dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
* Mục tiêu của biện pháp:
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tấm đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ, Người nói “Cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.
Chất lượng đội ngũ CBQL được hình thành do nhiều yếu tố tác động, trong đó chủ yếu là hình thành thơng qua con đường bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Chính vì vậy, để phát triển đội ngũ cán bộ, điều quan trọng là phải chăm lo đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và cán bộ nằm trong nguồn quy hoạch. Việc học tập tu dưỡng rèn luyện để hoàn thiện nhân cách nghề nghiệp là nhu cầu thường xuyên của mọi người. Trước yêu cầu đối mới giáo dục, CBQL các trường tiểu học càng cần được đào tạo, bồi dưỡng để gánh vác nhiệm vụ mới.
Thông qua đào tạo, bồi dưỡng CBQL có điều kiện khắc phục sự bảo thủ trì trệ trong nhận thứcvà nâng cao năng lực quản lý, phát huy mặt tích cực, bù đắp những thiếu hụt của mỗi người.
* Nội dung của biện pháp:
Quản lý là một nghề, để trở thành người quản lý giỏi, năng động, sáng tạo trong quá trình thực thi các nhiệm vụ quản lý, nhất thiết người quản lý phải quản lý, hay nói cách khác phải có trình độ khoa học về quản lý, bên cạnh đó cần phải có nghệ thuật quản lý. Trong bối cảnh khoa học công nghệ bùng nổ, sự phát triển mạnh mẽ của giáo dục các nước trên thể giới, đặt ra cho giáo dục nước ta một thách thức vô cùng to lớn đó là phải tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo và có năng lực hội nhập với thế giới. Điều này đòi hỏi giáo dục cần phải có những quyết sách đúng đắn, đổi mới về nhận thức, đổi mới quản lý Nhà nước về giáo dục từ chính sách, cơ chế, nội dung, phương thức...đến biện pháp, công cụ quản lý. Một trong những nội dung quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục là phải thường xuyên bồi dưỡng CBQL giáo dục nói chung, CBQL ở các trường tiểu học nói riêng. Vì vậy, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng vô cùng quan trọng, để người CBQL nâng cao phẩm chất cũng như năng lực quản lý đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục trong thời đại hiện nay.
* Cách thức thực hiện biện pháp:
Mặc dù UBND tỉnh đã có những chính sách riêng hỗ trợ cán bộ của huyện đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn như Quy định chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo bồi dưỡng và khuyến khích ưu đãi tài năng ban hành kèm theo uyết định số 21/2007/QĐ- UBND của UBND tỉnh Hưng Yên ngày 27/12/2007 cũng như nhiều hình thức động viên khác trong việc hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức của huyện đi học bồi dưỡng, song công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL ngành giáo dục nói chung và đối với các trường tiểu học nói riêng vẫn là vấn đề cần được quan tâm hơn của ngành GD&ĐT huyện Ân Thi.
- Phương hướng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Ân Thi giai đoạn 2013 - 2020
Căn cứ thực trạng đội ngũ CBQL huyện Ân Thi giai đoạn 2008-2013 huyện cần chỉ đạo để thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với CBQL. Trước mắt cần tập trung chỉ đạo việc rà soát, đánh giá thực trạng và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng từng năm học nhằm đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý giáo dục. Nội dung đào tạo bồi dưỡng cần tập trung vào những nội dung sau:
+ Đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho CBQL, những vấn đề về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển KT-XH và sự nghiệp GD& ĐT.
Phấn đấu đến năm 2020, 100% đảng viên trong các chi bộ nhà trường có trình độ lý luận chính trị phổ thơng, 100% CBQL có trình độ lí luận chính trị trung cấp.
+ Về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục:
Huyện tạo mọi điều kiện để CBQL được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ thơng qua các loại hình đào tạo: Tại chức, chuyên tu, từ xa, …Phấn đấu đến năm 2020 có 100% CBQL đều đạt trình độ trên chuẩn.
Hằng năm huyện có kế hoạch cử CBQL đi bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác quản lý giáo dục và quản lý nhà nước nhằm nâng cao trình độ quản lý đáp ứng với yêu cầu của sự nghiệp giáo dục hiện nay.
Việc tổ chức cho 100% đảng viên được học lý luận chính trị phổ thơng do Trung tâm Bồi dưỡng chính trị của huyện đảm nhiệm theo kế hoạch hàng năm. Huyện phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức cho CBQL được học chương trình trung cấp lý luận chính trị và quản lý nhà nước. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý giáo dục tại Học viện Quản lý giáo dục và phối hợp với trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên để bồi dưỡng ngắn hạn cho CBQL trường tiểu học.
Ngoài nội dung trên cần bồi dưỡng cho CBQL về trình độ ngoại ngữ, tin học, phấn đấu đến 2020, CBQL các trường tiểu học trong huyện đều thành thạo sử dụng máy vi tính, biết khai thác internet và các phần mềm quản lí, 70% CBQL trường tiểu học có trình độ ngoại ngữ giao tiếp thơng thường. Tích cực tham gia tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ để chỉ đạo tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBQL trường tiểu học.
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL và cán bộ kế cận: Việc khảo sát, đánh giá và dự báo về CBQL đương chức và kế cận là cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBQL.
Kế hoạch cần được xây dựng từ đơn vị trường tiểu học, có cơ sở khoa học, mang tính khả thi.
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải trên cơ sở nhu cầu và sự cân đối các nguồn kinh phí (nguồn kinh phí Nhà nước cùng với nguồn ngoài ngân sách Nhà nước), về con người và phương tiện, thiết bị dành cho đào tạo, bồi dưỡng.
Kế hoạch sau khi đã phê duyệt, được công khai để CBQL đương nhiệm và CBQL kế cận biết, chủ động sắp xếp công việc, thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng.
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cụ thể: Đến cuối năm 2015, có 100% cán bộ kế cận trong danh sách năm 2012 được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục. Số CBQL hiện có đã học cách đây 5 năm cần được cử đi tiếp để cập nhật kiến thức mới.
+ Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL và cán bộ kế cận, dự nguồn.
Căn cứ vào thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học của huyện, căn cứ vào yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học, nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL cần chú ý tập trung là:
- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý:
Bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý giáo dục, quản lý nhà nước...Nội dung này được Học viện Quản lý giáo dục tiến hành theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT.
Trong nội dung bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý cần tăng về số giờ thực hành, thực tế và sử dụng các tình huống quản lý để CBQL có thể áp dụng khi làm việc tại địa phương. Trong bồi dưỡng nghiệp vụ cần phổ biến những kinh nghiệm, những điển hình quản lý giỏi của các địa phương, các mơ hình nhà trường để học viên vận dụng vào thực tế cho phù hợp.
- Bồi dưỡng kỹ năng quản lý:
Kỹ năng thực hiện các chức năng quản lý là cách thức hoàn thành hành động thực hiện các chức năng quản lý của người cán bộ quản lý.
Thứ nhất: Kỹ năng, kỹ thuật quản lý cần thiết nhất cần chú trọng bồi dưỡng đầu tiên đó là:
Kỹ năng lập kế hoạch; Kỹ năng tổ chức công việc;
Kỹ năng phân cơng chun mơn, lập thời khố biểu; Kỹ năng về quản lý tài chính;
Kỹ năng về quản lý dạy học và giáo dục; Kỹ năng quản lý học sinh.
Thứ hai: Là kỹ năng nhân sự. Đó là những kỹ năng hồ nhập với mọi người trong lao động chung, kỹ năng động viên từng người trong tập thể. Kỹ năng nhân sự là rất cần thiết với CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường tiểu học nói riêng, đó là tổng hợp nhiều kỹ năng riêng như:
Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng phát biểu;
Kỹ năng điều khiển cuộc họp; Kỹ năng khích lệ và thuyết phục;
Thứ ba: Là kỹ năng nhận thức. Đó là khả năng tư duy về công việc, khả
năng định hướng công việc, nắm bắt mối liên quan giữa các công việc. Đây là sự tổng hợp các kiến thức của người CBQL giáo dục nói chung và người CBQL trường tiểu học nói riêng:
Nhận thức về mục tiêu đào tạo;
Nhận thức về đổi mới chương trình, phương pháp giáo dục phổ thơng; Nhận thức về xã hội hố giáo dục;
Nhận thức về dân chủ hoá trường học...
- Bồi dưỡng kiến thức chính trị xã hội:
Nâng cao nhận thức chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống cho CBQL là công việc thường xuyên và cần thiết nhằm giúp CBQL ln có lập trường tư tưởng vững vàng, nắm chắc đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; có phẩm chất đạo đức trong sáng và ln là tấm gương để đồng nghiệp cũng như học sinh học tập, noi theo.
- Bồi dưỡng kiến thức tin học và ngoại ngữ:
Đối với CBQL, kiến thức về tin học có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, nó tạo điều kiện khai thác thông tin từ trên mạng góp phần thực hiện các chức năng quản lý, đem lại sự tự tin, hồ nhập và thích ứng với sự phát triển xã hội. Để bồi dưỡng tin học cho CBQL cần có những hình thức và biện pháp sau: CBQL cần phải học những chương trình bồi dưỡng thiết thực do phòng GD&ĐT phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức, giảng dạy. CBQL phải bắt buộc biết tin học văn phòng, biết sử dụng và khai thác mạng internet, ngoài ra cịn biết ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong các lĩnh vực quản lý. Kiến thức về ngoại ngữ, CBQL cũng cần được học tập, bồi dưỡng. Riêng đối với giáo viên trẻ kế cận, phịng GD&ĐT đưa ra tiêu chuẩn cần có kiến thức về ngoại ngữ, tin học khi đưa vào quy hoạch hoặc bổ nhiệm.
- Bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn:
Trong nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBQL, kiến thức chuyên môn là nền tảng tư duy và phương pháp luận khoa học cho công tác quản lý. Những CBQL, hoặc những người kế cận có trình độ trung học sư phạm thì cần được học lên Đại học, những người có trình độ Đại học thì cần học lên Thạc sỹ. Ngồi ra, phòng GD&ĐT cần chú ý bồi dưỡng các chuyên đề như: Chuyên đề đổi mới
phương pháp dạy học; Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học; Chỉ đạo đổi mới giáo dục; Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Phụ đạo học sinh yếu...
- Bồi dưỡng kiến thức khác: Đó là những kiến thức về truyền thống, phong tục tập quán của địa phương, về bản sắc văn hoá dân tộc, kiến thức cơ bản về an ninh quốc phịng, về tơn giáo, giao thơng, phịng cháy chữa cháy...
Tóm lại: Tri thức từ lâu đã được ví như chiếc chìa khố vạn năng. Các nội dung đào tạo trên đây không tách rời mà gắn bó, bổ trợ cho nhau, giúp người CBQL thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý của mình. Đào tạo, bồi dưỡng muốn đạt kết quả cần lựa chọn những hình thức sao cho thích hợp.
+ Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
Về hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ngay từ Nghị quyết Hội nghị Trung ương III khoá VIII đã nêu “Kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức khác cho từng loại hình cán bộ” .
Như vậy, cần phải phối hợp nhiều hình thức đào tạo bồi dưỡng.
Đào tạo chính quy: Động viên và có cơ chế hỗ trợ đối với cán bộ quản lý đương nhiệm và cán bộ quản lý có triển vọng đi học lớp Cử nhân quản lý giáo dục hoặc Thạc sỹ quản lý giáo dục.
Đào tạo tại chức: Cử cán bộ quản lý đương nhiệm và cán bộ quản lý kế cận tham gia học tập nâng cao.
Trường hợp nào khó khăn về điều kiện, hồn cảnh gia đình, khơng đi học tập được các lớp xa nhà, tạo điều kiện cho tham gia các lớp đào tạo từ xa.
Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục theo các hình thức khác: Phịng GD&ĐT huyện tổ chức các chuyên đề về quản lý, tổ chức tham quan thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý các trường tiên tiến trong và ngoài tỉnh; phòng GD&ĐT tổ chức hội thảo về cơng tác quản lý để CBQL có điều kiện nghiên cứu, trao đổi, học tập; phòng GD&ĐT tổ chức hội nghị giao ban hàng tháng theo hình thức tập trung tồn huyện với CBQL để cùng giải quyết những vướng mắc trong công tác quản lý... từ đó nâng cao nghiệp vụ quản lý nhà trường. Phòng Giáo dục và Đào tạo lựa chọn đội ngũ thanh tra, kiểm tra có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và năng lực quản lý tốt để tiến hành
thanh tra, kiểm tra các nhà trường để qua đó tư vấn, rút kinh nghiệm cho CBQL các nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý.
Kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng với tự đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ quản lý và CBQL kế cận theo các hình thức tự học như sau: Phịng GD&ĐT u cầu việc tự bồi dưỡng đối với CBQL là bắt buộc, có sổ tự học, tự bồi dưỡng riêng đối với mỗi CBQL. Nội dung tự bồi dưỡng gồm: nâng cao, rèn luyện phẩm chất đạo đức chính trị, nâng cao kiến thức chuyên môn, bồi dưỡng năng lực quản lý... Hàng năm CBQL có sáng kiến kinh nghiệm về công tác quản lý được áp dụng có hiệu quả trong nhà trường. Phịng GD&ĐT đưa chỉ tiêu tự học, tự bồi dưỡng vào nội dung đánh giá thi đua, khen thưởng hàng năm để tạo thêm động lực học tập và nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn và quản lý cho CBQL ở các trường tiểu học.
+ Xác định nguồn kinh phí và các điều kiện khác cho công tác đào tạo, bồi dưỡng:
Hàng năm, phịng GD&ĐT lập kế hoạch tài chính cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng. Có biện pháp tham mưu với UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho cơng tác này, đầu năm giao chỉ tiêu ngân sách cho các trường tiểu học cần quy định rõ số kinh phí chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tham mưu với Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện có Nghị quyết về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng chung cho cơng chức, viên chức trong đó có ngành GD&ĐT.
Căn cứ vào các nội dung đào tạo, bồi dưỡng nêu trên, phịng GD&ĐT xây dựng quy trình thực hiện theo các bước sau:
Lập kế hoạch: Xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung trên, kế hoạch
cần đề ra mục tiêu dự kiến nguồn lực, dự kiến các biện pháp và cách thức thực hiện mục tiêu. Phòng GD&ĐT là cơ quan chủ trì xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.
Tổ chức: Tham mưu với Huyện uỷ, UBND huyện để phòng GD&ĐT,
Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị phối hợp với các đơn vị có thẩm quyền tổ chức các lớp học, lớp bồi dưỡng tại huyện để CBQL tham gia học tập, bồi dưỡng. Cử CBQL đương nhiệm, CBQL dự nguồn học tập các lớp nâng cao chuyên môn, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý do