Tác động của lạm phát đối với kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình lạm phát ở việt nam những năm gần đây (Trang 27 - 34)

Lĩnh vực tiền tệ, tín dụng:

Đối với các Ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, lạm phát tăng cao, sức mua đồng tiền giảm xuống, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.

Đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy

động sát với diễn biến của thị trường vốn. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các ngân hàng (17% – 18%/năm cho kỳ hạn tuần hoặc tháng), luôn tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, rồi lại tiếp tục cạnh tranh đẩy lãi suất huy động lên, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống ngân hàng thương mại.

Lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông, nhưng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh vẫn rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện.

Tính thanh khoản của các ngân hàng bị ảnh hưởng, rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ.

Như vậy lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng.

Lĩnh vực sản xuất:

Lạm phát tăng cao đã làm giá đầu vào và đầu ra của các nguyên vật liệu, sản phẩm biến động không ngừng tạo nên sự mất ổn định trong thị trường, gây khó

khăn khơng nhỏ đối với các Doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa giá cả tăng cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số gần 350.000 doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay, khoảng 95% là Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoảng 20% doanh nghiệp khó có thể tiếp tục hoạt động. Ngồi nhóm này, 60% thành viên hiệp hội đang chịu tác động của khó khăn kinh tế, nên sản xuất sút kém. Lạm phát đang làm các cơng ty khơng kiểm sốt được chi phí, mất thị trường và khơng đủ vốn để duy trì sản xuất. 20% cịn lại là các cơng ty chịu ít ảnh hưởng và vẫn trụ vững do trước nay ít phải nhờ đến nguồn vốn vay và được các lãnh đạo có kinh nghiệm dẫn dắt.

Số liệu điều tra của Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, ngay cả trong điều kiện lạm phát, trên 90% doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh vẫn có nhu cầu vay vốn. Tuy nhiên, chỉ hơn 10% được vay 100% theo nhu cầu. Như vậy 80% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang đứng trước nguy cơ phá sản. Vốn tiền thiếu, nhiều doanh nghiệp thực hiện mua chịu, bán chịu, cơng nợ thanh tốn tăng, thốt ly ngồi hoạt động.

Lĩnh vực lưu thông:

Lạm phát tăng cao đến 23% làm giảm giá trị đồng tiền trong nước. Lạm phát cao khuyến khích các hoạt động đầu tư mang tính đầu cơ trục lợi hơn là đầu tư vào các hoạt động sản xuất (ví dụ: khi có lạm phát, nếu ngân hàng khơng tăng lãi suất tiền gửãi thì dân chúng sẽ khơng gửi tiền ở ngân hàng mà tìm cách đầu cơ vào đất đai khiến giá cả đất đai tăng cao...). Chính những hoạt động đầu cơ này lại càng làm cho thị trường trở nên khan hiếm hàng hóa, dẫn đến mất cân bằng cung-cầu.

Tác động đến xã hội:

Với việc giá cả gia tăng trong khi đó đồng lương cơ bản chưa tăng, giá trị tiền đồng giảm sút đã gây rất nhiều khó khăn trong tiêu dùng cho người dân. Những người bị hứng chịu mạnh nhất đó là các cơng chức nghỉ hưu, sinh viên, nông dân và người nghèo.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ LẠM PHÁT HIỆN NAY

Điều tiết giảm tổng cầu của nền kinh tế để giảm bớt sức ép lạm phát; thu hẹp chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế để từng bước giảm sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn lực bên ngoài, cải thiện cán cân thanh tốn, kiểm sốt nợ cơng và nợ quốc gia bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Cần tập trung thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

Trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cần ưu tiên vốn tín dụng phục vụ trực tiếp sản xuất hàng hoá, sản xuất hàng xuất khẩu, sản xuất nơng nghiệp, thuỷ sản; hạn chế cấp vốn tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, nhập khẩu hàng hố thuộc diện khơng khuyến khích nhập khẩu; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tiếp cận nguồn vốn. Từng bước giảm mặt bằng lãi suất bảo đảm hài hồ lợi ích của người gửi tiền và người đi vay, khuyến khích được doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần bảo đảm cung - cầu hàng hoá và các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là cân đối nguồn điện.

Trong điều hành chính sách tài khố, kiên quyết không chi ngân sách nhà nước vượt dự toán chi đã được phê duyệt, đưa mức bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 5% GDP; quản lý chặt chẽ các khoản chi có nguồn gốc ngân sách và việc ứng chi ngân sách nhà nước; tiến hành khẩn trương và cương quyết việc cắt giảm các dự án đầu tư chưa cần thiết. Chính phủ cần giao cụ thể chỉ tiêu cắt giảm vốn đầu tư cho mỗi ngành, mỗi địa phương, việc cắt giảm các dự án cụ thể giao cho ngành và địa phương quyết định.

Về tình hình xuất nhập khẩu, cần thực hiện các biện pháp quyết liệt giảm tỷ lệ nhập siêu xuống dưới 16% tổng kim ngạch xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập khẩu, góp phần cải thiện mạnh cán cân thanh toán, bảo đảm cân

đối ngoại tệ quốc gia. Tăng cường kiểm tra, giám sát, không cho nhập khẩu thiết bị, vật tư, hàng hoá đã sản xuất được trong nước; hạn chế đến mức tối thiểu nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ. Khuyến khích đầu tư sản xuất các hàng hố thay thế hàng nhập khẩu đủ sức cạnh tranh về giá cả và chất lượng.

Cần cơ cấu lại việc phân bổ các nguồn lực cho các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế một cách hợp lý trên cơ sở có cơ cấu đầu tư hiệu quả, lấy cơ cấu đầu tư là công cụ điều tiết sự phát triển nền kinh tế, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo và tiêu chí chủ yếu để quyết định đầu tư. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào ngành, lĩnh vực, những dự án có giá trị gia tăng cao trên cơ sở ứng dụng công nghệ, phát huy sáng tạo, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại; khẩn trương ban hành cơ chế, chính sách

Khuyến khích phát triển cơng nghiệp hỗ trợ.

Cần chú trọng tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng một số khu kinh tế ven biển làm động lực phát triển kinh tế vùng.

Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư của nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội, giảm vốn nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực, các dự án mang tính kinh doanh để tập trung vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực xã hội, nhất là giáo dục, đào tạo, y tế và an sinh xã hội. Hồn thiện chính sách xã hội hố đầu tư để khai thác tối đa các nguồn lực trong xã hội phục vụ cho đầu tư phát triển.

KẾT LUẬN

Chúng ta nhận thức rằng quá trình đấu tranh chống lạm phát khơng đơn giản ngày một ngày hai. Nó là căn bệnh kinh niên nhưng việc xóa bỏ lạm phát hồn tồn thì cái giả phải trả khơng tương xứng với lợi ích đem lại.Tình hình diễn biến lạm phát và khắc phục nó tại Việt Nam rất phức tạp. Lạm phát đã hồnh hành cơng khái khi Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế xã hội, xóa bỏ bao cấp, quan liêu. Sự cải cách không đồng bộ giữa giá cả và quản lý kinh tế dẫn đến khủng hoảng trầm trọng. Thành công trong cuộc chống lạm phát 1989 và các biện pháp kiềm chế lạm phát năm 2008 đưa nước ta vượt lên chính là sự đổi mới trong nhận thức quản lý kinh tế của Đảng và nhà nước ta. Kinh tế ổn định đã làm tiền đề cơ sở cho sự thành công của các thành tựu trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, chính trị…những thành tựu to lớn mà chúng ta đạt được trong công cuộc chống lạm phát cũng khơng vì thế mà chúng ta chủ quan, nới lỏng.

Lạm phát ln rình rập và đe dọa chúng ta bất cứ lúc nào. Chính vì vậy Đảng và nhà nước cần phải luôn thận trọng trong mỗi bước đi của mình để đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển vững mạnh làm nền tảng để phát triên khoa học, giáo dục, đuổi kịp sự phát triển của các nước trong khu vực nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Điều này khơng chỉ của riêng ai mà một phần không nhỏ dành cho các nhà doanh nghiệp trẻ góp phần làm rạng danh đất nước trong nhiều năm tới này.

Nhóm sinh viên xin chân thành cảm ơn giảng viên Ths. Phạm Thị Nguyệt đã hướng dẫn giúp đỡ chúng tơi hồn thành đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình tài chính tiền tệ phần 1 – PGS. TS Phạm Thị Cúc - Khoa tài chính kế tốn – ĐH Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Các trang web:

http://www.gso.gov.vn – Tổng cục thống kê http://www.google.com.vn

http://www.tapchikinhte.com http://www.vneconomy.com

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình lạm phát ở việt nam những năm gần đây (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)