Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại của công ty cổ phần sản xuất và thương mại lam sơn (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 : TÓM TẮT LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI

2.4 Đánh giá chung

2.4.1 Thành công và thuận lợi

a. Thành công

Đầu tiên, công ty đã thành công trong việc xác định đúng đắn tập khách hàng mục tiêu cho mỗi chương trình xúc tiến, đối với mỗi tập khách hàng khác nhau thì cơng ty sẽ áp dụng các công cụ xúc tiến khác nhau. Công ty hướng vào tập khách hàng là các nhà thầu cơng trình, cửa hàng bán vật liệu xây dựng, cá nhân, hộ gia đình từ đó cơng ty xây dựng những chính sách kích cầu nhằm thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm của cơng ty.

Tiếp đó nhờ xác định đúng tập khách hàng mục tiêu, công ty đã đề ra các định hướng đúng đắn cho công ty, đề ra các mục tiêu phù hợp với quy mô, cơ cấu tổ chức, nguồn lực và sứ mạng đã đặt ra.

b. Thuận lợi

Điểm thuận lợi đầu tiên cho hoạt động sản xuất- kinh doanh của cơng ty CPSX & TM Lam Sơn đó là tại thị trường tỉnh Thanh Hóa là thị trường đặt cơ sở sản xuất- kinh doanh có nguồn nguyên liệu đất sét dồi dào tại các tỉnh Hà Trung, Hà Vân, thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên liệu; công ty sẽ tránh được tình trạng giá nguyên liệu tăng khi khan hiếm nguyên liệu hay khi nhu cầu tăng cao. Đây là một vấn đề chủ chốt trong hoạt động sản xuất của cơng ty.

Thứ hai, có càng nhiều cơng trình, dự án lớn, xây dựng tạo ra nhu cầu lớn đối với các sản phẩm của công ty. Việc trở thành nhà cung cấp ngạch xây dựng cho ai dự án lớn là nhà máy xi măng Long sơn và khu đơ thị mới Ba Đình- Bỉm Sơn là một cơ hội vơ cùng lớn đối với công ty. Công ty cần coi trọng, đưa ra những biệm pháp xúc tiến họp lý đối với các khách hàng lớn này.

Thứ ba, pháp luật trong lĩnh vực xây dựng đưa ra nhiều quy định góp phần ổn định các giao dịch, quá trình, hợp đồng và các yếu tố khác trong lĩnh vực xây dựng cũng là một trong những thuận lợi với hoạt động kinh doanh của công ty, tránh say ra những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh. Tại thị trường các tỉnh đang mở rộng kinh

33

doanh thì có điều kiện chính trị ổn định, tạo cơ hội cho việc gia nhập thị trường của công ty.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Bên cạnh những thành cơng đạt được thì phát triển hoạt động xúc tiến thương mại của công ty không tránh khỏi những hạn chế nhất định:

Thứ nhất, so với mục tiêu mở rộng thị trường đã đặt ra, công ty vẫn chưa thực sự đầu tư cho các công cụ XTTM. Hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán, bán hàng cá nhân mới chỉ bó hẹp trong khuôn khổ địa phương và chưa đa dạng, chưa được đầu tư và chưa được phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, hiệu quả. Có khoảng cách khá lớn trong việc đầu tư ngân sách giữa các công cụ qua các năm.

Thứ hai, các mục tiêu đã đặt ra mới chỉ là các mục tiêu ngắn hạn, được nhìn nhận trước mắt, cơng ty chưa có những mục tiêu trong tương lai để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Thứ ba, cơng ty chưa có nhiều hoạt động đánh giá sâu sau mỗi chương trình XTTM, chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các phòng ban trong khi thực hiện quy trình quản trị XTTM.

b. Nguyên nhân hạn chế

Thứ nhất, ngay từ ban đầu xây dựng khi kinh tế địa phương còn chưa phát triển và tác động của một đối thủ cạnh tranh rất mạnh đó là Viglacera Bỉm Sơn, cơng ty sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nền kinh tế địa phương và các đối thủ trước đó.

Thứ hai, cơng ty trong q trình thực hiện XTTM chưa có các bước rõ ràng, cụ thể và chưa có các đánh giá sâu sau khi thực hiện các chương trình xúc tiến này.

Thứ ba, công ty chưa nắm bắt được các yếu tô thị trường hiện tại và trong tương lai do đó chưa có những chiến lược xúc tiến trong dài hạn, chưa đánh giá được công cụ nào là hiệu quả nhất, chi ngân sách như thế nào cho hiệu quả, kế hoạch cụ thể khi thực hiện từng công cụ xúc tiến ra sao.

Thứ tư, hiện nay cơng ty vẫn chưa có phịng marketing riêng biệt, các hoạt động xúc tiến vẫn được tổ chức, thực thi bởi bộ phận kinh doanh trong khi bộ phận kinh doanh đã đảm nhiệm quá nhiều chức năng, mặt khác trong quá trình thực hiện các hoạt động XTTM thì các bộ phận trong cơng ty chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý; ngay các thành viên trong các bộ phận này cũng chưa có sự liên kết với nhau. Đây là tình trạng chung trong cơng ty.

34

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI

LAM SƠN.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) giải pháp hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại của công ty cổ phần sản xuất và thương mại lam sơn (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)