Trước tiên ta tìm hiểu hoạt động của máy chủ ủy quyền và máy chủ chuyển đổi.
Hoạt động của máy chủ ủy quyền (Proxy Server)
Hình 11 : Hoạt động của Proxy server
SIP userA@yahoo.com gửi bản tin INVITE cho userB@hotmail.com để mời tham gia cuộc gọi.Các bước như sau:
• Bước 1: userA@yahoo.com gửi bản tin INVITE cho UserB ở miền hotmail.com, bản tin này đến proxy server SIP của miền hotmail.com (Bản tin INVITE có thể đi từ Proxy server SIP của miền yahoo.com và được Proxy này chuyển đến Proxy server của miền hotmail.com).
• Bước 2: Proxy server của miền hotmail.com sẽ tham khảo server định vị (Location server) để quyết định vị trí hiện tại của UserB.
• Bước 4: Proxy server gửi bản tin INVITE tới userB@hotmail.com. Proxy server thêm địa chỉ của nó trong một trường của bản tin INVITE.
• Bước 5: UAS của UserB đáp ứng cho server Proxy với bản tin 200 OK.
• Bước 6: Proxy server gửi đáp ứng 200 OK trở về userA@yahoo.com.
• Bước 7: userA@yahoo.com gửi bản tin ACK cho UserB thông qua proxy server.
• Bước 8: Proxy server chuyển bản tin ACK cho userB@hostmail.com
• Bước 9: Sau khi cả hai bên đồng ý tham dự cuộc gọi, một kênh RTP/RTCP được mở giữa hai điểm cuối để truyền tín hiệu thoại.
• Bước 10: Sau khi quá trình truyền dẫn hoàn tất, phiên làm việc bị xóa bằng cách sử dụng bản tin BYE và ACK giữa hai điểm cuối.
Hoạt động của máy chủ chuyển đổi địa chỉ (Redirect Server):
Hình 12 : Hoạt động của Redirect Server được trình bày như hình
Các bước hoạt động như sau:
• Bước 1: Redirect server nhân được yêu cầu INVITE từ người gọi (Yêu cầu này có thể đi từ một proxy server khác).
• Bước 2: Redirect server truy vấn server định vị địa chỉ của B.
• Bước 3: Server định vị trả lại địa chỉ của B cho Redirect server.
• Bước 4: Redirect server trả lại địa chỉ của B đến người gọi A. Nó không phát yêu cầu INVITE như proxy server.
• Bước 5: User Agent bên A gửi lại bản tin ACK đến Redirect server để xác nhận sự trao đổi thành công.
• Bước 6: Người gọi A gửi yêu cầu INVITE trực tiếp đến địa chỉ được trả lại bởi Redirect server (đến B). Người bị gọi B đáp ứng với chỉ thị thành công (200 OK), và người gọi đáp trả bản tin ACK xác nhận. Cuộc gọi được thiết lập. goài ra SIP còn có các mô hình hoạt động liên mạng với SS7 (đến PSTN) hoặc là liên mạng với chồng giao thức H.323.
Tổng quát lại trong mạng SIP quá trình thiết lập và hủy một phiên kết nối:
1. đăng ký, khởi tạo và định vị đầu cuối.
2. xác định phương tiện của cuộc gọi, tức là mô tả phiên mà đầu cuối được mời tham gia.
3. xác định mong muốn của đầu cuối bị gọi, trả lời hay không. Phía bị gọi phải gửi bản tin xác nhận chấp thuận cuộc gọi hay từ chối.
4. thiết lập cuộc gọi.
5. thay đổi hay điều khiển cuộc gọi (ví dụ như chuyển cuộc gọi). 6. hủy cuộc gọi.
Hình 13 Quá trình thiết lập và hủy một phiên kết nối của SIP
2.3. So sánh với H.323
SIP đơn giản hơn nhiều so với H.323. Để hoạt động, H.323 phải sử dụng các giao thức khác nhau như : RTP/RTCP - Giao vận số liệu, H.225.0 và Q.931 - để báo hiệu và thiết lập cuộc gọi, H.245 - để dàn xếp dạng đầu cuối. Trong khi đó SIP do được thiết kết theo mô hình Client/Server sử dụng các bản tin dạng văn bản, nên thủ tục xử lý truyền tin đa dịch vụ đơn giản và sáng sủa hơn nhiều so với H.323. Tập bản tin của SIP chỉ bao gồm 6 loại : INVITE, ACK, CANCEL, BYE, REGISTER và OPTIONS nghĩa là ít hơn rất nhiều so với H.323. Như vậy để hỗ trợ cho việc thiết lập một cuộc gọi, SIP chỉ cần 2 trao đổi (Trường hợp UAC đã đăng ký với UAS), đối với H.323 ít nhất là 8 trao đổi. Tuy nhiên cấu trúc các bản tin của SIP lại quá phức tạp so với H.323, vì thế để thực hiện được một trao đổi SIP các UAC và
UAS phải có sự sắp xếp và khởi tạo các bản tin trước khi gửi đi, đối với H.323 khi nhận được tín hiệu yêu cầu là gần như nó có tín hiệu trả lời ngay lập tức. Nói chung hạ tầng H.323 có thể đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng dịch vụ của ứng dụng thời thực tốt hơn so với SIP. Tuy nhiên nếu các ứng dụng loại này có những thuật toán tìm đường và mô phỏng lưu lượng tối ưu thì SIP có vẻ như chiếm ưu thế hơn H.323.
Về báo hiệu: cả H.323 và SIP đều hỗ trợ các chức năng điều khiển và quản lý thiết lập kết nối, như : khởi tạo kết nối (call set-up), giữ kết nối (call hold), chuyển kết nối (call transfer), chờ thực hiện kết nối (call waiting),...
Hỗ trợ QoS: H.323 quy định chi tiết các chức năng điều khiển và quản trị băng thông cho gatekeeper, bao gồm chuyển đổi địa chỉ, điều khiển truy nhập và quản trị băng thông. Thực chất đây chính là các chức năng hỗ trợ cho đảm bảo QoS. Trong khi SIP không định nghĩa bất cứ một chức năng hỗ trợ đảm bảo QoS nào.
Phát hiện và khắc phục lỗi: Cả H.323 lẫn SIP đều cung cấp cơ chế phát hiện và khắc phục lỗi. H.323 sử dụng các timer khác nhau để giám sát việc phát nhận các thông báo điều khiển thiết lập kết nối, trước khi thực hiện việc phát lại. Chỉ sau một số lần phát lại được qui định mà vẫn không nhận đúng thông báo trả lời, kết nối TCP mới được sử dụng. Đối với SIP qui định thực thể UA tự động phát lại sau mỗi 0,5s cho đến khi nhận được thông báo trả lời “ứng xử đúng”; thực thể NS tự động phát lại thông báo “trạng thái cuối cùng OK” cho đến khi nhận được thông báo trả lời ACK.
CHƯƠNG 3
MẠNG THẾ HỆ MỚI NGN
3.1. Sự hình thành mạng NGN
Sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng của các nhu cầu dịch vụ ngày trở nên phức tạp từ phía khách hàng đã kích thích sự phát triển nhanh chóng của thị trường công nghệ Điện tử – Tin học – Viễn thông. Tuy nhiên, các công nghệ cơ bản liên quan đến các tổng đài chuyển mạch kênh hiện nay đã phát triển quá chậm so với tốc độ thay đổi và tốc độ chấp nhận liên quan đến công nghiệp máy tính. Chuyển mạch kênh là các phần tử có độ tin cậy cao trong kiến trúc PSTN. Tuy nhiên, chúng không bao giờ là tối ưu đối với chuyển mạch gói. Khi lưu lượng của mạng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng thì hiển nhiên phải có một công nghệ, giải pháp mới cho thiết kế chuyển mạch của mạng tương lai, đó là xét về mặt kỹ thuật. Còn khi xem xét ở khía cạnh kinh doanh thu lợi nhuận thì :
• Các Giải pháp mới sẽ mang lại những dịch vụ mới hấp dẫn với khách hàng
• Do thời gian phát triển nhanh và chi phí vận hành cũng như bảo dưỡng các mạng chuyển mạch gói thấp hơn nhiều so với chuyển mạch kênh, nên các nhà điều hành mạng ngày nay tập trung chú ý đến công nghệ chuyển mạch gói IP.
Do vậy, khi càng ngày càng nhiều lưu lượng dữ liệu chảy vào mạng qua Internet, thì cần phải có một giải pháp mới, đặt trọng tâm vào dữ liệu, cho việc thiết kế chuyển mạch của tương lai dựa trên công nghệ gói để chuyển tải chung cả thoại và dữ liệu. Như một sự lựa chọn, các nhà cung cấp dịch vụ đã và đang cố gắng hướng tới việc xây dựng một mạng thế hệ mới Next Generation Network - NGN trên đó hội tụ các dịch vụ thoại, số liệu, đa phương tiện trên một mạng duy nhất - sử dụng công nghệ chuyển mạch gói trên mạng xương sống (Backbone Network). Đây là mạng của các ứng dụng mới và các khả năng mang lại lợi nhuận mà chỉ đòi hỏi giá thành thấp. Và đó không chỉ là mạng phục vụ thông tin thoại, cũng không chỉ là mạng phục vụ truyền số liệu mà đó là một mạng thống nhất, mạng hội tụ đem lại ngày càng nhiều các dịch vụ tiên tiến đáp ứng nhu cầu ngày một tăng, và khắt khe hơn từ phía khách hàng.
Mạng thế hệ mới NGN không phải là một cuộc cách mạng về mặt công nghệ mà nó là một bước phát triển, một xu hướng tất yếu. Hạ tầng cơ sở mạng của thế kỷ 20 không thể được thay thế trong một sớm một chiều, vì thế NGN phải tương thích tốt với môi trường mạng sẵn có và phải kết nối hiệu quả với mạng PSTN.
3.2. Các đặc điểm của NGN
Mạng NGN có bốn đặc điểm chính:
• Nền tảng là hệ thống mạng mở.
• Mạng NGN là do mạng dịch vụ thúc đẩy, nhưng dịch vụ phải thực hiện độc lập với mạng lưới.
• Mạng NGN là mạng chuyển mạch gói, dựa trên một giao thức thống nhất.
• Là mạng có dung lượng ngày càng tăng, có tính thích ứng cũng ngày càng tăng, có đủ dung lượng để đáp ứng nhu cầu.