1.5.1 .Giao dịch quyền chọn mua
3.1. Các giải pháp nhằm phát triển công cụ Option vào TTCK
3.1.5. Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán
3.1.5.1. Cung cấp hàng hóa có chất lượng cao cho thị trường.
Việc tăng hàng hóa có chất lượng cao là rất cần thiết cho TTCK. Tuy nhiên, việc tăng này cần diễn ra một cách thận trọng, từng bước. Bản chất thị trường là nơi gặp gỡ cung - cầu. Giá cả hàng hoá do quan hệ cung - cầu quyết định, việc vội vã tăng cung trong khi khơng có một lượng cầu tương ứng có thể làm TTCK sụp đổ hoặc trầm lắng kéo dài. Ngồi ra, ngay cả khi đã có một lượng cầu tương ứng, thì lượng cầu này cũng chỉ tập trung vào những CP tốt. Việc nhiều CP đã đăng ký niêm yết 3, 4 năm nay mà vẫn chỉ có lượng giao dịch nhỏ bé, khơng hề được quan tâm, có mặt trên TTCK chỉ để… tượng trưng là bài học cần rút kinh nghiệm. Chính những doanh nghiệp yếu kém này đã và đang làm
xấu đi hình ảnh TTCK Việt Nam. Như vậy, khái niệm tăng cung cần được hiểu là tăng
cung có chất lượng. Những doanh nghiệp được xem xét niêm yết phải là những doanh nghiệp tốt nhất có thể. Những doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết, nhưng có chất lượng kém hơn sẽ được xem xét đưa lên niêm yết sau. Việc vội vã phát triển TTCK quá nhanh không chọn lọc có thể làm “ơ nhiễm” TTCK ngay từ đầu, trong khi với tiềm năng của nền kinh tế hiện tại, Việt Nam hồn tồn có thể tạo ra một thị trường với những doanh nghiệp rất tốt làm nền tảng.
3.1.5.2. Xây dựng lộ trình cổ phần hố và niêm yết các Tổng cơng ty nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài niêm yết.
Với nguyên tắc hoạt động trung gian, đấu giá, công khai và là nơi mà hoạt động mua bán chứng khoán diễn ra hàng ngày, hàng giờ. TTCK chính là cơ sở làm cho q
trình cổ phần hóa theo đúng pháp luật và phù hợp với tâm lý của NĐT. Chỉ có thơng qua TTCK, Nhà nước mới có thể thực hiện được cổ phần hóa đối với bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào. Mặt khác, nếu khơng có TTCK thì vốn đầu tư qua chứng khốn sẽ bị bất động và như vậy sẽ rất khó khăn trong việc phát hành. Mục tiêu chủ yếu của cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác là thu hút mọi nguồn vốn nhỏ lẻ trong dân chúng vào đầu tư.
Để nâng cao chất lượng chứng khốn niêm yết, chương trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước cần được đẩy mạnh, UBCKNN phối hợp với Cục Tài chính Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đưa các Tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có quy mơ lớn, làm ăn có hiệu quả trình Thủ tướng Chính phủ cho thí điểm thực hiện cổ phần hóa gắn với niêm yết. Chính phủ cần chỉ định và xây dựng một danh sách và lộ trình cổ phần hóa các tổng công ty nhà nước lớn thuộc các ngành mà Nhà nước không cần nắm giữ hoặc không cần chi phối, đồng thời ấn định một lộ trình niêm yết bắt buộc đối với các doanh nghiệp này để nhanh chóng nâng cao chất lượng và quy mơ của nguồn cung chứng khoán.
Chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thành cơng ty cổ phần và hướng dẫn các cơng ty đó niêm yết trên TTCK. Chính phủ cần có chính sách mở rộng thí điểm việc chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thành cơng ty cổ phần kết hợp với việc chào bán ra công chúng; tỷ lệ NĐT nước ngoài được nắm giữ trong doanh nghiệp này tương tự như tỉ lệ liên doanh. Tạo thuận lợi để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần cho các quỹ đầu tư. Các cơng ty nhà nước cổ phần hóa đã niêm yết và đăng ký trên TTCK chuẩn bị phương án bán bớt một tỷ lệ hợp lý cổ phần nhà nước. Mở rộng bán cổ phiếu qua TTCK, chào bán cổ phiếu của tất cả các doanh nghiệp cổ phần hóa ra cơng chúng qua TTCK.
3.1.5.3. Cải tiến các phương thức phát hành trái phiếu, tạo sức hấp dẫn cho trái phiếu.
Thị trường cổ phiếu phát triển đến đâu thì Chính phủ cũng nên quan tâm đến sự phát triển của thị trường trái phiếu. Điều này đáp ứng phần lớn nhu cầu của các NĐT muốn tham gia thị trường nhưng ngại rủi ro, xem mức độ an tồn của chứng khốn là yếu tố quyết định sự lựa chọn của chính mình. Do đó, cần cải tiến phương pháp phát hành trái
phiếu Chính phủ, tăng cường phát hành theo phương pháp đấu thầu, đa dạng hóa các kỳ hạn của trái phiếu Chính phủ, triển khai phát hành trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển, trái phiếu địa phương, trái phiếu cơng trình, đơ thị lên niêm yết và giao dịch trên TTCK. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát hành theo lịch biểu nhằm cung cấp đều đặn khối lượng trái phiếu cho TTCK.
3.1.5.4. Sử dụng các công cụ về thuế, chính sách ưu đãi để khuyến khích các
cơng ty tham gia niêm yết trên TTCK.
Áp dụng các ưu đãi cho cho các đối tượng sắp tham gia vào thị trường bằng công cụ về thuế, về các chính sách ưu đãi khác nhằm tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp này tham gia thị trường Tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân nói riêng và các doanh nghiệp niêm yết nói chung bằng cách gia hạn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp khi niêm yết Nhà nước muốn có nguồn thu ngân sách lớn thì phải kích thích cho TTCK phát triển vì đây là nơi tạo ra nguồn thu lớn cho Ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, UBCK Nhà nước cũng tạo môi trường thơng thống cho các doanh nghiệp sắp niêm yết trên sàn, hạn chế tối đa các thủ tục rườm rà, không cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp tham vào thị trường một cách dễ dàng hơn. Áp dụng các chính sách ưu đãi cho tất cả các NĐT, không phân biệt là tổ chức hay cá nhân, doanh nghiệp nhà nước hay các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác với mục đích là làm cho thị trường ngày càng phát triển.
3.1.5.5. Giải pháp kích thích TTCK phát triển ổn định.
Nhằm kích thích cho thị trường chứng koán phát triển ổn định, chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:
- Chính phủ cần phát hành chứng khoán thời hạn dài từ 10 năm trở lên, nhưng lãi suất quy định theo từng giai đoạn mỗi 2 năm một lần theo nguyên tắc đảm bảo cho NĐT khơng bị thiệt thịi hơn gửi tiết kiệm 24 tháng cùng giai đoạn. Tiền huy động được từ trái phiếu dài hạn (định lượng mỗi năm huy động một tổng giá trị tương đương với tổng giá trị trả nợ đến hạn trong nước hàng năm) chỉ tập trung vào đầu tư các cơng trình và dự án trọng điểm cấp quốc gia, được xác định có hiệu quả cao trong các lĩnh vực: phát triển các dự án chế tạo máy móc, cơng nghệ cao, phát triển kết cấu hạ tầng thành phố, giao thông quốc gia, phát triển giáo dục, đào tạo và phát triển hệ thống y tế từ cơ sở đến trung ương.
- Tiến hành IPO các doanh nghiệp nhà nước lớn với giá chủ yếu do thị trường quyết định.
- Có chính sách bắt buộc tất cả các ngân hàng thương mại phải dành một tỷ lệ nguồn huy động đủ cần thiết để đầu tư vào trái phiếu dài hạn của Chính phủ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước vừa để góp phần định hướng sử dụng nguồn đúng hiệu quả, vừa làm cơng cụ an tồn để tiếp cận thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp bị báo động vể rủi ro thanh khoản…
- Có chính sách thoả đáng để khuyến khích các CTCK mở tài khoản tiền gửi lưu ký kinh doanh tại các ngân hàng thương mại. Tiền gửi gồm tiền tự doanh và tiền của NĐT tại CTCK.
- Có chính sách để khu vực sản xuất, dịch vụ có sử dụng thiết bị nhập khẩu giá trị
lớn được xét theo một cơ chế chặt chẽ cho phép phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước
kết hợp với chính sách loại bỏ dần tín dụng ngoại tệ.
- Có danh mục xếp hạng để hầu hết các chủ sở hữu của các chứng khoán nợ trong danh mục chuẩn được phép sử dụng chứng khốn đó trong việc chiết khấu, tái chiết khấu tại các ngân hàng thương mại để các ngân hàng thương mại bằng nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của mình tạo ra tính thanh khoản cho TTCK