2.2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY.
2.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
2.2.4.1. Hệ số quay vịng vốn của Cơng ty.
Bảng 14: Hệ số quay vịng vốn của Cơng ty trong 2 năm 2010 - 2011
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2010/2011 ± % 1. Doanh thu Ngđ 29.389 .756 51.659. 529 22.269. 773 75,77 2. Vốn sử dụng bình quân Ngđ 11.209 .800 17.429. 468 6.219. 668 55,48 3. Hệ số quay vòng vốn Lần 2,62 2,96 0,34 13,05 Nhận xét:
Hệ số quay vịng vốn của tồn Cơng ty qua 2 năm 2010 - 2011 có tăng. Năm 2010, hệ số quay vịng vốn là 2,62 lần. Đến năm 2011, hệ số quay vòng vốn đạt 2,96 lần do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của vốn sử dụng bình quân (75,77% > 45,61%). Nghĩa là một đồng vốn bình quân bỏ ra trong năm 2010 thu về 2,62 đồng doanh thu, cịn năm 2011 thì thu về 2,96 đồng doanh thu.
Qua phân tích số vịng quay vốn cho thấy số lần vốn ln chuyển trong năm có tăng. Tuy cịn thấp nhưng đây là biểu hiện tốt, cho thấy Cơng ty sử dụng vốn có hiệu quả và cần phát huy.
Trường Đại học Thương mại Mơn: Phân tích kinh tế DN thương mại Bảng 15: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh trong 2 năm 2010 - 2011
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2011/2010 ± % 1. Lợi nhuận Ngđ 3.973 .097 4.591 .312 61 8.215 15,56 2. Vốn sử dụng bình quân Ngđ 11.209 .800 17.429 .468 6.21 9.668 55,48 3. Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn kinh doanh %
35 26 (9,1) (25,68 ) Nhận xét:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh năm 2011 so với năm 2010 có chiều hướng giảm. Cụ thể: Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận đạt 35%. Năm 2011, lợi nhuận của Cơng ty tăng nhưng tỷ lệ tăng ít hơn so với tỷ lệ tăng của vốn sử dụng bình quân (15,56% < 55,48%) nên làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm xuống cịn 26%. Có nghĩa là, cứ 100 đồng vốn bỏ vào đầu tư thì Cơng ty thu được 26 đồng lợi nhuận trong khi năm trước đã đạt được 35 đồng lợi nhuận, giảm 9,1 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 25,68%.
Qua phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của Cơng ty, chúng ta có thể rút ra được những nhận xét sau: doanh thu của Công ty tăng và cao hơn tốc độ tăng của vốn đầu tư, đây là biểu hiện tốt cần phát huy. Nhưng tốc độ tăng lợi nhuận lại nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu. Nguyên nhân là khi Công ty mở rộng ngành nghề xâp lắp và kinh doanh vật tư, lợi nhuận khơng cao nhưng với mục đích lấy sản xuất nhỏ để hỗ trợ sản xuất chính và phương châm đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành nghề, sẽ làm cho Cơng ty không bị phụ thuộc nếu xảy ra rủi ro.
2.2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất này cho biết, cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào sản xuất kinh doanh sau một năm sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Bảng 16: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong 2 năm 2010-2011
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2011/2010
± % 1. Lợi nhuận ròng Ngđ 3.9 73.097 4.591 .312 61 8.215 15,5 6 2. Vốn chủ sở hữu bình quân Ngđ 8.4 85.944 10.720 .877 2.23 4.933 26,3 4 3. Tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu % 47 43 (4) (8,53 ) Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên, ta thấy năm 2010 là cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư kinh doanh thì thu được là 0,47 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2011, bỏ ra một đồng vốn chủ sở hữu thì thu được có 0,43 đồng lợi nhuận, giảm so với năm 2010 là 0,04 đồng. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn năm nay của Công ty không đạt hiệu quả so với năm trước. Cơng ty cần sớm có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhận xét chung:
Hiệu quả sử dụng vốn là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá công tác sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn bó sự tồn tại và phát triển của Cơng ty. Vì vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được chất lượng công tác quản lý vốn và công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Từ đó, thấy được khả
Trường Đại học Thương mại Mơn: Phân tích kinh tế DN thương mại
năng tiềm tàng của Công ty nhằm nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn qua 2 năm 2010 và 2011, chúng ta rút ra được những nhận xét sau:
Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn của Cơng ty nói chung là đạt kết quả tốt. Doanh thu của Công ty tăng đều qua các năm cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty tốt. Điều này làm cho lợi nhuận của Công ty tăng lên đều qua các năm.
Việc tăng thêm vốn đầu tư đã làm cho lợi nhuận tăng lên đáng kể. Như vậy, chứng tỏ Cơng ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tiết kiệm được tối đa chi phí sử dụng vốn.
Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo cho q trình sản xuất kinh doanh được bình thường, góp phần làm tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận.
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CƠNG TY
Q trình phân tích tình hình sử dụng tại Công ty cổ phần Sông Đà 6.06 chúng ta đã nắm bắt được tình hình quản lý, cách thức huy động và sử dụng vốn, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong quá trình sử dụng.
2.3.1. Những kết quả đạt được.
Công ty đã luôn bổ sung và điều chỉnh kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh, phù hợp với yêu cầu và quy mô hoạt động của Công ty trong từng giai đoạn.
Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, thu được lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là rất cao.
Hiệu quả sử dụng vốn của Cơng ty có nhiều chuyển biến tích cực. Số vịng quay vốn tăng lên qua các năm. Doanh thu đạt ở mức cao, lợi nhuận thu về tương đối khá, có đóng góp đáng kể vào Ngân sách Nhà nước, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân.
Với cơ cấu vốn như hiện tại thì vốn vay chiếm tỷ trọng khá cao, cho thấy mức độ tự chủ của Cơng ty cịn thấp. Vốn vay nhiều làm cho Cơng ty phải gánh một tỷ lệ nợ cao, chi phí nhiều để thanh tốn lãi vay hàng năm. Do Cơng ty phải đi vay để có vốn đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên liên tục.
Vốn của Công ty luôn bị chiếm dụng, mức độ đầu tư vào hàng hóa tồn kho cũng như các khoản phải thu cao. Do Cơng ty chưa có sự tập trung vào việc thu hồi vốn trong kinh doanh vật tư và hoạt động xây lắp.
Hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cao nhưng chưa đều, do doanh thu hàng năm tăng lên nhưng khơng tiết kiệm được chi phí.
Trường Đại học Thương mại Mơn: Phân tích kinh tế DN thương mại
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 6.06
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty nhìn chung là đạt hiệu quả. Để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở Cơng ty có lợi nhuận ngày càng tăng, Công ty cần cố gắng giữ vững những thành quả đạt được và không ngừng cải tiến những chỉ tiêu, yếu tố chưa đạt để nhằm mục đích cuối cùng là hiệu quả ngày càng nhiều.
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được biểu hiện bằng q trình tuần hồn vốn. Do vậy, để quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục cần phải có đủ vốn để bổ sung kịp thời khi cần thiết. Trước hết, cần tăng cường các khoản phải thu, hệ số vịng quay vốn có thể nhanh hơn nếu Cơng ty tăng nhanh năng suất lao động, làm tăng doanh thu thuần tạo điều kiện tốt cho vốn quay vịng thích ứng với nhu cầu của Công ty.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Sơng Đà 6.06, cần có một số biện pháp cụ thể phù hợp với đặc thù của Công ty:
3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung của Cơng ty cổ phần Sơng Đà 6.06. Cơng ty cổ phần Sông Đà 6.06.
Lập kế hoạch kinh doanh xác định tương đối chính xác về vốn hàng năm. Nghiên cứu và dự đoán nhu cầu thị trường để đảm bảo không thừa lượng nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa,... nhằm làm cho vốn khơng bị ứ đọng, tăng tốc độ chu chuyển vốn.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh, xúc tiến nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tăng doanh thu phải đi đơi với tiết kiệm chi phí.
Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó tìm thị trường mới.
3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Định kì phải xem xét đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định. Điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với giá cả thị trường. Đánh giả tài sản cố định thấp hơn giá trị thực của nó thì khơng thực hiện tái sản xuất tài sản cố định: như đánh giá cao hơn giá trị thực thì sẽ nâng cao giá thành sản xuất, sản phẩm tạo ra được định giá cao mất đi tính cạnh tranh và khó tiêu thụ. Đánh giá lại tài sản cố định giúp cho nhà quản lí nắm bắt được tình hình biến động vốn của Cơng ty. Để có những giải pháp đúng đắn đối với loại vốn này như lập kế hoạch khấu hao, thanh lý hoặc nhượng bán một số tài sản cố định không cần thiết, tài sản sử dụng khơng hiệu quả góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động.
Thực hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định theo quy định. Một mặt, đảm bảo tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác thông qua việc bảo quản bảo dưỡng, đầu tư mới Cơng ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các chi phí sửa chữa máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở Công ty nhiều nhưng hiệu quả mang lại không cao.
Đầu tư mới khi đã xác định khá chính xác nhu cầu thị trường cũng như dung lượng thị trường, khả năng hoạt động kinh doanh lâu dài của thiết bị được đầu tư mới.
Giảm thiểu tối đa thời gian thiệt hại trong sản xuất. Chẳng hạn như khi thiếu nguyên liệu cho sản xuất thì máy móc ngừng hoạt động. Do đó, cơng tác chuẩn bị nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định (Công ty phải chủ động được nguồn cung cấp). Đồng thời, khi thiết bị bị hỏng thì phải nhanh chóng khắc phục sửa chữa, đưa nhanh trở lại vào quá trình sản xuất.
Trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, Cơng ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách nâng cao tay nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định sẽ giúp họ quản lý và sử dụng tốt hơn đạt hiệu quả cao hơn.
Để giảm bớt nguồn vốn ứ đọng, Cơng ty có thể xem xét th những tài sản sử dụng trong thời gian ngắn (thay vì phải vay thêm nợ để mua nhưng lại sử dụng
Trường Đại học Thương mại Mơn: Phân tích kinh tế DN thương mại
không hết công suất), cho thuê những tài sản hiện tại chưa cần thiết sử dụng, thậm chí bán cả những tài sản sử dụng không hiệu quả.
3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
a) Một số biện pháp quản lý vốn lưu động.
Định kỳ phải kiểm kê đánh giá lại tồn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu để xác định vốn lưu động hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý.
Tính tốn tương đối chính xác nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch cũng như có kế hoạch sử dụng số vốn đó.
Xác định nhu cầu vốn lưu động để Cơng ty chủ động tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn cố định cũng như vốn lưu động), Công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính ngân hàng. Cơng ty cần có kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn hạn tạm trữ vật tư hàng hóa ... Cơng ty phải thiết lập và trình bày các dự án có tính khả thi cao nhằm tìm kiếm các nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư chiều sâu và phát triển lâu dài.
Thu hút vốn nhàn rỗi trong nội bộ bằng cách phát hành trái phiếu Công ty cho công nhân viên.
b) Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Lập kế hoạch thu chi tiền mặt, xác định lượng tiền dự trữ hợp lý không cao quá như hiện nay, khơng để lượng tiền nhàn rỗi nhiều, phải nhanh chóng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng vịng quay vốn, Cơng ty có thể sử dụng mua hàng trả tiền sớm để hưởng chiết khấu giảm giá, trả bớt các khoản nợ, ...
Cần kiểm tra chặt chẽ hơn tình hình thanh tốn, lên kế hoạch thu hồi công nợ đôn đốc nhắc nhở việc thu hồi nợ nhanh, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu. Sau khi thu hồi công nợ, phải đưa nhanh vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm tăng tốc độ luân chuyến vốn lưu động.
Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi an tồn, tránh tình trạng khách hàng từ chối thanh tốn, dây dưa trong thanh tốn.
Có biện pháp mua hàng thanh toán ngay được hưởng ưu đãi hoa hồng, giảm giá, hưởng các khoản chiết khấu khi thanh toán trước hạn, ... Trong chừng mực nhất định chi tiền cho việc thu tiền sẽ làm cho thời gian thu tiền ngắn lại, giảm các khoản phải chi để dự trù phải thu nợ khó địi, giảm tổn thất nợ khó địi sẽ tiết kiệm được chi phí.
Tính tốn nhu cầu tiêu dùng để dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý tránh được tình trạng hàng tồn kho quá cao.
Những vật tư, hàng hóa ứ đọng lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù hợp với nhu cầu sử dụng Công ty cần chủ động giải quyết. Hàng hóa ứ đọng trước đây q cao thì nên giảm giá để giảm giá trị của lượng hàng hóa này, phần chênh lệch thiếu phải được xử lý và kịp thời bù đắp góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động.
c) Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
Công ty nên tinh gọn lại bộ máy quản lý, phải chú trọng vào cơng tác sắp xếp, bố trí cơng việc phù hợp với khả năng, đảm bảo đúng người đúng việc, được như vậy mới có khả năng nâng cao năng suất lao động.
Khoán quỹ lương trên cơ sở lợi nhuận, kích thích tính năng động chủ động, nâng cao năng suất lao động của từng bộ phận cũng như của mỗi cá nhân.
Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cơng nhân, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt, có chính sách đãi ngộ lao động hợp lý, ...