekong Enterprise Fund, IDG Ventures Vietnam (xem bảng 1).
Bảng 1: Các quỹ đầu tư nước ngoài chủ yếu ở Việt Nam Tên quỹ/công ty quản
lý quỹ
Năm thành lập
Tổng số vốn
(triệu USD) Lĩnh vực hoạt động
Vietnam Fund 1991 54,3 Đóng cửa năm 2001
Vietnam Investment Fund 1992 90,0 Giảm vốn Templetion Vietnam Opportunities Fund 1994 117,0 Đóng cửa năm 1997
Vietnam Lazard Fund 1994 58,8 Đóng cửa năm 1997
Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL)
1995 35,0
Đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản, tiêu dung
Dragon Capital
2003 1.000,0 Đầu tư chứng khoán, kinh
doanh tài nguyên thiên nhiên Vina Capital
2003 1.800,0
Bất động sản, cơ sở hạ tầng (năng lượng, vận tải, nước, viễn thông), đầu tư công nghệ Mekong Capital
2002 18,5
Đầu tư cho các công ty tư nhân trong lĩnh vực sản xuất, phân phối, quảng gá thương hiệu
Indochina Capital 2001 1.000,0 Địa ốc, chứng khoán
Vietnam Opportunity Fund (VOF) 2003 171,0 Dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng, bất động sản, du lịch, cơ sở hạ tầng, công nghệ. Mekong Enterprise Fund (MEF) 2002 18,5
Chứng khoán, doanh nghiệp.
IDG Ventures Vietnam 2004 100,0 Công nghệ cao và media
(thông tin, viễn thông, Internet, truyền thông, công
nghệ sinh học).
PXP Vietnam Fund 2005 25,8 Chứng khoán
Vietnam Emerging
Equity Fund (VEEF) 2005 15,9
Chứng khoán, doanh nghiệp
Prudential
2006 500,0 Trái phiếu chính phủ, chứng
khoán, tài sản vốn. Vietnam Dragon Fund
(VDF)
2006 35,0
Tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bưu chính viễn thông, du lịch, khai thác khoáng sản, hàng tiêu dùng.
Vietnam Emerging
Market Fund (VEMF) 2007 71,3
Chứng khoán, doanh nghiệp
VAM Vietnam Strategic
Fund, Ltd (VVSF) 2007
Chứng khoán, doanh nghiệp
HLG Vietnam Fund
(HLVF) 2008
Chứng khoán, doanh nghiệp
HS-VAM Vietnam Index Linked Fund (VILF)
2008
Chứng khoán
Hong Leong Vietnam
Strategic Fund (HLSF) 2010
Chứng khoán
(Nguồn: Theo thống kê của tác giả từ tin tức của Bộ Ngoại giao và các tin tức khác trên các sách báo, tạp chí…)
Điều đáng nói ở đây là kể từ năm 2001 đến năm 2005, các quỹ đầu tư chủ yếu ở Việt Nam có số vốn nhỏ hơn rất nhiều so với giai đoạn 1991-1995 (chỉ bằng 1/4). Các nhà đầu tư này thường tập trung đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài rất ít đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam. Lý do chủ yếu là một số ngành nghề đòi hỏi công nghệ cao của Việt Nam chưa được phép gọi vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn như ngành quản lý tài sản, dịch vụ định giá doanh nghiệp, định mức tín nhiệm, dịch vụ mua bán nợ, tư vấn kiến trúc đô thị, phát triển nguồn nhân lực, tư vấn phát triển cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường… Nhiều ngành nghề
đòi hỏi vốn lớn như điện, nước, sản xuất thép, phát triển cơ sở hạ tầng… cũng chưa nằm trong danh mục ngành nghề được bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Số lượng công ty quản lý quỹ gia tăng nhanh kể từ năm 2006 trở lại đây (năm 2005 mới chỉ có 6 công ty quản lý quỹ thì đến cuối 2009 đã có 47 công ty được cấp phép hoạt động). Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của các Công ty quản lý quỹ là không đồng đều và đang có sự phân hóa rõ rệt. Hiện nay, mới chỉ có 33/46 Công ty đã triển khai hoạt động quản lý tài sản, trong đó, mới có 14 công ty huy động được quỹ.
Trong ba năm 2008-2010, có một số quỹ mới đã được thành lập ở Việt Nam như Quỹ HLG Vietnam Fund (HLVF), Quỹ đầu tư HS-VAM Vietnam Index Linked Fund (VILF), Quỹ Hong Leong Vietnam Strategic Fund (HLSF)… Ngoài ra, các nhà đầu tư lớn trên thế giới như Merrill Lynch, Morgan Stanles, Goldman Sachs, JP Morgan Chase… cũng đang quan tâm đến việc đầu tư lâu dài ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, mặc dù FPI vào Việt Nam có xu hướng giảm do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn dự đoán được tiềm năng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, do vậy vẫn tiếp tục quan tâm đầu tư vào Việt Nam.
Trong số những nhà đầu tư gián tiếp, Mỹ là đối tác tiềm năng nhất, chiếm tới 50% tổng số vốn đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Các nhà đầu tư Mỹ gia tăng nguồn vốn đầu tư gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư nước ngoài. Kể từ khi ký kết Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ cho đến giữa năm 2006, đầu tư gián tiếp của Mỹ vào Việt Nam ước khoảng 1 tỷ USD. Có tới 1/3 đến 1/2 các khoản tiền luân chuyển qua các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là của người Mỹ. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nguồn vốn gián tiếp của Mỹ thường thông qua các quỹ đầu tư lớn như Indochina Capital, Vietnam Partners, Dragon Capital, IDG… Bên cạnh Mỹ, có các nhà đầu tư quan trọng khác tại Việt Nam là Pháp (Quỹ Finansa với số vốn 18 triệu USD), Đức (Quỹ DIG 100 triệu USD), Hàn Quốc (Korean Investment Trust Management với số vốn 50 triệu USD)… Hiện có khoảng 20 quỹ đang tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán VN, trong đó có các quỹ lớn thuộc các công ty quản lý VinaCapital và Dragon Capital như Vietnam Opportunity Fund (VOF), Vietnam Infrastructure Ltd (VNI), Vietnam Growth Fund (VGF), Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL) và Vietnam Dragon Fund (VDF).
2.4.3 Một số công ty Quản lý quỹ chủ yếu a. Dragon Capital
Dragon Capital là điển hình về sự kiên trì “bám trụ” ở VN. Đây là công ty quản lý quỹ thành lập ở Anh năm 1994. Năm 1997-1998, khi cuộc khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra, nhiều quỹ đầu tư đã ra đi. Nhưng Dragon Capital thì ở lại, và đã thành công. Dragon Capital lập Quỹ Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) năm 1995. Đây là quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản hiện nay ước tính khoảng 1 tỷ USD. Năm 2003, Dragon Capital liên doanh với Sacombank để thành lập VietFund Mangagement (VFM), công ty quản lý quỹ đầu tiên tại Việt Nam. Hiện VFM đang quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1).
Cuối năm 2004, Dragon Capital lại thành lập quỹ thứ hai tại Việt Nam là Vietnam Growth Fund Limited (VGF) hiện có tổng vốn 500 triệu USD. Sang năm 2005, Dragon lập thêm quỹ Vietnam Dragon Fund Limited (VDF) có tài sản hiện tại là 340 triệu USD. Quỹ đầu tư mới nhất của hãng này là Vietnam Resource Investment (Holdings) Limited (VRI), từ 2007. Đây là quỹ đầu tiên đầu tư vào các công ty kinh doanh về tài nguyên thiên nhiên.
Hiện Dragon Capital đang quản lý 5 quỹ là VEIL, VGF, VDeF, VPF và VRI. Trong đó 2 quỹ lớn nhất là VEIL, VGF chuyên về đầu tư cổ phiếu.
b. VinaCapital
Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng 11/2003 với việc ra đời quĩ đầu tư tư nhân Vietnam Opportunity Fund (VOF). VOF là quĩ do một số tổ chức tài chính lớn thành lập để đầu tư vào Việt Nam, trong đó ông Robert Knapp, Giám đốc quĩ Millennium Partners (là quĩ đầu tư lớn tại Mỹ với số vốn 4 tỷ USD), có tỉ lệ góp vốn lớn nhất.
Từ giữa năm 2006, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital khai trương Quỹ bất động sản VinaLand, nhưng số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài góp vào quỹ đã lên tới 65 triệu đô la Mỹ, vượt mức dự kiến 15 triệu đô la Mỹ. Ngoài VinaLand, VinaCapital đang nỗ lực
giải ngân nốt số tiền còn lại chừng 50 triệu đô la Mỹ trong tổng số 171 triệu đô la Mỹ của Quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) với hướng đầu tư chính của VOF tiếp tục là cổ phiếu OTC và địa ốc.
Ngay từ đầu năm 2007, VinaCapital đã lên kế hoạch thành lập mới một quỹ đầu tư bất động sản với tổng vốn đầu tư lên tới 200 triệu USD. Ngày 5/7/2007, Vina Captial đã chính thức đưa Quỹ Cơ sở hạ tầng Việt Nam (Vietnam Infrastructure Limited – VIL) lên niêm yết trên sàn chứng khoán thứ cấp London (Alternative Investment Market – AIM). Đây là quỹ đầu tiên giao dịch trên thị trường AIM tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng cơ sở then chốt của Việt Nam, bao gồm năng lượng, vận tải, nước và viễn thông. Sự kiện này đã nâng số quỹ đầu tư mà Vina Capital mở tại Việt Nam lên thành bốn quỹ với tổng số vốn đầu tư gián tiếp đã thu hút vào Việt Nam lên tới 1,8 tỷ USD.
VinaCapital cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty công nghệ. Công ty quản lý quỹ này đã liên doanh với Tập đoàn Draper Fisher Jurveton - tập đoàn đầu tư mạo hiểm với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD để lập quỹ đầu tư DFJ VinaCapital với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu USD.
Hiện tại, VinaCapital đang quản lý 4 quỹ đầu tư đang hoạt động đầu tư tại Việt Nam là Vietnam Opportunity Fund - VOF, VinaLand - VNL, Vietnam Infrastructure - VNI và DFJV.
c. Mekong Capital
Mekong Capital là công ty quản lý quỹ đầu tư tập trung vào Việt Nam do các cá nhân có kinh nghiệm về mảng quản lý đầu tư cả ở Việt Nam và quốc tế thành lập năm 2001. Phần lớn các vị trí cao cấp trong công ty là do người Việt Nam nắm giữ và cũng là cổ đông của công ty.
Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 2002 tại Việt Nam với việc thành lập Quỹ đầu tư Mekong Enterprise Fund đầu (tổng vốn đầu tư 18,5 triệu USD). Mekong Capital chọn những công ty thuộc khu vực tư nhân ở các địa phương với quy mô nhỏ làm đối tác. Đến
nay, quỹ đã đầu tư hết vào 10 công ty Việt Nam như Công ty Xây dựng và Kiến trúc AA, Công ty tin học Lạc Việt, Công ty nhựa Tân Đại Hưng, Công ty gỗ Đức Thành.
Ngày 5/6/2006, công ty đã chính thức khai trương quỹ đầu tư cổ phần thứ 2 (Mekong Enterprise Fund II) tại TP.HCM. Quỹ có tổng vốn 50 triệu USD, tập trung đầu tư vào các công ty tư nhân Việt Nam phục vụ cho thị trường trong nước, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối và quảng bá thương hiệu (vốn đầu tư trung bình cho mỗi dự án là 3 triệu USD).
Cũng từ giữa năm 2006, Công ty đã đẩy mạnh đầu tư gần hết số vốn 18,5 triệu đô la Mỹ của Mekong Enterprise Fund vào các doanh nghiệp cổ phần. Mekong Capital hiện đang quản lý 3 quỹ đầu tư với tổng vốn ban đầu gần 133 triệu đô la Mỹ. Công ty đang trong quá trình huy động để đưa ra quỹ thứ 4 trong năm nay. Một số công ty nằm trong danh mục đầu tư của Mekong Capital là Thế giới di động, hệ thống trường Quốc tế Việt Úc, Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang…
d. Indochina Capital
Indochina Capital đã hoạt động ở Việt Nam 15 năm. Trong 15 năm qua, công ty đã tiến hành đầu tư 1 tỷ USD vào các dự án địa ốc, trong đó tiêu biểu là các dự án như Khách sạn Furama (Đà Nẵng), Saigon Center (Tp.HCM)... và nhiều dự án địa ốc khác do công ty đầu tư chính; và góp vốn chung với một công ty khác đầu tư dự án khu du lịch Nam Hải (Đà Nẵng).
Ngoài lĩnh vực bất động sản, công ty còn đầu tư vào thị trường chứng khoán kể từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu mở cửa cho đến nay và tổng cộng công ty đã đầu tư khoảng 50 triệu USD vào thị trường chứng khoán. Hiện công ty đang quản lý số vốn khá lớn của các tổ chức tài chính và các cá nhân nhà đầu tư nước ngoài.
Năm 2006, Indochina Capital cũng đã thành lập hai quỹ, một địa ốc với 42 triệu đô la Mỹ và một quỹ chứng khoán với 50 triệu đô la Mỹ. Để phục vụ cho mục tiêu lâu dài trên thị trường Việt Nam, Indochina Capital đã thành lập Quỹ Indochina Capital Holding Limited và thực hiện đợt phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán London với
quy mô ban đầu là 500 triệu USD (3/2007). Sự kiện này ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài và trong đợt phát hành lần đầu Indochina Capital Vietnam Holding Limited dự định thu hút khoảng 300-350 triệu USD nhưng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư và đạt được con số 500 triệu USD. Năm 2011 Indochina Capital đã huy động thành công 50 triệu USD từ Cơ quan đầu tư và khu vực tư nhân ở nước ngoài của Chính phủ Hoa Kỳ (OPIC) tài trợ, và chính thức ra mắt Quỹ đầu