Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Qua quá trình phân tích ở trên chúng ta thấy rằng: trong giai đoạn 1996 - 2001, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai diễn biến theo xu hướng trái ngược nhau. Trong khi, cán cân tài khoản vãng lai được cải thiện thì cán cân ngân sách lại có xu hướng ngày càng trầm trọng hơn.
4.2. Mối quan hệ giữa cán ngân sách và cán cân tài khoản vãng lai ở Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006
Vào năm 2004 sau thời gian tăng trưởng nóng của nền kinh tế, nước ta bắt đầu tồn tại dấu hiệu lạm phát vượt khỏi tầm kiểm sốt. Do đó, để kiềm chế lạm phát
chính phủ sử dụng các cơng cụ tài chính để điều chỉnh như: tiết kiệm chi tiêu chính phủ, cắt giảm chi phí sản xuất, hạn chế các mặt hàng do Nhà nước quản lý, hạn chế điều chỉnh lương tối thiểu … Mặt khác, chính phủ chỉ áp dụng điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà không áp dụng thêm cơng cụ nào khác của chính sách tiền tệ.
Trong năm 2005, Việt Nam lần đầu tiên phát hành 750 triệu USD cơng trái chính phủ ra thị trường thế giới. Điều này góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên thị trường thế giới và góp phần cải thiện thâm hụt ngân sách. Đồng thời tác động tích cực đến nền kinh tế trong nước.
Vào cuối năm 2005, Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật quan trọng góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh, trong đó Luật Đầu tư (chung) và Luật Doanh nghiệp ( thống nhất) đóng vai trị quan trọng. Điều này có tác động tích cực đối với nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh đó nước ta cũng ký kết các hiệp định song phương và đa phương trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Tất cả những điều này góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách mạnh mẽ.
Dưới những nổ lực của chính phủ trong tiến trình hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể. Đáp lại những cải cách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngồi của chính phủ, FDI khơng ngừng gia tăng và có những đóng góp đáng kể, khẳng định vai trị của mình trong tiến trình hội nhập. Năm 2005, Khu vực FDI đóng góp 15,9% GDP, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chiếm 57,4% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, nộp ngân sách chiếm 12% trong tổng thu ngân sách. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 tăng rất mạnh, tăng 21,6% so với năm 2004 và cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 – 2004 (17.8%).
Tất cả những thành tựu đạt được vào năm 2005 đã có những đóng góp đáng kể vào GDP của Việt Nam. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 8,4% cao hơn cả 7,8% vào năm 2004. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 7 năm qua kể từ năm 1997. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á chỉ đứng hàng thứ hai sau Trung Quốc vào năm 2005.
Thâm hụt tài khoản vãng lai/GDP
0.00% -2.00%
Thâm hụt tài khoản vãng lai/GDP
-4.00% -6.00%
2002 2003 2004 2005 2006
Năm 2006, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn được duy trì ở mức cao nối tiếp thành quả mà năm 2005 mang lại. Dưới sự phục hồi của ngàng dệt may đã đóng góp đáng kể cho hoạt động xuất khẩu, trong 5 tháng đầu năm hoạt động xuất khẩu tăng 24%. Mặc dù, hoạt động nhập khẩu năm 2005 cũng gia tăng, chủ yếu là nhập khẩu máy móc trang thiết bị nhưng tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu lại giảm do giá thế giới đáng giảm đáng kể.
Những thành tựu do hoạt động xuất khẩu mang lại giai đoạn này chủ yếu do nhiều nguyên nhân gộp lại. Đầu tiên, sự phục hồi của nền kinh tế các nước Đông Nam Á sau cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á 1997 do đó nhu cầu nhập khẩu của các nước gia tăng, tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Vì thế, hoạt động xuất khẩu của nước ta gia tăng trong giai đoạn này chủ yếu là ở các nước ASEAN, Nhật Bản, Úc. Thứ hai, trong giai đoạn đầu 1996 – 2001 hoạt động xuất khẩu nước ta chỉ mới chập chững bước ra thị trường thế giới thì trong giai đoạn này các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã phần nào gây dựng thương hiệu và uy tín trên thị trường thế giới. Thứ hai, chính phủ thực hiện các chính sách nhằm cải thiện hoạt động xuất khẩu như: hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng đa dạng về hình thức và hiệu quả hơn, cơ chế điều hành xuất khẩu ngày càng thơng thống, vai trị quả lý của nhà nước cũng được nâng cao thể hiện ở việc kịp thời tháo gỡ những khó khăn tạo điều kiện tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu.