Đánh gía công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Vpbank Việt Nam

Một phần của tài liệu 225479 (Trang 35 - 45)

Cơ cấu tổ chức của vpbank

2.2.2. Đánh gía công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Vpbank Việt Nam

nghiệp tại Vpbank Việt Nam

2.2.2.1 Kết quả đạt được

Về quy trình thực hiện: Công tác chấm điểm được tuân thủ theo 7 bước tiến hành. Bất kể một doanh nghiệp nào dù là khách hàng mới hay là khách hàng truyền thông khi vay vốn, các cán bộ tín dụng đều thực hiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh

nghiệp theo quy trình của Vpbank. Việc này đảm bảo tính thống nhất trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp làm cơ sở so sánh thứ hạng giữa các doanh nghiệp giúp các cán bộ tín dụng có quyết định tốt hơn trong công tác cho vay, đảm bảo lựa chọn được khách hàng tốt hơn một cách khoa học và công bằng.

Thông thường cán bộ tín dụng sẽ tiến hành chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp định kỳ 6 tháng một lần như vậy sẽ đảm

bảo cập nhật thông tin mới về doanh nghiệp giúp cho công tác chấm điểm được liên tục từ đó có thể đưa ra đánh giá chính xác và phù hợp với tình hình thực tại của doanh nghiệp.

Thông tin ngân hàng sử dụng để phân tích chấm điểm và xếp hạng đã được cán bộ chấm điểm thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: do chính doanh nghiệp cung cấp trong hồ sơ vay vốn, thu thập trong hồ sơ lưu trữ về khách hàng, qua thăm dò thực địa về doanh nghiệp... Hơn nữa thông tin thu thập được bao gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính do đó thông tin phục vụ cho chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là khá đầy đủ,đa dạng đảm bảo cho độ tin cậy của kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.

Trong bước chấm điểm các chỉ số tài chính Vpbank đã phân tích và chấm điểm 11 tỉ số tài chính, các tỉ số này thể hiện được tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt: khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cơ cấu vốn của doanh nghiệp,khả năng thu thập của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này đã phản ánh khá bao quát và đầy đủ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó dự đoán tốt hơn khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Còn trong bước chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính, Vpbank đã thực hiện chấm điểm các chỉ tiêu: chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ, xu hướng của lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ, trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động tiền và các khoản tương đương tiền/vốn chủ sở hữu, việc chấm điểm các chỉ tiêu này sẽ đem lại các kết quả rất hữu ích vì các chỉ tiêu này sẽ phản ánh khả năng dự đoán cao trong lưu chuyển vốn của công ty,từ đó dự đoán chu kỳ thu, chi của doanh nghiệp để xác định kế hoạch trả nợ phù hợp. Ngoài ra cán

bộ tín dụng còn chấm điểm theo chỉ tiêu năng lực và kinh nghiệm quản lý; theo chỉ tiêu uy tín giao dịch với khách hàng.

Từ những thành công đó kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp đã được cán bộ tín dụng ứng dụng một cách hiệu quả và nhanh chóng trong quyết định cho vay doanh nghiệp,như căn cứ vào hạng tín dụng doanh nghiệp để ra quyết định mở rộng cho vay hay ngừng cấp tín dụng.

2.2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên canh những thành công đã đạt được công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp vẫn còn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng xếp hạng:

 Thứ nhất: về quy trình chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp chưa được hoàn thiện. Quy trình chấm điểm bao gồm 7 bước bắt đầu từ bước thu thập thông tin về doanh nghiệp đến các bước chấm điểm quy mô doanh nghiệp, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, tiếp theo và bước tổng hợp điểm để xếp hạng tín dụng cho doanh nghiệp. Như vậy trong quy trình thiếu bước kiểm tra, đối chiếu lại kết quả chấm điểm xếp hạng. Các bước trên có thể có những sai sót,nhầm lẫn do lỗi chủ quan của cán bộ tín dụng, do đó chưa đảm bảo chắc chắn kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là hoàn toàn chính xác cho nên kết quả nay chưa phản ánh hết rủi ro của các khoản tín dụng. Do đó, việc thực hiện bước kiểm tra lại toàn bộ quy trình, kết quả ở các bước trên sẽ khắc phục được hạn chế đó, giúp kiểm tra phát hiện được các sai sót trên.

 Thứ hai: Về nội dung chấm điểm xếp hạng, Vpbank chấm điểm chỉ tiêu tài chính bằng việc chấm điểm 11 tỉ số tài chính

thuộc 4nhóm chỉ tiêu. Tuy nghiên 11 tỉ số tài chính này vẫn chưa phản ánh được đẩy đủ tình hình tài chính thực tại của doanh nghiệp. Bởi vì các tỉ số này đều tính toán trên cơ sở số liệu trong quá khứ để chấm điểm, trong khi tình hình tài chính mà ngân hàng cần dự đoán được lại là trong hiện tại và tương lai. Cũng như việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính vẫn còn khá trừu tượng và theo đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Các chỉ tiêu phi tài chính được áp dụng chấm điểm chưa phản ánh bao quát được hết các nhân tố cả môi trường trong và ngoài doanh nghiệp để có thể dự đoán chính xác hơn xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố môi trường đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

 Thứ ba: Về phương pháp chấm điểm xếp hạng chưa nêu được tầm quan trọng của từng chỉ tiêu đối với từng loại vay. Đỗi với các khoản vay khác nhau ngân hàng thường quan tâm đến các nhóm chỉ tiêu khác nhau trong hệ thống các chỉ tiêu sử dụng để xếp hạng. Đối với các khoản vay trung và dài hạn, ngân hàng thường tập trung vào đánh giá các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Ngược lại, với các khoản vay ngắn hạn ngân hàng quan tâm hơn tới các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn. Trong phương pháp xếp hạng, Vpbank không tách biệt các doanh nghiệp vay vốn dài hạn và doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn, do đó tầm quan trọng của từng chỉ tiêu không được tính đến.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế vướng mắc trên, có thể kể đến nguyên nhân thuộc về nguyên nhân chủ quan của ngân hàng và nguyên nhân khách quan:

Nguyên nhân khách quan:

Do những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng chưa đầy đủ và độ tin cậy chưa cao. Nhất là doanh nghiệp chưa xây dựng được báo cáo lưu chuyển tiền tệ, do đó thiếu thông tin để chấm điểm theo chi tiêu lưu chuyển tiền tệ và cán bộ tín dụng sẽ không chấm điểm chỉ tiêu này. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính định kỳ và trong nhiều trường hợp thông tin do doanh nghiệp cung cấp sai lệch với tình hình thực tại của doanh nghiệp dẫn đến sự sai lệch trong đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

Do thông tin từ CIC còn hạn chế: Mặc dù CIC được thiết lập nhằm tạo ra một nguồn dữ liệu về doanh nghiệp cho các tổ chức thành viên cùng khai thác sử dụng phục vụ cho công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, nhưng trên thực tế từ CIC chưa đáp ứng được nhu cầu đó cho các ngân hàng thương mại. Vì thông tin từ trung tâm tín dụng cũng chỉ mới khai thác hồ sơ của khách hàng trong thời gian từ 2 đến 3 năm trở lại đây và chủ yếu là khách hàng vay từ 50 triệu đồng trở lên.

Thông tin từ nhiều nguồn khác như báo, tạp chí chuyên ngành, từ các doanh nghiệp tổ chức khác... còn rất hạn chế. Hơn nữa sự chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng thương mại là rất hạn chế do việc các ngân hàng sợ mất khách hàng, do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng với khách hàng.

Nguyên nhân chủ quan của ngân hàng:

Trình độ phân tích chấm điểm của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Ngân hàng đã tổ chức được một số lớp về nghiệp vụ chấm điểm nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ ngày càng cao của

công tác phân tích khách hàng.Từ sự hạn chế về trình độ đã làm hạn chế về khả năng phân tích của cán bộ tín dụng nhất là kỹ năng đánh giá các dự án đầu tư, kỹ năng phân tích, kỹ năng lập bảng lưu chuyền tiền tệ từ đó làm cơ sở cho việc chấm điểm chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ.

Cơ sở vật chất của ngân hàng phục vụ cho công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp còn chưa hiện đại. Phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp đòi hỏi phải có hệ thống phần mềm tin học để tính toán và chấm điểm các chỉ tiêu một cách tự động theo quy trình khép kín trên máy. Tuy nhiên hiện nay ở một số chi nhánh của Vpbank vẫn đang chấm điểm,xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo phương pháp chấm điểm thủ công do cán bộ tín dụng tiến hành mà chưa có phần mềm chấm điểm tự động, vì vậy đôi khi không tránh khỏi những sai sót và nhầm lẫn, hơn nữa lại tốn nhiều thời gian để tiến hành chấm điểm,xếp hạng và kiểm tra công tác này. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phân tích tín dụng và thời gian cấp vốn vay, có thể làm giảm chất lượng phục vụ khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Tóm lại chương 2 đã nêu ra mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp đang được áp dụng tại Vpbank. Việc triển khai mô hình này đã đạt được một số thành công nhất định, tuy nhiên công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định đã nêu ở trên. Trong chương 3 sẽ đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại ngân hàng ngoài quốc doanh ( Vpbank)

Chương 3: Giải pháp hoàn thiệu công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoài quốc

doanh Việt Nam.

Đinh hướng phát triển của Vpbank Việt Nam.

Ngân hàng tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng, ý thức trách nhiệm của cán bộ tín dụng, đảm bảo cho vay an toàn hiệu quả.Tăng cường cho vay đảm bảo bằng tài sản,mở rộng tài khoản cho vay, tăng tỉ trọng cho vay khối ngoài quốc doanh nhằm đa dạng hoá khách hàng và phân tán rủi ro. Thông qua phân tích tài chính doanh nghiệp, phân loại khách hàng và giảm dần dư nợ đối với những khách hàng sản xuất kinh doanh

kém hiệu quả đưa chất lượng tín dụng ngày một tốt hơn, đảm bảo an toàn trong công tác cho vay.

Đồng thời ngân hàng cũng đề ra phương hướng: Tích cực tìm biện pháp giải quyết thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, chủ động phối hợp với các cơ quan thi hành án xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Tiếp tục tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, phấn đấu giảm nợ quá hạn và hạn chế phát sinh nợ quá hạn.

Giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Vpbank.

3.2.1 Hoàn thiện quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.

Thứ nhất: hoàn thiện bước thu thập thông tin. Cần thu thập đủ số lượng thông tin cần thiết; nâng cao chất lượng thông tin; thông tin có tính liên tục. Vpbank cần thiết lập hệ thống thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, chủ động tìm cách kết nối và truy cập với nhiều kênh thông tin quan trọng khác nhau và các kênh thông tin liên quan. Để có đủ thông tin cần thiết cho việc phân tích chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp trước tiên cần thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ bó hẹp trong một số nguốn thông tin như hiện nay.

Vpbank cần đẩy nhanh cải tiến quá trình ứng dụng tin học, thiết lập phần mềm để quản lý khách hàng, thống kê, nghiên cứu, lưu trữ thông tin từ đó bổ sung cho việc

phân tích đánh giá khách hàng từ mỗi lần vay của khách hàng.

Tăng cường hợp tác trao đổi, chia sẻ thông tin với các ngân hàng khác trong việc cung cấp cho nhau về thông tin khách hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là kết nối trực tuyến, trao đổi thông tin với CIC để có thể thu thập thông tin từ CIC một cách trực tiếp và thuận lợi hơn.

Nguồn thông tin do doanh nghiệp cung cấp cần được yêu cầu đầy đủ và độ tin cậy cao hơn. Ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ báo cáo tài chính gồm cả 4 báo cáo: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Nếu khách hàng không cung cấp được đầy đủ các báo cáo này ngân hàng có thể từ chối tiếp nhận hồ sơ của khách hàng đó cho đến khi nào khách hàng có đầy đủ các báo cáo tài chính thì ngân hàng mới tiếp nhận hồ sơ và xem xét đề nghị của khách hàng. Mặt khác ngân hàng cũng nên đề nghị, khuyến khích khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính đã được kiểm toán như vậy đảm bảo thông tin có độ tin cậy cao hơn.

Cán bộ tín dụng cần tạo thói quen thường xuyên cập nhật thông tin qua sách báo tạp chí chuyên ngành, qua thông tin đại chúng để tích luỹ lượng thông tin dồi dào từ các nguồn này phục vụ cho công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp và công tác thẩm định khách hàng nói chung.

Thứ hai: Tổ chức nhận hồ sơ và phân tích theo hướng chuyên môn hoá:

- Tuỳ theo đặc điểm từng loại khách hàng, những khách hàng mới, những món vay nhỏ, khâu hướng dẫn và thu thập hồ sơ cần giao cho một vài nhân viên thuộc bộ phận tín dụng đảm trách, giảm áp lực tập trung công việc thủ tục cho cán bộ tín dụng; mặt khác có điều kiện giúp khách hàng lập hồ sơ chính xác tránh khỏi lập và đi lại nhiều lần gây phiền hà cho khách hàng. Sau khi tiếp nhận hồ sơ bộ phận này chuyển cho cán bộ tín dụng để phân tích.

- Tuỳ theo mục tiêu,lĩnh vực tài trợ của mình mà hình thành bộ phận cán bộ chuyên nghiên cứu, đảm trách phân tích một vài lĩnh vực nào đó. Tiến tới có thể lập phòng chuyên nghiên cứu phân tích theo lĩnh vực ngành nghề, hỗ trợ cho cán bộ tín dụng trong khâu phân tích. Sau khi tiếp nhận hồ sơ cán bộ tín dụng sẽ chuyển cho bộ phận hoặc cán bộ chấm điểm theo từng chuyên ngành.Trên cơ sở kết quả phân tích do bộ phân được phân công phân tích chuyển qua, cán bộ tín dụng kết hợp kết quả phân tích thuộc thẩm quyền của mình và lập tờ trình bộ phận ra quyết định.

Thứ ba: Cần đưa thêm bước kiểm tra đánh giá kết quả chấm điểm xếp hạng vào quy trình chấm điểm. Bước kiểm tra có thể phân thành nhiều bước nhỏ tiến hành song song với từng bước trong quá trình chấm điểm. Bước này thực hiện nhằm phát hiện những sai sót và đưa ra một số bổ sung cần thiết cho những nội dung còn thiếu, chưa thực hiện hoàn chỉnh ở các bước trong toàn bộ quy trình.

Một phần của tài liệu 225479 (Trang 35 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w