Khảo sát tính khả thi và sự cần thiết của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học cơ sở ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 100)

3.3.1. Đối tượng khảo sát

Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tập hợp ý kiến của các đối tượng sau:

Bảng 3.1. Đối tƣợng khảo sát

TT Đối tƣợng khảo sát Số lƣợng

1 Cán bộ quản lý trường THCS(từ tổ trưởng, tổ phó chuyên mơn, Trưởng Phó các đầu ngành)

20

2 Giáo viên trường THCS 30

3 Ban chấp hành Đoàn trường 15

4 Cán bộ địa phương 10

Tổng cộng 75

Các đối tượng được khảo sát là những người liên quan trực tiếp đến công tác giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, là khách thể và chủ thể trong hoạt động quản lý giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trong trường trung học cơ sở Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng.

3.3.3. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp

Xác định tính khả thi của biện pháp đề xuất

3.3.4. Các biện pháp được khảo sát

Biện pháp 1: Kế hoạch hóa q trình quản lý hoạt động giáo dục giá trị

sống, kỹ năng sống phù hợp với học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức

hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho thầy, trò

Biện pháp 3: Thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục GTS, KNS trong

nhà trường.

Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên thực hiện triệt để hoạt động giáo dục giá trị

sống, kỹ năng sống.

Biện pháp 5: Quản lý việc phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội

nhằm giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh

Biện pháp 6: Quản lý công tác kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng giáo

viên, học sinh và tập thể học sinh tích cực trong hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống.

3.3.5. Nội dung khảo sát

Đánh giá về mức độ cần thiết của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ - Rất cần thiết(RCT); Cần thiết (CT); Không cần thiết(KCT) Đánh giá về mức độ khả thi của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ - Rất khả thi (RKT); Khả thi (KT); Không khả thi (KKT)

3.3.6. Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thống kê ở bảng 3.2 dưới đây

Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất Các biện pháp RCT CT KCT Xếp thứ RKT KT KKT Xếp thứ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Biện pháp 1 23 30% 50 67% 2 3% 3 27 36% 45 60% 3 4% 2 Biện pháp 2 28 37% 4 61% 1 1% 2 29 38% 43 57% 4 5% 3 Biện pháp 3 38 50% 34 45% 3 5% 4 29 39% 44 59% 2 3% 1 Biện pháp 4 29 38% 46 62% 0 0% 1 27 36% 43 58% 5 6% 4 Biện pháp 5 25 34% 43 57% 7 9% 6 25 33% 40 54% 10 13% 6 Biện pháp 28 37% 43 57% 5 6% 5 24 32% 43 57% 8 11% 5

6 80 82 84 86 88 90 92 94 96 98 100 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Tính cần thiết Tính khả thi

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ mức dộ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Từ kết quả khảo sát ta có thể kết luận:

- Tất cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Trong đó, biện pháp 4 có tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết cao nhất, biện pháp 3 có tỷ lệ đánh giá về tính khả thi cao nhất. Biện pháp 5 có tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết thấp nhất cũng đạt 91%, biện pháp 5 có tỷ lệ đánh giá về tính khả thi thấp nhất cũng đạt 87%

- Chứng tỏ 6 biện pháp được đề xuất là phù hợp với thực tiễn công tác giáo dục và quản lý giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh hiện nay

Tỉ lệ %

- Trong các ý kiến của các đối tượng khảo nghiệm vẫn có những ý kiến cho rằng các biện pháp đưa ra là không cần thiết và không khả thi, cụ thể: đối với biện pháp 5 có tới 9% cho rằng khơng cần thiết và không khả thi, cụ thể: đối với biện pháp 5 có tới 9% cho rằng không cần thiết, 13% cho rằng không khả thi. Đây cũng là biểu hiện bình thường, vì trình độ xem xét vấn đề của các đối tượng là khác nhau, điều kiện, hoàn cảnh, cơ sở vật chất, phương tiện ở mỗi địa phương, mỗi cá nhân là khác nhau.

Xét tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, ta thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao với tỷ lệ cao nhất là 100%, thấp nhất là 86%. Chứng tỏ các biện pháp được xây dựng trong đề tài đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 3

Với yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường hiện nay, việc tổ chức các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh là vô cùng cần thiết. Để thực hiện tốt và phát huy hiệu quả của hoạt động này, BGH các trường THCS nói chung và trường THCS Ngơ Quyền cần quan tâm đến các biện pháp mà đề tài đã nghiên cứu đề xuất. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động hỗ trợ nhau, biện pháp này tạo cơ sở và tiền đề cho biện pháp kia, mỗi biện pháp đều có vai trò tác động khác nhau đến công tác quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh trong nhà trường, các biện pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện cho học sinh nhà trường nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, quản lý giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở bậc học THCS nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em, giúp các em thấy được những giá trị tốt đẹp của con người với những chuẩn mực của cuộc sống đương đại để các em lĩnh hội thành của chính mình và để rồi các em được thể hiện ra bằng chính hành vi tương ứng của mình, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp, một xã hội văn minh, đáp ứng mục tiêu giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, trong các nhà trường THCS ở nước ta đang rất quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để giúp các em khơng chỉ có hiểu biết tốt mà cịn có các kỹ năng để thực hiện tốt những việc mình muốn làm, nhưng vấn đề giáo dục giá trị sống còn là vấn đề mà các nhà trường chưa thật sự quan tâm.

Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay không đơn thuần là những bài giảng đạo đức mà phải thông qua các hoạt động đa dạng phong phú, được tổ chức trong và ngoài nhà trường với sự tham gia phối hợp của nhà trường với các lực lượng giáo dục khác cùng tổ chức cho học sinh.

Qua nghiên cứu đề tài cụ thể, chúng tơi đi đến một số nhận định có tính kết luận như sau:

1. Đề tài đã cố gắng làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS, các khái niệm liên quan cũng như làm rõ mục đích yêu cầu giáo dục của hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh trường THCS.

2. Đề tài đã thực hiện khảo sát thực trạng việc tổ chức các hoạt động giáo dục GTS, KNS, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS ở trường

THCS Ngơ Quyền thành phố Hải Phịng. Rút ra những nhận định về những ưu điểm, những tồn tại hạn chế, làm căn cứ để đề xuất các biện pháp quản lý của BGH nhà trường.

3. Đề tài đã đề xuất sáu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục GTS, KNS của hiệu trưởng trường THCS Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng như sau:

Biện pháp 1: Kế hoạch hóa q trình quản lý hoạt động giáo dục giá trị

sống, kỹ năng sống phù hợp với học sinh và điều kiện thực tế của nhà trường. Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho thầy và trò nhà trường.

Biện pháp 3: Thành lập ban chỉ đạo hoạt động giáo dục GTS, KNS trong nhà trường.

Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên thực hiện triệt để hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống.

Biện pháp 5: Quản lý phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội nhằm giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.

Biện pháp 6: Quản lý công tác kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng giáo viên, học sinh và tập thể học sinh tích cực trong hoạt động giáo dục Giá trị sống, kỹ năng sống.

Những biện pháp quản lý giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống được trình bày trong đề tài đều đã được khảo nghiệm và đã đều được cho rằng là cần thiết và có tính khả thi cao. Hy vọng rằng với hệ thống các biện pháp đó sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, giáo dục toàn diện cho học sinh các trường trung học cơ sở nói chung và trường THCS Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng nói riêng.

2. Khuyến nghị

- Có các văn bản chính thức hưỡng dẫn việc thực hiện hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh các trường THCS trong cả nước.

- Ngồi các tiêu chí đánh giá về trí dục, Bộ cần xây dựng các tiêu chí đánh giá về mức độ thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của các nhà trường.

2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng

- Mở các lớp tập huấn về giáo dục GTS, KNS cho cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn, GV chủ nhiệm lớp, Cán bộ Đoàn thanh niên, GV tham gia hoạt động giáo dục NGLL trong các nhà trường để nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS

- Xây dựng nội dung, chương trình giáo dục GTS, KNS tích hợp vào các mơn văn hóa, qua hoạt động GDNGLL, qua cơng tác Đồn TN, qua hoạt động của GVCN

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên với các trường trong hoạt động giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục GTS, KNS nói riêng

2.3. Với các nhà trƣờng

- Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp và chuẩn bị các phương tiện cần thiết, phối hợp động bộ các tổ chức trong và ngồi nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục GTS, KNS cho học sinh.

- Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn cấp trên, triển khai hoạt động tập huấn cấp trường, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong trường, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động, động viên, khen thưởng kịp thời.

- Bên cạnh giáo dục kỹ năng sống cần quan tâm giáo dục giá trị sống cho học sinh trong các nhà trường, để các kỹ năng các em thể hiện trong cuộc sống phản ánh những giá trị sống mà các em đã lĩnh hội và có được.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo ,Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-

2020.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007) , Điều lệ trường phổ thông. Nhà xuất bản

Giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2010), Giáo dục Kỹ năng sống trong hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT( tài liệu dành cho giáo viên).Nxb Giáo dục Việt Nam.

4. Luật Giáo dục (2005). Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

5. Đặng Quốc Bảo (1998 ) , Một số khái niệm về quản lý giáo dục . Nxb Hà

nội.

6. Đặng Quốc Bảo (2010) , chuyên đề phát triển nguồn nhân lực phát triển

con người. Nxb Đại học giáo dục,.

7. Đặng Quốc Bảo , Đặng Bá Lâm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp (2009), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt

Nam . Nxb Giáo dục Việt Nam.

8. Nguyễn Thanh Bình (2011), Giáo trình chuyên đề giáo dục kỹ năng sống

.Nxb ĐHSP Hà nội.

9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996) , Bài giảng lí luận đại cương về quản lí. Trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà nội.

10. Nguyễn Đức Chính (2011), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học. Nxb Đại học Giáo dục.

11. Lê Minh Châu (2003) , UNICEF Việt nam và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nxb Giáo dục Việt Nam.

12. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp nghiên cứu khoa học.Nxb khoa học kĩ

thuật Hà nội,.

13. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam.

14. Phạm Minh Hạc (2001), Phát triển toàn diện con người thời kỳ cơng

nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nxb Chính trị quốc gia.

15. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ (1985), Những bài giảng về quản lý trường

học.Nxb Hà nội.

16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý.Nxb Đại học

quốc gia Hà nội.

17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý.Nxb Đại học

quốc gia Hà nội.

18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008), Tâm lý học quản lý.Nxb Đại học quốc gia

Hà nội,

19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính ,Vũ Phƣơng Liên (2010), Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung

học. Nxb Đại học quốc gia Hà nội.

20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa (2012), Hoạt động giáo dục

giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học (tài liệu tập huấn giáo viên THCS,THPT) . Nxb Đại học quốc gia Hà nội.

21. Lục Thị Nga (2012), Hiệu trưởng trường Trung học với vấn đề giáo dục

giá trị sống, kĩ năng sống và giao tiếp ứng xử trong quản lí ( tài liệu tập huấn).Nxb Đại học sư phạm,

22. Hà Nhật Thăng ( 2001), Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh (2012),

Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh THCS- Nxb Đại học

quốc gia.

24. Nguyễn Dục Quang (2012) , Hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống cho học

sinh phổ thông.Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

25. Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính, Đặng Hồng Minh, Tâm Lý học

đại cương.Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

26. Mạc Văn Trang. Giáo dục giá trị sống cho học sinh phổ thông hiện nay.

Kỷ yếu hội thảo khoa học,01X-12/03-201.

27. Phạm Viết Vƣợng, Giáo dục học.Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. DianeTillman (2010) , Những giá trị sống dành cho trẻ từ 3 đến 7 tuổi.

NxbTổng hợp TP Hồ Chí Minh.

29. DianeTillman(2010), Những giá trị sống dành cho trẻ từ 8 đến 14 tuổi.NxbTổng hợp TP Hồ Chí Minh.

30. DianeTillman (2009), Những giá trị sống dành cho tuổi trẻ .NxbTổng

PHỤ LỤC Phiếu số 1

(Dành cho giáo viên)

Để góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường THCS Ngơ Quyền thành phố Hải Phịng và với mục đích giúp tác giả có những số liệu nghiên cứu một cách khách quan, chính xác trong nghiên cứu của luận văn.

Xin thầy ( cô) hãy cho biết ý kiến của mình đánh giá về thực trạng cơng tác giáo dục kỹ năng sống ở nhà trường. Xin trân thành cảm ơn!

Vui lòng đánh dấu “x” vào phương án mà thầy ( cô ) lựa chọn

Câu 1: Xin thầy cơ vui lịng cho biết mức độ hiểu biết của bản thân về các giá trị sống dƣới đây?

TT Giá trị sống Hiểu sâu

sắc Hiểu chưa sâu sắc Chưa hiểu hết 1 Các giá trị truyền thống 2 Giá trị hịa bình 3 Giá trị tôn trọng 4 Giá trị yêu thương 5 Giá trị khoan dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh ở trường trung học cơ sở ngô quyền, thành phố hải phòng (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)