Viêm da tiếp xúc

Một phần của tài liệu Giáo trình: DA LIỄU pot (Trang 38)

hình ảnh lâm sàng để phân biệt.

7. Điều trị và phòng bệnh

Tuỳ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ và tuỳ thuộc vào giai đoạn của bệnh.

7.1. Tuyến y tế cơ sở.

Tại chỗ: Nếu bệnh mới bắt đầu, mụn nước chưa dập vỡ nên dùng thuốc dịu d: hồ

nước, Rivanol 1%, Phunepigel.

Nếu các mụn nước đã dập vỡ: chấm thuốc màu dung dịch Eosin 2% , Milian,

Castellani.

Nếu thương tổn đau rát nhiều, dùng kem giảm đau: Lidamanth hoặc Mantadil

crem,

Toàn thân:

- Cho thuốc giảm đau : Paracetamol, Analgin, Apranax

- An thần: Seduxen, Rotunda. - Kháng Histamin tổng hợp

- Tăng cường sinh tố nhóm B(B1, B5, B6 , B12 ), C - Khi bội nhiễm : Cho dùng kháng sinh nhóm Cyclin

7.2. Tuyến chuyên khoa:

Trường hợp nặng chuyển bệnh nhân lên tuyến huyện, tỉnh: Điều trị kết hợp tại

chỗ và toàn thân dùng thuốc Acyclovir:

Zovirax (Acyclovir) viên 200mg x 5 viên/ngày. Uống trong vòng 5 - 7 ngày (Dùng trong 72 giờ đầu kết quả rất tốt, tránh được đau sau Zona )

Dối với bệnh nhân già yếu: đau sau Zona rất khó chịu. Để hạn chế đau sau Zona, dùng prednisolon : 60 mg/ngày x 7 ngày

40 mg/ngày x 7 ngày 20 một ngày x 7 ngày

Uống một lần vào 8 giờ sáng sau ăn.

Dùng Vitamin nhóm B, thuốc giảm đau: Capsaicin, Paracetamol

7.3. Phòng bệnh

7.3.1. Phòng bệnh cấp I:

- Cần ăn uống đầy đủ: ăn hoa quả nhiều sinh tố, ăn thực phẩm cân đối các thành phần

dinh dưỡng đầy đủ. Tránh các kích thích căng thẳng về thần kinh. Cần tạo cuộc sống

lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao đều đặn (nếu có điều kiện).

- Dùng gam ma globulin miễn dịch: chỉ hiệu quả ngừa bệnh nếu được sử dụng trong

vòng 96 giờ sau khi tiếp xúc nguồn lây (hiện nay ít sử dụng).

- Dùng thuốc tiêm phòng: Vaccin là virus giảm độc lực. Trẻ từ 9 tháng đến 13 tháng tuổi tiêm 1 mũi duy nhất. Từ 13 tuổi trở lên: tiêm 2 mũi cách nhau 4 đến 8 tuần.

7.3.2. Phòng bệnh lấp II:

Khi mới bị đau rát tại vùng sắp mọc tổn thương nên dùng mỡ Acyclovir bôi tại chỗ. Nếu sau một ngày khơng đỡ thì đến khám tại cơ sở y tế để được điều trị đúng

cách.

7.3.3. Phịng bệnh cấp III:

Khi bệnh nặng hoặc có biến chứng cần chuyển người bệnh đến tuyến chuyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh Da Liễu - Bộ môn Da liễu. Trường Đại học Y - Dược TP Hồ Chí Minh 1999. 2. Hồng Văn Minh - Chẩn đốn bệnh Da Liễu bằng hình ảnh và cách điều trị. Nhà

xuất bản Y học, 2000.

3. Bệnh Da liễu - Bộ môn Da Liễu Trường đại học Y khoa Hà Nội, NXB Y học 1992. 4. Kế hoạch bài giảng và bài giảng chi tiết - trường đại học Y Huế 1999.

1. Tên môn học : Da liễu

2. Tên bài : BỆNH HERPES

3. Tài.liệu học tập : Lý thuyết

4. Đối tượng : Sinh viên đa khoa

5. Thời gian : 01 tiết 6. Địa điểm giảng : Giảng đường

MỤC TIÊU HỌC TẬP:

1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng và biến chứng của bệnh Herpes.

2. Diễn giải được cách chẩn đốn, điều trị và phịng bệnh Herpes theo các tuyến y tế.

NỘI DUNG 1. Căn nguyên

Là bệnh ngoài da rất thường gặp, tác nhân gây bệnh là do virus có ái tính với tế bào da và niêm mạc, thuộc nhóm virus Herpes( Herpes Simplex Virus - HSV). HSV có 2 týp: týp 1 và týp 2 (HSV1 và HSV2). HSV1 thường gây bệnh ở niêm mạc phần

trên cơ thể, HSV2 gây tổn thương ở phần dưới cơ thể, chủ yếu là ở bộ phận sinh dục (90% các trường hợp). Vì vậy, bệnh này cịn đường xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua

đường tình dục. Phụ nữ có thai bị Herpes sinh dục có nguy cơ lây truyền cho thai nhi,

nhất là khi gần lúc sinh đẻ ( 30 - 50%), và thấp hơn ở giai đoạn tái phát bệnh.

HSV khi được tiêm truyền vào giác mạc thỏ, có ái tính với tế bào da và niêm

mạc. Vius này hay gặp ở người lành, nhất là trong nhớt bọt.

Cơ chế sinh bệnh: Do tác dụng của nhiều yếu tố khác nhau, các virus tiềm tàng

trỗi dậy và gây bệnh. Qua đường máu hoặc thần kinh hoặc qua da, niêm mạc xây sát, virus xâm nhập vào da và gây bệnh ở đó. Tính chất ái lính thần kinh được chứng minh bằng phản ứng tế bào thoảng qua trong nước não tuỷ của các bệnh nhân bị mụn rộp. Nước não tuỷ có thể gây bệnh khi tiêm truyền cho thỏ. HSV không gây miễn dịch.

Tổn thương da khu trú ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể nhưng hay gặp nhất là ở quanh môi, ở mép ở vùng sinh dục và mông. Theo y văn: bệnh hay gặp về mùa xuân, mùa thu. Bệnh có thể gặp ở nam cũng như nữ với mọi lứa tuổi, nhưng tần xuất gặp ở nữ nhiều hơn nam.

2. Lâm sàng:

Trước khi xuất hiện thương tổn ngoài da, bệnh nhân thấy ngứa hoặc rái ở một vùng da. Sau đó xuất hiện một dát đỏ phù thũng, trên dát đỏ có nhiều mụn nước. Các mụn nước này hình trịn, hình cầu, bằng nhau, kích thước 2 - 4 mm đường kính, trong suốt có chứa một chất nước vàng chanh, về sau trở nên đục. Có thể chỉ có 3 - 4 mụn nước hoặc có khi hàng chục mụn, sắp xếp thành chùm. Các mụn nước có thể liên kết với nhau tạo thành một phỏng nước, bờ gồm nhiều cung nhỏ, một số mụn nước khổng lồ thể hiện bằng những phỏng nước dạng Pemphigut, giống bệnh Dịch ung - Brocq.

Sau vài ngày mụn nước vỡ ra khô đét lại, đóng vẩy tiết nhỏ màu vàng hoặc hơi nâu, bám chặt vào thương tổn về sau rụng đi để lại một dát đỏ, sau một thời gian ngắn màu da sẽ trở lại bình thường, khơng để lại sẹo. Tiến triển chung của đám tổn thương là khoảng 8 - 1 5 ngày.

Về số lượng: có thể chỉ một đám đơn độc, nhưng thường thường có nhiều đám

khu trú trên một vùng nhất định. Ở trường hợp mụn rộp lan toả sẽ thấy nhiều đám

thương tổn. Ở nhiều nơi trên một hoặc ở vùng sinh dục. Nếu Herpes tổn thương ở

niêm mạc sinh dục sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

Herpes sinh dục trên bệnh nhân HIV/AIDS: Biểu hiện bệnh lý sinh dục hoặc quanh hậu môn kéo dài hơn và nặng, tổn thương đau và khơng điển hình.

Cá biệt có triệu chứng toàn thân sốt, nếu mụn rộp trong họng gây viêm họng. Có trường hợp bệnh nhân đau dữ đội như trong thể mụn rộp đau thần kinh của Mauriac. Có trường hợp khơng có triệu chứng ngồi da, mà biểu hiện bằng triệu chứng thần kinh đơn thuần, cụ thể là triệu chứng ngứa và nóng bỏng.

3. Biến chứng

- Bệnh tiến triển lành tính 8 - 15 ngày khỏi bệnh nhưng hay tái phát. Các đợt tái phát có khi theo một chu kỳ nhất định ở một vùng da nhất định nhưng hiếm khi ở một

điểm cố định. Trong thể mụn rộp tái phát, các vị trí thường gặp là mơi má (trẻ em),

mơng và nhất là vùng sính dục. Bệnh tái phát nhiều lần có thể gây nên các biến chứng: - Herpes lan toả: xuất hiện nhiều đám tổn thương ở nhiều nổi trên mặt, hoặc vùng niêm mạc sinh dục.

- Herpes thể mụm rộp đau thần kinh của Mauriac: bệnh nhân đau dữ dội nhất là khi thương tổn khu trú ở vùng hậu môn sinh dục. Các cơn đau dữ dội này lan xuống vùng thần kinh toạ, mông, thắt lưng chi dưới, kèm theo co thắt và đau các cơ tròn. Các cơn đau thường xuất hiện dài 24 - 48 giờ trước khi xuất hiện thương tổn.

- Herpes sinh dục trên bệnh nhân HIV: Biểu hiện bệnh lý sinh dục hoặc quanh hậu môn kéo dài hơn và nặng, tổn thương đau và khơng điển hình.

4. Giải phẫu bệnh

Tế bào gai bị hư biến, mất các cầu nối, rơi vào trong mụn nước và phồng lên (mụn nước nằm ở trong lớp gai). Ở trung bì có thâm nhiễm tế bào đa nhân; các tế bào này thâm nhập một cách nhanh chóng vào các mụn nước.

5. Chẩn đoán

5.1. Chẩn đoán xác định:

Ở tuyến xã, huyện, hay tỉnh chủ yếu là dựa vào triệu chứng lâm sàng: mụn nước

mọc thành chùm ở vùng da bán niêm mạc hoặc niêm mạc, kèm theo hơi ngứa hoặc rát, mụn nước vỡ đóng vẩy tiết

5.2. Chẩn đoán phân biệt:

5.2.1. Bệnh Zona: bọng nước mọc thành chùm đi theo hướng đi của dây thần kinh , và

chỉ khu trú ở một bên cơ thể. Triệu chứng cơ năng đau rát là chính.

5.2.2. Chốc bọng nước nhỏ: mụn nước nhỏ, vỡ đóng vảy tiết màu vàng chanh kèm

theo triệu chứng tồn thân sốt, có hạch và ngứa dấm dứt, ít đau.

6. Điều trị và phòng bệnh

6.1. Tại tuyến y tế cơ sở: Đối với thể mụn rộp thông thường chỉ cần bôi mỡ

Tetracyclin, khi chưa có mụn nước. Nếu có mụn nước chấm dung dịch màu: xanh mêtylen, đến giai đoạn khô nước đóng vảy tiết: bơi mỡ Tetracylin, khơng bơi mỡ có

corticoide .

Nếu tổn thương lan toả, hoặc triệu chứng toàn thân nặng nề chuyển luyến tỉnh

điều trị.

6.2. Tại tuyến chuyên khoa:

* Tại chỗ: Bôi các dung dịch màu, khi tổn thương khô bôi mỡ Tetracyclin

* Toàn thân:

- Acyclovir 200 mg x 5 viên/ ngày. Uống 5 -7 ngày. Thời gian điều trị có thể kéo dài

nếu tổn thương chưa lành hẳn.

- Dùng sinh tố nhóm B : B1 , B2 , B6 ...

* Điều trị Herpes sinh dục tái phát: Bắt đầu điều trị ngay khi có tiền triệu hoặc trong

vòng 1 ngày khi xuất hiện triệu chứng bệnh:

- Acyclovl r 400 mg x uống 3 lần/ngày x 5 ngày, hoặc

- Acyclovl r 200-mg x uống 5 lần/ ngày x 5 ngày

- Famciclovir 12t mít - uống 2 lần/ngày x 5 ngày Thời gian điều trị trên 6 tháng (áp

* Điều trị biến chứng: viêm phổi, viêm gan, viêm não, màng não: dùng Acyclovir

tiêm tĩnh mạch: Acyclovir 5 - 10 mg/kg tiêm ngày 3 lần cách nhau 8 giờ, trong 5- 7 ngày, hoặc đến khi bệnh khỏi.

* Điều trị Herpes cho người nhiễm HIV:

- Acyclovir 400 mít xuống 3- 5 lần/ ngày hoặc - Famciclovir 500 mít x uống 2 lần/ ngày Trị liệu cho đến khi hết triệu chứng lâm sàng

* Trường hợp nặng:

- Acyclovir 5 mg/kg cân nặng, tiêm tĩnh mạch 3 lần/ngày (tổng liều 15 - 30mg/kg/ngày cách nhau 8 giờ. Một số trường hợp dùng Acyclovir bệnh khơng khỏi, có thể do chủng virus kháng thuốc. Hầu hết các chủng kháng lại Acyclovir thì cũng kháng lại Famciclovir và Valacyclovir.

- Foscarnet 40mg/kg cân nặng, tiêm tĩnh mạch 8 giờ/1ần cho đến khi khỏi bệnh. - Thuốc bôi dạng gel Acyclovi r 1% cũng có hiệu quả, ngày bơi tại tổn thương 2 lần.

- Trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm Herpes sinh dục thì cán cho Acyclovir 30 - 60 mg/kg/ ngày x 10 - 20 ngày.

6.3. Phòng bệnh

6.3.1. Phòng bệnh cấp I.

- Cần ăn uống đầy đủ: hoa quả có nhiều sinh tố, ăn thực phẩm cân đối các thành phần dinh dưỡng. Tránh các kích thích căng thẳng về thần kinh, cần tạo một cuộc sống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao đều đặn (nếu có điều kiện).

- Dùng gamma globulin miễn dịch: chỉ hiệu quả ngừa bệnh nếu được sử dụng trong vòng 96 giờ sau khi tiếp xúc nguồn lây (hiện nay ít dùng).

- Dùng thuốc tiêm phịng: Vaccin là virus giảm độc lực. Trẻ từ 9 tháng đến 13 tháng

tuổi tiêm 1 mũi duy nhất. Từ 13 tuổi trở lên: tiêm 2 mũi cách nhau 4 đến 8 tuần.

6.3.2. Phòng bệnh cấpII:

Khi mới bị ngứa rát tại vùng sắp mọc tổn thương nên dùng mỡ Acyclovir bơi tại chỗ. Nếu sau một ngày khơng đỡ thì đến khám tại cơ sở y tế để được điều trị đúng

cách.

6.3.3. Phòng bệnh cấp III:

Khi bệnh nặng hoặc có biến chứng cần chuyển người bệnh đến tuyến chuyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Da Liễu- Bộ môn Da liễu Trường Đại học Y Hà Nội. NXB Y học 1994.

2. Bệnh Da Liễu - Bộ môn Da liễu. Trường Đại học Y - Dược TP Hồ Chí Minh 1999. 3. Hồng Văn Minh (2000), Chẩn đốn bệnh Da Liễu bằng hình ảnh và cách điều trị.

Nhà xuất bản Y học.

1. Tên môn học : Da liễu

2. Tên tài liệu học tập : BỆNH THUỶ ĐẬU (Varicella)

3. Bài giảng : Lý thuyết

4. Đối tượng : Sinh viên đa khoa

5. Thời gian : 01 tiết

6. Địa điểm giảng : Giảng đường

MỤC TIÊU HỌC TẬP:

1. Trình bày được đặc điểm dịch tễ và sinh bệnh học bệnh thuỷ đậu. 2. Phân loại được các thể lâm sàng bệnh thuỷ đậu.

3. Diễn giải được cách chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh thuỷ đậu tại cộng đồng.

NỘI DUNG 1. Đại cương

Thuỷ đậu là một bệnh da do vi rút (varicella zosler virus - hay viết tắt: VZV),

bệnh hay lây và lành tính, có đặc điểm lâm sàng là phát ban, dát, sản, mụn nước, mụn mủ, vẩy tiết cùng tồn tại với nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh cũng thường kèm theo có triệu chứng tồn thân: sốt, mệt mỏi nhẹ. Sau khi khỏi bệnh sẽ để lại sẹo mờ nhạt.

Sự lây truyền: Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp, do hít phải các giọt nhỏ trong khơng khí từ mũi miệng của người bệnh; lây do gián tiếp không thường gặp. Bệnh nhân có khả năng lây truyền từ vài ngày trước khi nổi ban, cho đến hết đợt mọc mụn nước cuối cùng. VZV cịn có thể khí dung hố từ da của bệnh nhân Zona (Herpes zoster) và có thể gây nên thuỷ đậu. Bệnh thường phát triển thành dịch ở trường học, ở nhà trẻ và đa số người lớn ở thành thị đều đã mắc phải. Bệnh có miễn dịch bền vững.

Tuổi: 90% số ca xuất hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi, 5% ở lứa tuổi trên 5 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở Mỹ: 3.000.000 - 4.000.000 ca/ năm. Nhiễm vi rút tiên phát có thể xảy ra ở người trưởng thành, hãn hữu có biến chứng viêm phổi và viêm não.

Mùa: ở các vùng đô thị, dịch thuỷ đậu thường xuất hiện vào mùa đông và mùa

xuân.

Bệnh gặp phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới và hay gặp ở trẻ em, rất ít khi xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi vì có miễn dịch truyền từ người mẹ.

2. Sinh bệnh học

Vi rut thuỷ đậu xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên (miệng, hầu), tiếp đó nhân lên tại chỗ và gây nhiễm vi rút huyết tiên phát. Sau đó, VZV nhân lên trong tế bào hệ thống liên võng nội mô, rồi tiếp dần đến là gây nhiễm vuốt huyết thứ phát và lan tràn đến da và niêm mạc.

VZV xâm nhập vào lớp tế bào đáy, lớp gai và nhân lên, hình thành các hốc nhỏ và thối hố hình cầu ở tế bào biểu mơ, tích tụ dịch phù, thoái hoá mụn nước và tạo thành những chất vùi trong nhăn.

Cũng như tất cả các loại Herpes virus khác, VZV có thể trở thành tiềm ẩn vì nó trú ngụ ở hạch cảm giác. Khi tái hoạt động, nó sẽ gây nên bệnh Zona (Herpes zoster). Bệnh có thể gây biến chứng viêm phổi kẽ, viêm não (những ổ huỷ myelin trong não).

3. Lâm sàng

3.1. Thể lâm sàng điển hình:

3.1.1 Thời kỳ ủ bệnh thay đổi từ 10 - 23 ngày

Tiền triệu: người bệnh nhức đầu, khó ở, sổ mũi, đau mình, thường biểu hiện rõ ở người lớn hơn là trẻ em.

3.1.2. Giai đoạn tồn phát : sau 24 - 36 giờ khi có tiền triệu sẽ xuất hiện sốt mức độ

vừa phải và phát ban.

Ngoại ban: ban đầu là dạng vết chấm, săn (thường khơng quan sát thấy), có khi là sản phù vànhanh chóng thành mụn nước (trong 24 - 48 giờ). Mụn nước như “giọt nước” hoặc “giọt sương” trên cánh hao hồng, nơng, thành mỏng, có quầng viêm đỏ xung quanh, thường kèm theo có ngứa. Trong mụn nước có chứa dịch màu vàng nhạt, trở nên lõm và nhanh chóng trở thành mụn mủ, màu mủ trắng mịn, và thành vẩy tiết màu đỏ nâu trong 8 - 12 giờ. Vẩy tiết rụng sau 1 - 3 tuần. Khi khỏi để tại vết hồng, một số có nền hơi lõm, có thể thành sẹo một thời gian dài hay sẹo vĩnh viễn. Vì phát ban

Một phần của tài liệu Giáo trình: DA LIỄU pot (Trang 38)