.Phân đoạn thị trường cho sản phẩm nhựa đường

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa đường của công thương mại và xây dựng đà nẵng (Trang 64 - 66)

Phân đoạn thị trường là phân chia thị trường thành những đoạn khác nhau theo những tiêu thức định và sự phân chia này tạo đồng nhát cho mỗi đoạn, nhưng giữa các đoạn có sự khác nhau. Việc phân chia thị trường là cơ sỡ để công ty lựa chọn thị trường muạc tiêu và từ đó điều chỉnh chính sách phân phối sao cho hợp lý với từng thị trường.

Đối với mặt hàng nhựa đường thị trường hiện tai của công ty là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên mà chủ yếu là các tỉnh, thành phố đang nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước. Do đó cơng ty có thể phân đoạn thị trường thành ba khu vực khác nhau theo vùng địa lý như sau: - Thị trường Bắc Miền Trung gồm các tỉnh thành phố thuộc khu vực từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế.

- Thị trường Duyên Hải Miền Trung gồm các tnhr thành phố từ Đà Nẵng đến Khánh Hoà.

- Thị trường Tây Nguyên gồm các tỉnh thành phố thuộc khu vực Tây Nguyên.

Đây là ba khu vực có sự khác biệt về cấu trúc địa hình và mức tăng trưởng kinh tế của mỗi khu vực, đặc biệt là sự thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nhà nước cũng như các doanh nghiệp trong và ngồi nước vào từng khu vực có sự khác biệt rõ rệt.

2. XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CHO SẢN PHẨM NHỰA ĐƯỜNG.

Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa đường của công ty chủ yếu là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Đây là một thị trường lớn so với nguồn lực của cơng ty. Do đó cơng ty nên chú trọng đến những khúc thị trường có sức tiêu thụ mạnh, doanh số cao, tốc độ tăng trưởng thị trường cao. Muốn đạt được điều đó cơng

ty nên định hướng cho mình một thị trường mục tiêu trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Để xác định được điều này có rất nhiều phương thức phân đoạn thị trường, nhưng cơng ty có thể dựa vào phương thức tính tổng mức vốn đầu tư trực tiếp cho nhu cầu xây dựng cơ sỡ hạ tầng của từng khu vực thị trường, rồi lựa chọn cho mình một khúc thị trường phù hợp với khả năng kinh doanh của công ty.

Đến nay khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã có 353 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt trên 4 tỉ USD, chiếm 6,3% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Quy mô dự án đạt gần 11,4 triệu USD/dự án, cao hơn bình qn quy mơ dự án FDI của cả nước (khoảng 9 triệu USD/dự án . Đặc biệt lưu ý việc nguồn vốn FDI đổ vào miền Trung - Tây Nguyên trong năm 2007 tập trung chủ yếu vào công nghiệp - xây dựng (chiếm 57,7% tổng vốn đăng ký). Qua đó đưa tổng nguồn vốn FDI đầu tư vào cơng nghiệp - xây dựng của khu vực này chiếm 62% tổng vốn đăng ký. Chính quyền các địa phương cịn đặc biệt quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư nên đã mở ra những triển vọng mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng đất này.

Miền Trung - Tây Nguyên lại là nơi khá dày đặc các khu kinh tế, khu công nghiệp (KCN) tập trung. Hiện khu vực này đã có 6 khu kinh tế, gồm: Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Bờ Y (Kon Tum), Nhơn Hội (Bình Định), Chân Mây – Lăng Cơ (TT - Huế) và Lao Bảo (Quảng Trị), cùng gần 20 KCN.

Nhằm thúc đẩy sự phát triển của miền Trung, Chính phủ đang đề ra chủ trương đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Đây được coi là yếu tố quan trọng trong việc phát triển bền vững của toàn vùng

Theo hướng này, miền Trung sẽ được đầu tư từ các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, ODA, thu hút vốn tư nhân trong nước và nước ngồi để xây dựng các cơng trình lớn về kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo thông suốt, gắn kết với các vùng phụ cận, nối liền các cảng biển sân bay, đô thị ven biển với vùng phía Tây, đường Hồ Chí Minh. Đảm bảo kết nối giao thông đường bộ giữa miền Trung với các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Kông. Hệ thống các cảng biển của miền Trung sẽ được đầu tư nâng cấp để sớm đi vào khai thác quy mô lớn; tiếp tục đầu tư, nâng cấp các sân

bay quốc tế Đà Nẵng, Phú Bài và các sân bay khác trong khu vực, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư trong cả vùng

Theo định hướng trên, trong những năm qua, Bộ GTVT đã triển khai các dự án lớn về giao thông cả đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển... Đặc biệt đã tiến hành nâng cấp, khơi phục tồn tuyến QL1A qua miền Trung quy mơ 2 làn xe; đường Hồ Chí Minh đã hồn chỉnh giai đoạn 1 quy mô 2 làn xe. Hiện nay đang triển khai tiếp giai đoạn 2. Trong đó có các đoạn qua Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk...

Trong tương lai sẽ xây dựng giai đoạn 3 (đến năm 2020) với quy mô các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn cao tốc. Theo một báo cáo của Bộ GTVT thì mạng đường cao tốc qua miền Trung cũng sẽ được xây dựng trong một tương lai gần gồm các đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa quy mơ 6 làn xe, Thanh Hóa - Bãi Vọt (Hà Tĩnh) quy mô 4-6 làn xe, Cam Lộ - Đà Nẵng quy mô 4 làn xe, Đà Nẵng - Quảng Ngãi quy mô 4 làn xe, Quảng Ngãi - Quy Nhơn quy mô 4 làn xe, Nha Trang - Dầu Giây quy mơ 4-6 làn xe. Trong đó ưu tiên xây dựng sớm các đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa, Thanh Hóa - Bãi Vọt, Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Với sự phát triển đó cho thấy nhu cầu phát triển thị trường của thị trường Duyên Hải Miền Trung là khá lớn, so với hai khu vực thị trường còn lại kéo theo nhu cầu vè xây dựng đường sá phục vụ cho cơ sơ hạ tầng cũng tăng theo. Đây cũng là khu vực có hệ thống cảng biển dày đặt thuận lợi cho công tác nhập khẩu nhựa đường của cơng ty. Do đó cơng ty chọn thị trừng Duyên Hải Miền Trung là thị trường mục tiêu cho sản phẩm nhựa đường.

Một phần của tài liệu Những giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa đường của công thương mại và xây dựng đà nẵng (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)