Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty CP vật tư nông nghiệp II đà nẵng (Trang 31)

Để có cái nhìn cụ thể hơn chúng ta cùng đi vào xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại cơng ty.

2.3.1. Phân tích chung

Nếu vốn cố định phản ánh quy mơ, trình độ trang bị máy móc kỹ thuật của một đơn vị thì vốn lưu động phản ánh các yếu tố đảm bảo cho quá trình kinh doanh

thành có thể cho ta thấy được tình trạng sản xuất kinh doanh của đơn vị. Sự biến động của vốn lưu động của công ty được thể hiện qua bảng sau:

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010

1. Vốn lưu động Triệu đồng 39,858 50,595 48,606

2. Tổng tài sản Triệu đồng 51,468 65,163 65,889

3. Tỷ trọng vốn lưu động % 77.44 77.64 73.77

4. Mức tăng vốn lưu động Triệu đồng 10,737 -1,989

5. Tốc độ tăng vốn lưu động % 26.94 -3.93

6. Mức tăng tài sản Triệu đồng 13,695 726

7. Tốc độ tăng tài sản % 26.61 1.11

Qua bảng phân tích trên ta thấy, vốn lưu động chiếm tỷ trọng khá lớn. Qua 3 năm đều chiếm trên 70%, tỷ trọng này đối với cơng ty thì khơng có gì là bất hợp lý. Vì cơng ty là một doanh nghiệp thương mại – xây dựng nên hàng tồn kho và khoản phải thu thường chiếm tỷ trọng rất lớn. Năm 2008 và năm 2009 vốn lưu động đều chiếm trên 75% tổng tài sản. Năm 2010, tổng tài sản có tăng lên 726 triệu đồng (tương ứng tăng 1.11%) trong khi vốn lưu động lại giảm xuống 3.93%. Điều đó làm cho tỷ trọng vốn lưu động từ chiếm 77.64% năm 2009 giảm xuống, chỉ còn chiếm 73.77% tổng tài sản, tương ứng với 48,606 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2010 công ty không những đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị hiện đại và dây chuyền sản xuất tại. Có thể là do hàng tồn kho bị ứ đọng đã giảm, nợ thu hồi được. Cụ thể điều này là do đâu, tốt hay xấu, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn ở những phần tiếp theo.

2.3.2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty

Cơ cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động tại một thời điểm nhất định. Nghiên cứu cơ cấu vốn lưu động để thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tình trạng của từng khoản trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó phát hiện những tồn tại hay trọng điểm cần quản lý và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. Cơ cấu của vốn lưu động và sự thay đổi qua các năm được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 3: Cơ cấu vốn lưu động

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Tăng so 2008 Giá trị Tỉ trọng Tăng so 2009 (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) Tổng vốn lưu động 39,858 100 50,595 100 10,737 26.94 48,606 100 -1,989 -3.93 Vốn bằng tiền 3,348 8.40 6,400 12.65 3,052 91.18 12,581 25.88 6,181 96.57

Đầu tư tài chính ngắn hạn 126 0.32 208 0.41 82 65.42 216 0.45 8 3.77

Khoản phải thu 16,374 41.08 19,425 38.39 3,051 18.63 18,588 38.24 -837 -4.31

Hàng tồn kho 19,109 47.94 23,729 46.90 4,619 24.17 16,251 33.43 -7,478 -31.51

Tài sản lưu động khác 901 2.26 833 1.65 -68 -7.56 970.38 2.00 137 16.51

Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn lưu động của công ty

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 2008 2009 2010 Năm

CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG

Tài sản lưu động khác Hàng tồn kho Khoản phải thu

Đầu tư tài chính ngắn hạn Vốn bằng tiền

Nhìn tổng thể ta thấy trong cơ cấu vốn lưu động, hàng tồn kho và các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng lớn, hàng tồn kho chiếm hơn 45% trong 2 năm 2008, 2009 cịn nợ phải thu thì ln chiếm trên 38% trong cả 3 năm. Việc tăng lên hay giảm đi của nợ phải thu có thể là do cơng ty tăng giảm bán chịu cho khách hàng nên sự tăng giảm này là chủ động từ phía cơng ty, do đó khơng thể kết luận là quản lý và sử dụng kém hiệu quả các khoản phải thu

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Tăng so 2008 Giá trị Tỉ trọng Tăng so 2009

VNĐ (%) VNĐ (%) (%) VNĐ (%) (%)

Tổng vốn lưu động 39,857,776,979 100 50,594,828,057 100 26.94 48,606,278,805 100 -3.93

1. Vốn bằng tiền 3,347,736,904 8.40 6,400,150,379 12.65 91.18 12,581,006,268 25.88 96.57

- Tiền mặt tại quỹ 1,492,086,338 3.74 2,940,062,031 5.81 97.04 5,144,755,516 10.58 74.99

- Tiền gửi ngân hàng 1,855,650,566 4.66 3,460,088,348 6.84 86.46 7,436,250,752 15.30 114.92

2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 126,015,219 0.32 208,456,012 0.41 65.42 216,305,508 0.45 3.77

- Đầu tư ngắn hạn 131,672,755 0.33 211,552,135 0.42 60.67 216,305,508 0.45 2.25

- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (5,657,536) (0.01) (3,096,123) (0.01) -45.27 0 0.00 -100

3. Khoản phải thu 16,373,683,787 41.08 19,424,812,256 38.39 18.63 18,587,730,131 38.24 -4.31

- Phải thu khách hàng 10,943,944,418 27.46 13,857,080,985 27.39 26.62 12,798,022,566 26.33 -7.64

- Trả trước cho người bán 4,031,259,702 10.11 3,928,257,235 7.76 -2.56 4,180,254,428 8.60 6.41

- Phải thu nội bộ 942,902,152 2.37 958,411,391 1.89 1.64 953,854,135 1.96 -0.48

- Các khoản phải thu khác 461,973,540 1.16 685,097,164 1.35 48.30 659,618,154 1.36 -3.72

- Dự phịng phải thu khó địi (6,396,025) (0.02) (4,034,519) (0.01) -36.92 (4,019,152) (0.01) -0.38

4. Hàng tồn kho 19,109,317,287 47.94 23,728,510,384 46.90 24.17 16,250,857,924 33.43 -31.51

- Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 7,696,977,792 19.31 9,865,493,000 19.50 28.17 7,030,214,520 14.46 -28.74

SVTH: Võ Thị Cẩm Nhung- LD10NH Trang 34

- Công cụ, dụng cụ tồn kho 4,867,801,230 12.21 4,296,123,605 8.49 -11.74 3,825,208,184 7.87 -10.96

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 6,463,142,893 16.22 9,470,877,896 18.72 46.54 5,290,781,250 10.88 -44.14

- Thành phẩm tồn kho 81,395,372 0.20 96,015,883 0.19 17.96 104,653,970 0.22 9.00

6. Tài sản lưu động khác 901,023,782 2.26 832,899,026 1.65 -7.56 970,378,974 2.00 16.51

- Tạm ứng 352,018,700 0.88 294,260,000 0.58 -16.41 369,023,650 0.76 25.41

- Chi phí trả trước 304,258,159 0.76 317,159,320 0.63 4.24 385,921,000 0.79 21.68

- Ký cược, ký quỹ ngắn hạn 244,746,923 0.61 221,479,706 0.44 -9.51 215,434,324 0.44 -2.73

Cơ cấu vốn lưu động được phân tích theo các hình thái biểu hiện của vốn lưu động nhằm đánh giá hiệu quả và tiềm lực tài chính của cơng ty. Nhà quản lý sẽ có biện pháp phân bổ, điều chỉnh hợp lý giá trị vốn lưu động nhằm đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao vòng quay của vốn lưu động. Qua bảng số liệu trước hết ta thấy vốn lưu động năm 2009 tăng 26.94% so với năm 2008 (tương đương 10,737,051,078 đồng) nhưng sang năm 2010 lại giảm so với năm 2009 là 1,988,549,253 đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng là 3.93%. Ta hãy đi vào phân tích cụ thể vốn lưu động trong ba năm qua để hiểu rõ nguyên nhân tại sao lại có sự tăng, giảm vốn lưu động như trên. Đi sâu vào phân tích từng khoản mục ta thấy:

2.3.2.1. Vốn bằng tiền

Là khoản chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng vốn lưu động của công ty. Tiền của công ty được giữ dưới hình thức tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, phần lớn tiền của cơng ty đều gửi ngân hàng dưới dạng tiền gửi thanh tốn hoặc tiền gửi có kỳ hạn. Cơng ty có tài khoản ở ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng Á Châu Đà Nẵng... và quan hệ thường xuyên với các ngân hàng nên nhận được nhiều ưu đãi hơn khi vay hoặc khi thanh tốn, khi trên tài khoản khơng đủ số dư có thể được ngân hàng cho phép thấu chi hoặc được cấp hạn mức với lãi suất ưu đãi. Như thế sẽ hạn chế được rủi ro và dể dàng trong thanh toán.

Trong năm 2009, lượng vốn lưu động bằng tiền của công ty tăng lên 91.18% so với năm 2008 (tương ứng với 3,052 triệu đồng). Nguyên nhân là do tiền gửi ngân hàng tăng lên 86.46% (hay tăng lên 1,608 triệu đồng) và tiền mặt tăng lên 97.04% tương ứng với 1,448 triệu đồng. Sự tăng lên của vốn bằng tiền có thể giúp doanh nghiệp có một khả năng thanh toán nhanh tốt hơn. Tuy nhiên lượng tiền mặt tăng lên hơn 1.9 lần khơng hẳn là điều tốt bởi vì bất kỳ doanh nghiệp nào thì lượng tiền mặt không nên dự trữ quá nhiều.

Năm 2010, lượng vốn bằng tiền lại tiếp tục tăng cao, đạt 12,581 triệu đồng, tăng 96.57% so với năm 2009. Vốn bằng tiền của công ty tăng là do tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng đều tăng, đặc biệt là khoản tiền gửi ngân hàng. Cụ thể là do tiền gửi ngân hàng tăng 114.92% (tương ứng với 3,976 triệu đồng) và tiền mặt tăng 74.99% (tương ứng với 2,205 triệu đồng). Với lượng vốn bằng

tiền lớn như thế này cơng ty có thể chủ động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng thanh tốn nợ đến hạn của cơng ty là rất lớn nhưng khi đó tiền sẽ khơng sinh lãi và phát sinh khoản chi phí cơ hội của việc giữ tiền, gây lãng phí và ứ đọng vốn.

2.3.2.2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của cơng ty là các khoản cho vay ngắn hạn. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn vẫn chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu vốn lưu động nhưng có xu hướng tăng dần lên cho thấy cơng ty ngày càng chuyển hướng sử dụng vốn bằng tiền tạm thời nhàn rỗi sang các hoạt động tài chính ngắn hạn.

2.3.2.3. Các khoản phải thu

Trong điều kiện kinh doanh hiện nay thì việc tồn tại các khoản phải thu như phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán là khơng thể tránh khỏi. Thậm chí, đó cịn là một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như việc bán chịu cho khách hàng được xem như là một biện pháp giúp doanh nghiệp dễ tiêu thụ sản phẩm của mình hơn. Thế nhưng, nếu khoản phải thu quá lớn thì lại là khơng tốt vì lúc đó cơng ty đang bị chiếm dụng một lượng vốn lưu động lớn, gây lãng phí về vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm. .

Như đã phân tích ở trên, khoản phải thu của công ty trong năm 2008 là 16,374 triệu đồng (tương đương 41.08% tổng vốn lưu động). Qua một năm hoạt động thì con số này tăng hơn 3 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 18.63%, đạt 19,425 triệu đồng nhưng tỷ trọng khoản phải thu lại giảm xuống, chỉ còn chiếm 38.39% tổng vốn lưu động. Điều này là do mức tăng của khoản phải thu nhỏ hơn mức tăng của tổng vốn lưu động (tổng vốn lưu động tăng 26.94% so với năm 2008). Đến năm 2010, các khoản phải thu giảm xuống, tốc độ giảm khoảng 4.31% nên tỷ trọng các khoản phải thu chỉ còn chiếm 38.24%.

Việc khoản phải thu giảm xuống trong khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao là tín hiệu đáng mừng cho cơng ty vì nó chứng tỏ cơng ty đang tích cực thu hồi nợ, tránh gây ứ đọng vốn cũng như sự nổ lực và cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các khoản phải thu giảm được minh

Biểu đồ 5: Sự biến động khoản phải thu 19378 19425 18,587 18000 18200 18400 18600 18800 19000 19200 19400 19600 2008 2009 2010 Năm

Khoản phải thu

Và để đánh giá rõ hơn tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng các khoản phải

thu ta xem xét thông qua một số chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010

1. Doanh thu thuần VNĐ 92,133,344,138 157,431,435,536 183,737,608,723

2. Thuế GTGT đầu ra VNĐ 993,102,481 805,319,867

3. Giá trị khoản phải thu

bình quân VNĐ 17,899,248,022 19,006,271,194

4. Số vòng quay nợ phải

thu (4)=((1)+(2))/(3) Vòng 8.851 9.710

5. Số ngày 1 vòng quay

nợ phải thu (5)=360/(4) Ngày 41 37

Qua bảng phân tích trên ta thấy hiệu suất sử dụng khoản phải thu có xu hướng tăng. Trong cả hai năm 2009, 2010 thì hơn một tháng cơng ty mới có thể thu hồi được các khoản tín dụng. Tuy nhiên, số ngày 1 vòng quay nợ phải thu giảm dần. Năm 2009, công ty phải mất 41 ngày mới quay được 1 vòng nợ phải thu, tương đương với 8.851 lần thu hồi nợ phải thu. Sang năm 2010, số vòng quay nợ phải thu tăng 0.859 vịng nên chỉ cần 37 ngày thì đã quay được 1 vịng.

Số vịng quay nợ phải thu đạt 9.710 vòng, tăng lên so với năm 2009, đó là do số dư bình qn các khoản phải thu chỉ tăng 6.18% trong khi doanh thu thuần và thuế giá trị gia tăng đầu ra tăng 16.49%. Thời gian tới cơng ty cần phải tiếp tục chú trọng tìm biện pháp thu hồi nhanh các khoản bị chiếm dụng nhằm đẩy nhanh vòng quay các khoản phải thu, giảm số ngày của kỳ thu tiền, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

2.3.2.4. Hàng tồn kho

Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào thì khoản vốn này cũng chiếm tỷ trọng lớn, nhưng vấn đề là phải lớn ở mức hợp lý, tức đủ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục không nhiều quá gây ứ đọng vốn, khơng thiếu gây gián đoạn q trình sản xuất kinh doanh hoặc làm mất cơ hội kinh doanh. Trong cơ cấu tài sản lưu động của công ty năm 2008, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất (47.94%), đến năm 2009 hàng tồn kho tăng mạnh làm chênh lệch về mặt tuyệt đối trong hai năm là 4,619 triệu đồng. Các khoản mục cịn lại đều tăng đáng kể, trong đó nhiều nhất là khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tăng gần 3,008 triệu đồng với mức tăng tương ứng là 46.54%. Theo điều tra số liệu các khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn và có mức tăng trưởng nhanh như vậy là do sang năm 2010 công ty tiếp tục tăng khối lượng sản phẩm kinh doanh .

Sang năm 2010, các khoản mục đều giảm. Chính điều này đã góp phần làm cho tổng hàng tồn kho giảm mạnh 7,478 triệu đồng với tỷ lệ 31.51%, một phần là do quy mô kinh doanh trong năm không tăng, một phần do công ty thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường cùng với chính sách bán hàng hợp lý. Ta nhận thấy: Trong cơ cấu hàng tồn kho của công ty, khoản mục nguyên vật liệu tồn kho và chi phí kinh doanh ln chiếm tỷ trọng lớn.

Và như chúng ta đã biết, để nâng cao tốc độ luân chuyển của vốn lưu động cần thiết phải đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho. Vì vậy để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chúng ta nên xem xét một số chỉ tiêu liên quan sau: Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 1. Giá vốn hàng bán VNĐ 83,521,830,917 140,285,992,007 164,312,930,621 2. Giá trị HTK bình quân VNĐ 21,418,913,836 19,989,684,154 3. Số vòng quay HTK (3)=(1)/(2) Vòng 6.550 8.220 4. Số ngày 1 vòng quay HTK (4)=360/(3) Ngày 55 44

Qua bảng phân tích trên ta thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty từ năm 2008 đến năm 2010 có xu hướng tăng dần. Năm 2009, hàng tồn kho chỉ quay được 6.55 vòng nên mỗi vòng quay hết 55 ngày. Sang năm 2010, sự tăng lên của giá vốn hàng bán (17.13%, tương đương 24,027 triệu đồng) và sự sụt giảm của giá trị hàng tồn kho bình quân (1,429 triệu đồng) khiến số vòng quay hàng tồn kho tăng 1.67 vòng so với năm 2009, đạt 8.22 vòng. Số vòng quay hàng tồn kho tăng nên hệ quả tất yếu là số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho giảm xuống, sang năm 2010 cơng ty chỉ cịn cần 44 ngày để quay 1 vịng giá trị hàng tồn kho trung bình, giảm 11 ngày so với năm 2009. Điều đó cho thấy hiệu quả quản lý và sử dụng hàng tồn kho của công ty qua các năm là tốt dần lên mặc dù tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chưa cao. Cụ thể là sang năm 2010 công ty đã thực hiện tốt cơng tác nghiên cứu thị trường cùng với chính sách bán hàng hợp lý (khuyến mại theo khối lượng, khuyến mại nhận hàng tại ga, cảng; tăng cường công tác tiếp thị, chào hàng...) đã góp phần giảm đi một lượng lớn hàng tồn kho.

2.3.2.5. Tài sản lưu động khác

Qua bảng phân tích trên ta thấy tài sản lưu động khác của cơng ty qua các năm có nhiều biến đổi. Năm 2009, vốn đầu tư cho tài sản lưu động khác của

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty CP vật tư nông nghiệp II đà nẵng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)