Chủ thề tham gia hoạt động đấu giá hàng hóa.

Một phần của tài liệu Pháp luật về trình tự, thủ tục đấu thầu, đấu giá hàng hóa, dịch vụ lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 36)

- Nguyên tắc bảo đảm dự thầu hoặc bảo đảm thực hiện hợp đồng.

2.2.1 Chủ thề tham gia hoạt động đấu giá hàng hóa.

Trong một cuộc đấu giá, thường có các chủ thể tham giá là: người bán hàng hóa, người tổ chức, người điều hành cuộc đấu giá, người mua hàng hóa.

* Người bán hàng hóa.

Người bán hàng là chủ sở hữu hàng hố, người được chủ sở hữu hàng hoá uỷ quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hố của người khác theo quy định của pháp luật (21).

Như vậy, ở đây, người bán hàng không phải là người tổ chức đấu giá hàng hóa mà là người mang hàng hóa của mình đi bán bằng cách ký hợp đồng

dịch vụ với người tổ chức đấu giá hoặc là một trung gian làm công việc cầu nối giữa người có hàng hóa với người tổ chức bán đấu giá hàng hóa.

- Quyền của người bán hàng hóa.

+ Nhận tiền hàng đã bán đấu giá và khoản chênh lệch thu được trong trường hợp người trả giá rút lại giá đã trả hoặc nhận lại hàng hoá trong trường hợp đấu giá không thành;

+ Giám sát việc tổ chức bán đấu giá hàng hoá.

- Nghĩa vụ của người bán hàng hóa.

+ Giao hàng hố cho người tổ chức đấu giá, tạo điều kiện để người

tổ chức đấu giá, người tham gia đấu giá xem xét hàng hoá và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thơng tin cần thiết liên quan đến hàng hoá đấu giá.

+ Trả thù lao dịch vụ tổ chức đấu giá.

Tuy nhiên, người bán hàng và người tổ chức bán đấu giá có thể có những thỏa thuận khác và theo nguyên tắc, thì hai bên sẽ phải thỏa thuận về thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa và chi phí liên quan đến cuộc đấu giá. Trong trường hợp khơng có thỏa thuận về thù lao thì thù lao được xác định theo Điều 211 Luật thương mại 2005, nếu khơng có thỏa thuận về chi phí liên quan đến cuộc đấu giá thì chi phí này được xác định theo Điều 212 Luật thương mại năm 2005.

* Người tổ chức bán đấu giá hàng hóa.

Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá (22).

- Quyền của người tổ chức bán đấu giá hàng hóa.

+ Yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các

thơng tin cần thiết liên quan đến hàng hố đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hoá đấu giá và giao hàng hoá được bán đấu giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng đấu giá;

+ Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền;

+ Tổ chức cuộc đấu giá;

+ Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán; + Nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả. - Nghĩa vụ tổ chức bán đấu giá hàng hóa.

+ Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp

luật quy định và theo phương thức đấu giá thoả thuận với người bán hàng. + Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thơng tin cần thiết có liên quan đến hàng hố đấu giá.

(21) Khoản 2 Điều 186 Luật thương mại năm 2005.

(22) Khoản 1 Điều 186 Luật thương mại năm 2005.

+ Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ. + Trưng bày hàng hố, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.

+ Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan.

+ Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hoá.

+ Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.

+ Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả quy định tại khoản 3 Điều 204 của Luật thương mại năm 2005 hoặc trả lại hàng hố khơng bán được cho người bán hàng theo thoả thuận. Trường hợp khơng có thoả thuận thì phải thanh tốn tiền cho người bán hàng chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người mua hàng hoặc phải trả lại ngay hàng hoá trong thời hạn hợp lý sau cuộc đấu giá.

Người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá hoặc người được người tổ chức đấu giá uỷ quyền điều hành bán đấu giá.

Quyền và nghĩa vụ của người điều hành đấu giá theo quy định của người tổ chức đấu giá hoặc theo thỏa thuận của người điều hành và người tổ chức bán đấu giá hàng hóa trong các trường hợp khác.

* Người mua hàng hóa.

Người mua hàng hóa chính là người tham gia đấu giá hàng hố là tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia cuộc đấu giá.

Người khơng có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo qui định của Bộ luật dân sự hoặc người tại thời điểm đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì khơng được tham gia đấu giá.

Những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá hàng hóa; cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó cũng khơng được tham gia đấu giá.

Người đã trực tiếp thực hiện việc giám định hàng hóa bán đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con của những người đó cũng khơng được tham gia đấu giá.

Những người khơng có quyền mua hàng hóa đấu giá theo qui định của pháp luật không được tham gia đấu giá.

- Quyền của người mua hàng hóa.

+ Tham gia trả giá.

+ Được quyền mua hàng hóa nếu đạt điều kiện trong cuộc bán đấu giá.

+ Được quyền nhận lại tiền đặt cọc trong trường hợp khơng mua được hàng hóa.

+ Được quyền trả lại hàng hóa trong trường hợp hàng hóa khơng đúng với niêm yết, thông báo.

+ Được quyền yêu cầu bổ thường thiệt hại đối với những sai sót về thơng tin về hàng hóa của người tổ chức bán đấu giá.

+ Đặt cọc để đăng kí mua hàng theo yêu cầu của người tổ chức bán đấu giá.

+ Tham gia trả giá.

+ Chịu mọi chi phí liên quan đến cuộc bán đấu giá nếu được chọn là người mua hàng mà lại từ chối mua dẫn đến cuộc đấu giá không thành.

2.2.2.Các nguyên tắc đấu giá hàng hóa.

Việc đấu giá hàng hố trong thương mại phải được thực hiện theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia (23).

- Nguyên tắc công khai: những thông tin về đấu giá phải được công khai cho người muốn mua biết dưới các hình thức niêm yết, thơng báo, trưng bày, giới thiệu về tài sản…

Những nội dung bắt buộc phải công khai là thời gian, địa điểm tiến hành bán đấu giá; tên loại, số lượng, chất lượng, giá khởi điểm, địa điểm trưng bày, các hồ sơ, tài liệu của hàng hóa; cơng khai họ, tên tổ chức bán đấu giá, những người đăng kí mua hàng hóa. Tại phiên bán đấu giá, phải công khai các mức giá được trả và họ tên người mua trả giá cao nhất của mỗi lần trả giá.

- Nguyên tắc trung thực: các thông báo về cuộc đấu giá và các thông tin liên quan đến hàng hóa phải thật rõ ràng, chính xác và đầy đủ. Người bán cần phải trung thực khi xác định giá khởi điểm của hàng hóa. Người mua có quyền trả lại hàng hóa cho tổ chức bán đấu giá và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chất lượng của hàng hóa khơng đúng như thông báo. Tổ chức bán đấu giá không phải chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng hàng hóa trừ trường hợp không thông tin đầy đủ cho người mua.

Những người có thân phận pháp lí hay hồn cảnh đặc biệt mà sự tham dự của họ có ảnh hưởng đến sự trung thực của cuộc bán đấu giá thì khơng được tham gia trả giá.

- Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia: quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia phải được coi trọng và bảo đảm đầy đủ.

2.2.3.Trình tự, thủ tục đấu giá hàng hóa.

Đấu giá hàng hóa là phương thức bán hàng đặc biệt. Quan hệ đấu giá hàng hóa cũng có bản chất kinh tế và bản chất pháp lý của nó. Xuất phát từ bản chất kinh tế và pháp lý đó, thủ tục và trình tự bán đấu giá hàng hóa cũng được quy định sao cho phù hợp với phương thức này.

Bán đấu giá hàng hóa cũng được tiến hành theo thủ tục và trình tự giống như bán đấu giá tài sản nói chung. Theo quy định của Luật thương mại 2005, thủ tục đó gồm những bước sau:

Một phần của tài liệu Pháp luật về trình tự, thủ tục đấu thầu, đấu giá hàng hóa, dịch vụ lý luận và thực tiễn (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)