Tình hình phát triển

Một phần của tài liệu tìm hiểu về công nghệ rfid và ứng dụng trong quản lý bệnh nhân (Trang 32 - 34)

1.2.1.1. Tiềm năng sử dụng

Các thẻ RFID thường được hình dung như là sự thay thế cho mã vạch UPC hoặc EAN và có một số ưu điểm so với công nghệ mã vạch trước đây. Chúng không hoàn toàn thay thể được mã vạch một phần là do giá thành quá cao và phần còn lại là do có nhiều nguồn dữ liệu độc lập cho cùng một đối tượng để khai thác chúng.

Hơn nữa, EPC kiểu mới cùng với một số nguyên lý khác hiện rất phổ biến mà lại có giá thành hợp lý. Việc lưu trữ dữ liệu của các mục tin cần theo dõi sẽ yêu cầu rất nhiều terabyte trên tất cả các mức. Giải pháp là lọc (không ai lưu trữ dữ liệu mà không có mục đích xác định). Điều này giống như các sản phẩm sẽ được theo dõi nhờ các palét (pallet) sử dụng các thẻ RFID và mã UPC hoặc EAN với các mã vạch duy nhất ở mức đóng gói. Sự duy nhất của thẻ RFID có nghĩa là một sản phẩm có thể được theo dõi một cách độc lập khi nó được chuyển từ vị trí này đến vị trí khác và cuối cùng là đến tay khách hàng. Điều này giúp các công ty chống lại kẻ trộm và các hình thức mất mát sản phẩm khác. Hơn nữa, việc theo dõi sản phẩm như thế cũng là một đặc điểm quan trọng mà RFID hỗ trợ không chỉ gồm thông tin nhận dạng duy nhất mà còn gồm cả số hiệu (serial number) của sản phẩm. Và điều này giúp cho các công ty không chỉ đối phó với sự thiếu chất lượng mà còn góp phần tìm theo dõi và tìm hiểu khách hàng sau bán hàng. Thẻ RFID tích cực cũng có tiềm năng thực hiện chức năng như những cảm biến từ xa giá thành thấp dùng để loan báo thông tin từ một trạm gốc. Các ứng dụng có thể gồm: cảm biến về tình trạng đường nhờ các đèn báo, bản tin thời tiết, giám sát mức ồn.

1.2.1.2. Thế hệ thứ 2 (Gen 2 )

EPCglobal hiện đang làm việc về các chuẩn quốc tế sử dụng RFID và EPC trong việc nhận dạng bất kỳ đối tượng gì cho các công ty trên toàn cầu. Cơ cấu ban giám đốc gồm đại diện của GS1, GS1 US, công ty Gillette, Procter&Gamble, Wal- Mart, Hewlett-Packard, Johnon&Johson, Chackpoint Systems và Auto-ID Labs và các thành viên khác.

Chuẩn EPCglobal thế hệ 2 được đệ trình tháng 12/2004, và gần như tạo thành một xương sống các chuẩn thẻ RFID đi lên. Chuẩn này được đề xuất sau một cuộc tranh cãi từ Intermec do nó có thể xâm phạm đến một số chuẩn tiền thân của RFID. Cuối cùng người ta quyết đinh: chuẩn này bản thân nó không xâm phạm đến các chuẩn tiền thân, nhưng nó cần thiết phải tra tiền bản quyền cho Intermec nếu như thẻ loại này được đợc ở theo một cách cụ thể. EPC Gen2 chính là viết tắt của EPCglobal UHF thế hệ 2. Việc chuẩn hoá EPC dẫn đến được chấp nhận là ISO, cùng với các chuẩn bổ sung dựa trên chuẩn ISO 18000-6.

1.2.1.3. Các chuẩn xây dựng cho công nghệ RFID

• ISO 11784 & 11785 - Các chuẩn này qui định nhận dạng tần số vô tuyến cho động vật đưa ra khái niệm kỹ thuật và cấu trúc mã.

• ISO 14223/1 - Nhận dạng tần số vô tuyến với động vật, bộ thu phát cao cấp – giao diện vô tuyến.

• ISO 10536 • ISO 14443 • ISO 15693 • ISO 18000

• EPCglobal – Đây là nền tảng chuẩn gần như được chuẩn hóa quốc tế theo qui tắc ISO

Một phần của tài liệu tìm hiểu về công nghệ rfid và ứng dụng trong quản lý bệnh nhân (Trang 32 - 34)