Các bước cần thiết để viết Đề cương

Một phần của tài liệu Chuyên đề lồng ghép giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dân (Trang 51 - 54)

- Phần kết luận:

3.1.3.Các bước cần thiết để viết Đề cương

3. Kĩ năng biên soạn đề cương tuyên truyền pháp luật

3.1.3.Các bước cần thiết để viết Đề cương

Bước 1: Chuẩn bị

- Nghiên cứu văn bản pháp luật mới ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung.

- Thu thập và nghiên cứu kĩ các tài liệu có liên quan trong quá trình xây dựng văn bản như: tờ trình về việc ban hành văn bản; báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản; các văn kiện của Đảng, chính sách của nhà nước; yêu cầu thực tế khách quan liên quan đến

những nội dung cần sửa đổi, bổ sung (đối với văn bản sửa đổi, bổ sung).

- Tìm hiểu đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng đề cương để đưa ra các hướng dẫn, chỉ đạo cách thức, biện pháp tuyên truyền thích hợp.

- Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội, phong tục, truyền thống, tình hình vi phạm pháp luật, yêu cầu quản lý để phân tích các vấn đề nêu ra trong văn bản đã đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội và yêu cầu của công tác quản lý trong lĩnh vực đó.

Bước 2: Biên soạn đề cương.

Trước khi viết một đề cương hoàn chỉnh, thường xây dựng bố cục đề cương chi tiết.

Sau khi lãnh đạo thông qua bố cục đề cương, có thể:

- Trực tiếp biên soạn bằng cách dựa trên cơ sở đề cương chi tiết và các tài liệu đã được nghiên cứu để viết đề cương tuyên truyền văn bản pháp luật.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tham gia soạn thảo văn bản đề nghị viết theo bố cục đề cương chi tiết.

Bước 3: Biên tập đề cương.

Bước 4: Hoàn chỉnh, in ấn và gửi cho các đối tượng sử dụng

Một phần của tài liệu Chuyên đề lồng ghép giáo dục pháp luật trong môn Giáo dục công dân (Trang 51 - 54)