Bài học từ các quốc gia khác trên thế giới

Một phần của tài liệu về nông nghiệp chất lượng cao (Trang 32 - 36)

III. Giải pháp phát triển nông nghiệp chất lượng cao ở Việt Nam

2) Bài học từ các quốc gia khác trên thế giới

2.1) Tích cực

a) Đầu tư cho khoa học - kỹ thuật nơng nghiệp

Để có thể xây dựng và phát triển nền nơng nghiệp chất lượng cao thì các quốc gia trên thế giới chắc chắn không thể đã chỉ tiếp tục sản xuất theo các phương thức truyền thống. Một trong những điều tất yếu đầu tiên và quan trọng nhất của “chất lượng cao” ở một nền nông nghiệp nằm ở việc phải phát triển các công nghệ cao, các kỹ thuật nông nghiệp mới để có thể ứng dụng vào sản xuất thực tế, nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng các mặt hàng nông sản.

*Ứng dụng công nghệ sinh học

Hiện nay trên thế giới đã có 29 quốc gia (bao gồm cả Việt Nam từ năm 2015) tham gia vào việc ứng dụng công nghệ biến đổi gen trong lĩnh vực giống cây trồng. Các giống cây trồng biến đổi gen có ưu điểm nổi bật như đặc tính kháng được thuốc trừ cỏ, kháng sâu bệnh, chịu lạnh tốt, chịu mặn, chịu hạn,…

Theo báo cáo “Hiện trạng cây trồng công nghệ sinh học/cây trồng chuyển gen được thương mại hố trên tồn cầu 2014” của ISAAA - Tổ chức quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp), một phân tích tổng hợp tồn cầu của 147 nghiên cứu về tác động của cây trồng công nghệ sinh học trong 20 năm (1995-2014) đã xác nhận rằng cây trồng công nghệ sinh học giúp tăng 22% sản lượng, giảm 37% việc sử dụng phân bón hố học, tăng 68% lợi nhuận cho nông dân.

Cũng theo báo cáo này, Mỹ hiện đang là quốc gia dẫn đầu về diện tích trồng cây cơng nghệ sinh học với 73,1 triệu ha, chiếm 40% thế giới, với tỷ lệ áp dụng hơn 90% cho những cây trng chính gồm ngơ, đậu tương và bơng. Mức tăng trưởng hàng năm đạt 4%, tương đương với 3 triệu ha. Đứng thứ hai là Brazil và Argentina duy trì ở vị trí thứ ba.

*Cơng nghệ tưới của Isarel

Israel nổi tiếng là quốc gia có khí hậu và điều kiện địa hình phức tạp. Hơn nửa diện tích đất đai của Israel là hoang mạc và bán hoang mạc, nửa còn lại là rừng và đồi dốc; trong đó, chỉ 20% diện tích đất đai là có thể trồng trọt, hơn một nửa trong số đó phải được tưới tiêu thường xuyên.

Để sử dụng nguồn nước khan hiếm của mình một cách hợp lí và có hiệu quả nhất, Isarel áp dụng cơng nghệ tưới nhỏ giọt “made in Isarel”. Chất dinh dưỡng theo các ống dẫn nước tới từng gốc cây, gốc rau và được tưới bón nhỏ giọt tùy theo từng loại cây củ quả bởi một phần mềm điều khiển tự động sau khi đã nạp đủ thơng tin về độ ẩm khơng khí, đất đai, tuổi và nhu cầu tăng trưởng của từng loại cây. Hệ thống này tự động đóng mở van khi độ ẩm của rễ cây đạt tới mức nhất định thông qua các cảm biến điện tử.

Tưới nhỏ giọt được áp dụng nhiều trong các nơng trang, nhà kính và vườn gia đình cũng như thích hợp nhất với các loại cây như dừa, nho, chuối, cam qt, dâu tây, mía, bơng, ngơ, cà chua và một số cây công nghiệp khác. Israel trở thành quốc gia tiên phong trong việc phát triển các công nghệ và thiết bị tưới nhỏ giọt; các mơ hình hệ thống tưới nhỏ giọt khác nhau cũng được thiết kế tùy theo nhu cầu như tưới thẳng, bán nguyệt xoay tròn, tưới nhỏ giọt hoặc phun sương.

Công nghệ này đang ngày càng trở nên phổ biến, được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia khác trên thế giới như các nước Nam Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ,…

b) Kết hợp nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân

Bên cạnh việc đầu tư vào khoa học kỹ thuật nông nghiệp, phát triển công nghệ mới, các quốc gia cịn tập trung xây dựng các khu nơng nghiệp công nghệ cao, như ở Mỹ, Anh, Trung Quốc, Thái Lan,..

Phần lớn các khu khoa học nông nghiệp công nghệ cao đều phân bố tại nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu để nhanh chóng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới và kết hợp với kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp để hình thành nên một khu khoa học với các chức năng cả nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ.

Có thể ví dụ qua một cơng ty lớn chuyên về công nghệ tưới NaanDan Jain của Israel. Đa phần các nước nhập khẩu công nghệ của NaanDan Jain chỉ biết rằng đây là một trong những công ty hàng đầu Israel chun về giải pháp tưới, khơng biết rằng chính cơng ty cũng đang sở hữu những đồn điền rộng lớn, nơi chính những tiến bộ khoa học của cơng ty được triển khai đầu tiên, nhằm đảm bảo sự thích ứng hồn hảo nhất đối với nhu cầu của người trồng trọt.

Nền nông nghiệp Israel được cấu thành dựa trên sự hợp tác của các cơ sở nông nghiệp được phát triển từ đầu thế kỷ 20. Khoảng 80% hoạt động nông nghiệp được sở hữu và điều hành bởi các cộng đồng hợp tác là Kibbutz và các Moshav; 20% còn lại hầu hết là các moshava gồm các khu rừng nhỏ trồng cam quýt ở miền trung đất nước thuộc về các công ty tư nhân lớn và các làng Arab.

Chính sách xây dựng các mơ hình sản xuất nơng nghiệp đặc trưng, trong đó tiêu biểu là các Kibbutz nơng nghiệp mà chính phủ chú trọng từ khi lập nước, đã hỗ trợ rất hiệu quả cho sự phát triển nơng nghiệp nói chung và các hoạt động cơng nghệ nơng nghiệp nói riêng. Đó là do:

Thứ nhất, nông nghiệp phát triển trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi mà

phải đáp ứng nhu cầu cho dân số khá đơng; từ nhu cầu cấp thiết đó, nơng dân trong các kibbutz đã có sự liên kết rất cao với các nhà khoa học, để phát triển công nghệ phục vụ nông nghiệp; sản xuất nông phẩm đủ tiêu dùng trong nước; liên kết với các doanh nghiệp để bán sản phẩm ra thị trường thế giới.

Thứ hai, do mơ hình sản xuất là tập trung chứ khơng tách rời từng hộ cá thể

nên việc thực hiện các dự án mới sẽ đồng thuận, nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Thứ ba, các đơn vị sản xuất nông nghiệp tập trung sẽ là điều kiện tốt để đất

canh tác được tập trung lại, khơng phân tán nhỏ lẻ, do đó đủ khả năng áp dụng những máy móc hiện đại canh tác trên cho những cánh đồng có quy mơ lớn, vừa giảm sức lao động vừa thu được năng suất cao.

d) Đấu giá nông sản ở Nhật Bản

Ở Nhâ ̣t, mọi mă ̣t hàng liên quan tới nông sản như lương thực, thực phẩm, hoa, cây cảnh... đều có thể giao dịch thơng qua chợ đấu giá được Nhà nước cấp phép. Nhâ ̣t Bản có tất cả 130 cơng ty đấu giá nơng sản phân bố khắp 37 tỉnh, thành phố. Bên cạnh chợ đấu giá hiê ̣n đại, tồn tại song song các chợ truyền thống, chợ đấu giá truyền thống và chợ bán sỉ do chính quyền địa phương cấp phép. Nơng sản đã tham gia chợ đấu giá thì khơng được tham dự ở chợ bán sỉ và ngược lại.

Để được tham gia vào các phiên chợ đấu giá, các công ty phải đăng ký mã số cá nhân và đóng mơ ̣t khoản tiền đă ̣t cọc nhất định, tùy vào uy tín của từng đơn vị và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiê ̣m hoạt động. Ngược lại, nông dân Nhâ ̣t chỉ cần tâ ̣p hợp lại thành từng nhóm hay hợp tác xã để chung nhau mô ̣t mã số, mô ̣t tài khoản ngân hàng và thương hiê ̣u mà khơng phải đóng mơ ̣t khoản phí nào. Mọi thơng tin về sản phẩm từ xuất xứ, công ty mua, giá cả đều được niêm yết công

khai trên mạng internet nên đơn vị phân phối hay bán lẻ cũng không thể bán đắt cho người tiêu dùng.

Giám đốc công ty đấu giá cá truyền thống nổi tiếng Tsukiji cho rằng: “Ưu điểm lớn nhất của mơ hình bán đấu giá là tạo ra một chuỗi giá trị sát với thị trường, giá bán được người sản xuất, nhà bán sỉ, bán lẻ và người tiêu dùng chia sẻ minh bạch. Đây là yếu tố quan trọng nhất, tạo nên sự công bằng các khâu của một sản phẩm nông sản. Đặc biệt, người nơng dân sẽ có thu nhập xứng đáng trên giá trị sản phẩm họ mang lại, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ".

2.2) Tiêu cực

Nguy cơ suy thoái ngành nơng nghiệp do chính sách bảo thủ ở Nhật Bản

Để bảo vệ những người nông dân làm nông nghiệp ở quy mơ nhỏ, Nhật Bản vẫn ln bảo thủ với chính sách kiểm soát sản lượng và hàng rào thuế quan cao vượt bậc, khiến việc áp dụng công nghệ cao trở nên vơ cùng đắt đỏ và khơng khả thi. Thậm chí một số công nghệ phố biến ở nước khác nhưng ở Nhật Bản lại bị hạn chế triệt để – ngay từ những năm 1970, việc nghiên cứu triển khai những giống lúa năng suất cao vẫn luôn là điều cấm kỵ đối với các nhà khoa học ở tầm trung ương cũng như địa phương. Hậu quả là hiện nay sản lượng gạo trên cùng một đơn vị diện tích ở Nhật Bản dưới mức 40% sản lượng gạo ở California, theo đó chi phí sản xuất cũng cao hơn trên 28%.

Ngày nay các vùng nông nghiệp ở Nhật Bản ngày càng thưa dân cư, có tới một phần mười đất nơng nghiệp bị bỏ hoang. Thế hệ trẻ đa số không muốn theo nghề nơng khiến tuổi thọ trung bình của nơng dân ngày càng cao: thống kê năm 2010 cho thấy tuổi thọ trung bình của nơng dân là 70. Trước tình hình đó, có thể thấy nơng nghiệp Nhật Bản phải đối diện với một lựa chọn khơng tránh khỏi: cải cách

hoặc suy thối.

Trong một báo cáo tháng 5/2013 , hai nhà kinh tế Randall Jones và Shingo Kimura của tổ chức OECD cũng đã viết: “Nếu không tiến hành cải cách một cách căn bản, nơng nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục suy thối, mắc kẹt trong cái bẫy năng suất thấp, thu nhập thấp, và phụ thuộc vào chính sách trợ cấp và bảo hộ thương mại của Chính phủ”.

Một phần của tài liệu về nông nghiệp chất lượng cao (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)