PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

Một phần của tài liệu Lý thuyết kế toán tài chính 1 (Trang 36 - 43)

MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Định kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác, ghi:

Nợ TK 241 -

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6274) Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).

2. Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi, khi tính hao mòn vào thời điểm cuối năm tài chính, ghi:

Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

3.TSCĐ đã sử dụng, nhận được do điều chuyển trong nội bộ Tổng công ty, công ty, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Giá trị còn lại) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (Giá trị hao mòn).

4. Trường hợp vào cuối năm tài chính doanh nghiệp xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ, nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần phải điều chỉnh số khấu hao ghi trên sổ kế toán như sau:

- Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (Số chênh lệch khấu hao tăng) Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp).

- Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian trích khấu hao TSCĐ, mà mức khấu hao TSCĐ giảm lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (TK cấp 2 phù hợp)

Có các TK 623, 627, 641, 642 (Số chênh lệch khấu hao giảm)

Câu 12. Kế toán sửa chữa TSCĐ

Kế toán sửa chữa TSCĐ theo phương thức tự làm.

Theo phương thức này các doanh nghiệp phải chi ra các chi phí sửa chữa TSCĐ như vật liệu, phụ tùng, tiền lương, bảo hiểm xã hội.... tuỷ theo mức độ chi phí nhiều hay ít mà cách hạch toán có khác nhau.

Các chi phí sửa chữa thường xuyên ít nên chi phí sửa chữa được phản ánh trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận có TSCĐ sửa chữa.

Kế toán ghi Nợ TK 627, 641, 642. Có TK 111, 112, 152.

Đối với sửa chữa lớn TSCĐ.

Sơ đồ kế toán sửa chữa lớn TSCĐ

Kế toán sửa chữa TSCĐ theo phương thức cho thầu.

Câu 13. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương

Tài khoản sử dụng

TK 334 - Phải trả công nhân viên

Tài khoản này được dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, phụ cấp, BHXH tiền thưởng và các khoản khác thuộc về thu nhập của họ.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK334. Bên Nợ:

+ Phản ánh các khoản khấu trừ vào tiền công, tiền lương của CNV. + Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho CNV.

+ Kết chuyển tiền lương công nhân viên chức chưa lĩnh. Bên Có:

Dư Có:

+ Tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả CNVC.

TK 334 có thể có số dư bên Nợ trong trường hợp cá biệt (nếu có) phản ánh số tiền lương trả thừa cho CNV.

Phương pháp hạch toán

1. Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6231) Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6411)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421) Có TK 334 - Phải trả người lao động

2. Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên:

- Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi:

Nợ TK 353 – thưởng từ Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Nợ TK 622, 627, 641, 642...Thưởng tính vào CPSXKD trong kig Có TK 334 - Phải trả người lao động

- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có các TK 111, 112,.

3.Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ hàng tháng, ghi: Nợ TK 622, 627, 641, 642..-phần tính vào CPSXKD

Nợ TK 334-Phần trừ vào lương của người LĐ Có TK 3382, 3383, 3384, 3389

4. Chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ Nợ TK 3382, 3383, 3384, 3389

Có TK 111, 112

Câu 19. Trình bày phương pháp tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố?

Định kì chi phsi sản xuất kinh doanh phải được tổng hợp vào báo cáo theo các yếu tố chi phí. Để có căn cứ tổng hợp lập báo cáo hàng kì hạch toán, kế toán phải căn cứ vào số liệu về chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh đã tập hợp được theo khoản mục, điều khoản chi phí trên trên các tài khoản tập hợp chi phí.

Các yếu tố chi phí được tổng hợp với nguyên tắc chung: Căn cứ vào số phát sinh bên có cảu các tài khoản phản ánh yếu tố chi phí đối ứng với bên Nợ các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, đã được phản ánh trên SKT và các tài liệu liên quan để tổng hợp the từng yếu tố chi phí.

Yếu tố 1: Yếu tố chi phí NVL (Cvl)

 Căn cứ vào số phát sinh bên Có của các TK 152, 153 đối ứng với Ghi Nợ các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh: TK 142, 154, 242, 2413, 335,621, 622,627. 641, 642, 631( Vx), không tính phần vật tư do tự sản xuất

 Căn cứ vào các chứng từ và sổ kế toán liên quan xác định phần nguyên vật liệu mua ngoài dùng ngay vào sản xuất kinh doanh không qua nhập, xuất kho (Vm)

 Căn cứ chứng từ, tài liệu phản ánh vật liệu không dùng hết tại các bộ phận, phế liệu thu hồi, tổng hợp trị giá vật liệu không dùng hết và giá trị phế liệu (Vt)

Cvl= Vx+Vm-Vt

 Căn cứ số phát sinh bên có TK 334 đối ứng với bên nợ các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh để tính toán tổng hợp.

Yếu tố 3: Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

 Căn cứ vào SPS bên có của các TK 3382, 3383, 3384, 3389 đối ứng ghi nợ các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh để tính toán tổng hợp

Yếu tố 4:Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ

 Căn cứ SPS bên có TK 214 đối ứng ghi bên Nợ các tài khoản tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh để tính toán tổng hợp Yếu tố 5: Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài

 Căn cứ các tài liệu và sổ kế toán có liên quan đến TK 331 để xác định và tổng hợp về chi phí, dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh trong kì.

Yếu tố 6: Yếu tố chi phí bằng tiền khác

 Căn cứ vào các tài liệu và sổ kế toán có liên quan đến TK 111, 112.... để xác định và tổng hợp chi phí bằng tiền khác dùng cho sản xuất kinh doanh trong kì.

Câu 20. Đánh giá thành phẩm nhập kho và xuất kho

 Đối với thành phẩm nhập kho:

 Thành phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành nhập kho được phản ánh theo giá thành thực tế sản xuất của thành phẩm hoàn thành trong kì, bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí công nhân trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

 Thành phẩm do thuê ngoài gia công chế biến hoàn thành nhập kho, được tính theo giá thực tế gia công, bao gồm: chi phí NVLTT, chi phí thuê gia công, chi phí liên quan trực tiếp khác

 Thành phẩm đã bán bị trả lại nhập kho: đánh giá bằng giá thực tế tại thời điểm xuất trước đây.

 Đối với thành phẩm xuất kho:

Thành phẩm xuất kho cũng được phản ánh theo giá thành sản xuất thực tế xuất kho. Thành phẩm thuộc nhóm tài sản hàng tồn kho, do vậy theo VAS 02, việc tính giá thành thực tế của sản phẩm tồn kho được áp dụng 1 trong 4 PP sau:

 Phương pháp tính theo giá đích danh  Phương pháp bình quân gia quyền  Phương pháp nhập trước, xuất trước  Phương pháp nhập sau, xuất trước

Câu 21. Kế toán GVHB theo từng phương thức bán hàng

 Kế toán giá vốn hàng bán theo phương thức gửi hàng

Một phần của tài liệu Lý thuyết kế toán tài chính 1 (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w