Giai đoạn 1: Là giai đoạn mới thành lập Lúc này các thành viên được tập hợp từ nhiều nơi để tiến hành học tập một khoá học mới ( đầu cấp học) cho nên chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường THPT lý thường kiệt huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 29 - 32)

từ nhiều nơi để tiến hành học tập một khoá học mới ( đầu cấp học) cho nên chưa quen biết nhau. Vai trò của nhà giáo dục, người tổ chức là rất quan trọng. Nhà giáo dục phải trực tiếp giải quyết tất cả những công việc cho đến khi ban tự quản lớp được chỉ định. Sự chỉ định này mới dừng lại ở mức cảm tính, qua nghiên cứu tài liệu, học bạ hoặc gặp gỡ ban đầu. Công việc của tập thể dần dần đi vào nền nếp, các thành viên hiểu nhau hơn. Cuối giai đoạn này bắt đầu xuất hiện những phần tử tích cực, chủ động và xung phong thực hiện những công việc chung. - Giai đoạn 2: Trong tập thể đã xuất hiện những thành viên tích cực gương mẫu trong học tập và tu dưỡng. Ban tự quản được bầu chính thức, chủ động đề xuất cơng việc và được các thành viên khác ủng hộ. Các mối quan hệ tốt đẹp được thiết lập, các thành viên có những yêu cầu cao hơn đối với nhau và với cả tập thể, để thực hiện những công việc chung. Trong tập thể cũng xuất hiện những sáng kiến mới, những dư luận lành mạnh, sinh hoạt đi vào thế ổn định. Nhà giáo dục, nhà tổ chức rút dần ra sau hậu trường để chỉ dẫn ban tự quản làm việc. - Giai đoạn 3: Giai đoạn lớn mạnh của tập thể. Tập thể có phong trào thi đua, hình thành những nét truyền thống đẹp. Mỗi thành viên tự yêu cầu cao với mình và với tập thể. Ban tự quản là những người gương mẫu, có năng lực được tập thể tín nhiệm và bầu chính thức. Kỷ luật tập thể được tơn trọng và tự giác tuân thủ, trật tự được đảm bảo, mọi người đều có ý thức tự giác phấn đấu vươn lên vì lợi ích chung. Dư luận lành mạnh chiếm ưu thế chủ đạo, điều khiển mọi hành vi hoạt động cá nhân và tập thể. Nhà giáo dục theo dõi giúp đỡ tư vấn qua các kế hoạch đầu năm, học kỳ và giúp các em điều khiển, điều chỉnh công việc quản lý tập thể.

1.3. Quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh ở trƣờng trung học phổ thông

1.3.1. Quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh

1.3.1.1. Khái niệm

Dựa trên các khái niệm quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và nội dung lý luận xây dựng tập thể HS đã trình bày và phân tích ở mục trên, đến đây có thể đưa ra khái niệm cụ thể về quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh.

Quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường thực chất là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp) đến khách thể quản lý (tập thể học sinh toàn trường, tập thể lớp học) nhằm đạt mục đích tổ chức các hoạt động tập thể, liên kết các học sinh trong lớp, trong trường thành một tập thể phát triển hồn thiện để chính tập thể học sinh này trở thành phương tiện giáo dục của người quản lý, góp phần biến q trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, quá trình quản lý thành quá trình tự quản lý.

1.3.1.2. Nội dung cơ bản của quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh

Quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường THPT là một chu trình cơng tác dựa trên chu trình năm học, bao gồm các nội dung cơ bản:

+ Trước hết là việc lập kế hoạch cụ thể. Cơ sở để xây dựng kế hoạch là các văn bản chỉ thị về nhiệm vụ năm học của Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo, Điều lệ trường trung học và nội quy của nhà trường. Cơ sở để xây dựng kế hoạch cịn dựa vào chương trình phối hợp hoạt động giữa Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Bộ giáo dục đào tạo. Cơ sở quan trọng nữa để xây dựng kế hoạch chính là đặc điểm tình hình học sinh toàn trường và từng lớp (số lượng, trình độ, hồn cảnh). Tiến hành lập kế hoạch bảo đảm tính pháp chế, tính khoa học và tính thực tiễn. Kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu phấn đấu của từng lớp và của Đoàn trường về tỷ lệ xếp loại học lực, hạnh kiểm, chuyên cần...

- Kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ giáo dục và Trung ương Đoàn đề ra theo chủ đề từng năm học.

- Kế hoạch hoạt động của Đồn trường do Bí thư và Ban chấp hành Đoàn trường phối hợp xây dựng.

- Kế hoạch được thể hiện bằng văn bản gửi tới giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh toàn trường.

Kế hoạch cần được trở thành chương trình hành động của mỗi tập thể học sinh và của từng học sinh. Kế hoạch của lớp, của chi đoàn, sổ tu dưỡng, bản đăng ký thi đua, bản cam kết của cá nhân học sinh cần được triển khai và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.

+ Sau bước lập kế hoạch là chỉ đạo thực hiện các kế hoạch. Trước hết hiệu trưởng chỉ đạo hệ thống giáo viên chủ nhiệm lớp. Cần xác định rõ nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp; lựa chọn và phân công giáo viên chủ nhiệm lớp; tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm lớp.Tiếp theo là phối hợp với giáo viên cố vấn đồn trường, bí thư Đồn trường để phối hợp tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện cho bí thư Đồn trường.

+ Cuối cùng là kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng các tập thể học sinh. Thông tin phản hồi cho các chủ thể và đối tượng quản lý và có những quyết định điều chỉnh, bổ sung cần thiết.

Về cơ bản, các nội dung cơ bản trong chu trình này cũng tương tự việc thực

thi các chức năng của quản lý nói chung và trong quản lý giáo dục nói riêng.

1.3.2. Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý công tác xây dựng tập thể học sinh

Rõ ràng rằng, hiệu trưởng trường THPT là chủ thể q trình quản lý cơng tác xây dựng tập thể HS tồn trường và cả của cơng tác xây dựng tập thể lớp. Tuy nhiên, cũng như đối với các q trình quản lý khác trong cơng tác quản lý nhà trường, hiệu trưởng thực hiện chức trách của mình chủ yếu bằng vai trị người tổ chức, lãnh đạo thơng qua một hệ thống cơ cấu chức năng quản lý do chính hiệu trưởng thiết lập nên.

1.3.2.1. Phối hợp với tổ chức Đồn trong cơng tác xây dựng tập thể học sinh

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo. Tổ chức Đồn có vai trị vơ cùng quan trọng trong nhà trường:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với công tác xây dựng tập thể học sinh ở trường THPT lý thường kiệt huyện thủy nguyên, hải phòng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)