Nâng cao năng lực quản lý và hỗ trợ quan hệ lao động của cơ quan nhà

Một phần của tài liệu QUAN hệ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP cố vốn đầu tư nước NGOÀI tại các KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ hà nội (Trang 89 - 92)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU

4.2. Hoàn thiện các cơ chế thực thi quan hệ lao động

4.2.1. Nâng cao năng lực quản lý và hỗ trợ quan hệ lao động của cơ quan nhà

quan nhà nước và các thiết chế quan hệ lao động

Hình thành bộ phận chuyên trách về quan hệ lao động thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội với hai chức năng là quản lý và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động. Hoạt động nhằm thực hiện quy định tại Điều 235 của Bộ luật Lao động 2012 về “Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan

hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ”. Bộ phận quan hệ lao động chuyên

quản lý nhà nước về quan hệ lao động và hỗ trợ phát triển quan hệ lao của Thành phố, đồng thời là đầu mối để phối hợp toàn bộ các hoạt động.

Các bước triển khai hình thành bộ phận chuyên trách được thực hiện gắn với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về sắp xếp tổ chức, biên chế các cơ quan nhà nước và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ về quan hệ lao động của Thành phố. Thành lập đơn vị hỗ trợ và trung gian hòa giải lao động để trực tiếp hỗ trợ các bên trong doanh nghiệp, xây dựng quan hệ lao động và giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh trên địa bàn theo hướng chuyên nghiệp.

Tăng cường năng lực hoạt động của Thanh tra lao động

Mục đích của hoạt động nhằm củng cố, tăng cường cả về số lượng và chất lượng đội ngũ thanh tra lao động của Thành phố để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhất là trong điều kiện triển khai các quy định của Bộ luật Lao động 2012, Luật Cơng đồn 2012 và thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động của Việt Nam và các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản trong các doanh nghiệp (lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, phân biệt đối xử, an toàn vệ sinh lao động, tiền lương, cơng đồn, thỏa ước tập thể, hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội...) và thí điểm xây dựng các báo cáo chuyên đề về việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động trên địa bàn, phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế.

Xây dựng hồ sơ quan hệ lao động đối với doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động.

Hoạt động nhằm tạo lập được các cơ sở dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về quan hệ lao động. Cơ quan quản lý nhà nước, các hòa giải viên lao động và các thiết chế quan hệ lao động liên quan sẽ nắm bắt tình hình quan hệ lao động ở các doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tranh chấp lao động để kịp thời triển khai các biện pháp hỗ trợ và phòng ngừa việc phát sinh tranh chấp, đình cơng.

Ket-noi.com kho tai lieu mien phi

Tăng cường năng lực hoạt động hòa giải lao động.

Hoạt động nhằm triển khai quy định Bộ luật Lao động 2012. Hòa giải viên lao động theo Bộ luật Lao động 2012 được trao thêm nhiều chức năng và quyền hạn và đóng vai trị quan trọng đối với tranh chấp lao động, bao gồm cả tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; đồng thời đây cũng là thiết chế có khả năng hỗ trợ tốt nhất cho các bên trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp thực hiện đối thoại, thương lượng hiệu quả để hạn chế các tranh chấp lao động phát sinh. Do đó, tập trung ưu tiên cho việc tái cấu trúc hoạt động hòa giải lao động.

Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực về quan hệ lao động đối với những người làm công tác quan hệ lao động ở các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Phần lớn đội ngũ công chức, viên chức nhà nước và những người làm công tác quan hệ lao động trong các doanh nghiệp hiện nay chưa có điều kiện được đào tạo bài bản về quan hệ lao động nên các tác nghiệp chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển quan hệ lao động, hoạt động này tập trung tăng cường nhận thức, hiểu biết về kiến thức quan hệ lao động trong kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật lao động Việt Nam, nội dung các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, các cam kết quốc tế về lao động mà Việt Nam tham gia trong quá trình hội nhập, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các kỹ năng, tác nghiệp cần thiết về quan hệ lao động. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng là các công chức, viên chức làm công tác quan hệ lao động trong hệ thống cơ quan nhà nước từ cấp thành phố tới quận, huyện, cán bộ cơng đồn cấp trên cơ sở, cán bộ cơng đồn cơ sở trong các doanh nghiệp, người làm công tác nhân sự, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp và một số đối tượng liên quan.

Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về quan hệ lao động.

Hoạt động này nhằm cung cấp cho người lao động và người sử dụng lao động nhận thức đúng về quan hệ lao động, pháp luật lao động, các

tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, các cam kết quốc tế về lao động mà Việt Nam tham gia, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp... để có những ứng xử thích hợp trong quan hệ lao động, đồng thời cung cấp cho xã hội nhận thức đúng về các nội dung này để giúp định hướng dư luận xã hội phục vụ cho yêu cầu phát triển quan hệ lao động và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu QUAN hệ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP cố vốn đầu tư nước NGOÀI tại các KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ hà nội (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)