CHƯƠNG 3 THÀNH TỰU, KHUYẾT ĐIỂM TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC (1954-1975) TRÁCH

Một phần của tài liệu Tiểu luận lịch sử đảng thành tựu, khuyết điểm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc (1954 1975) (Trang 31 - 33)

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC (1954-1975). TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY

1. THÀNH TỰU

Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1954 đến năm 1975, trong hồn cảnh vừa có hịa bình, vừa có chiến tranh; với bao khó khăn chồng chất, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Bắc đã giành được nhiều thành tựu to lớn: Chế độ xã hội mới – xã hội chủ nghĩa từng bước được xây dựng; quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành; một số cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội được xây dựng, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã được phát huy tác dụng trên nhiều mặt.

Một là, mặc dù bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhưng sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vẫn duy trì và có mặt phát triển đáng kể. Đến năm 1975 trong khu vực sản xuất vật chất có 99,7% tài sản cố định thuộc về kinh tế xã hội chủ nghĩa, tăng 5,1 lần so với năm 1955. Trong công nghiệp đã có những cơ sở đầu tiên của các ngành cơng nghiệp nặng quan trọng như: điện, than, cơ khí, hóa chất, luyện kim… Đặc biệt là cơng nghiệp địa phương, một loại hình cơng nghiệp phù hợp với điều kiện chiến tranh đã được Đảng, Nhà nước quan tâm xây dựng vừa bảo đảm nhu cầu phát triển kinh tế, vừa bảo đảm cung ứng cho quốc phịng, qn đội phục vụ chiến đấu. Trong nơng nghiệp, nhiều cơng trình thủy lợi được xây dựng, cách mạng khoa học, kỹ thuật phát huy mạnh mẽ, sản xuất lương thực – thực phẩm đủ cung ứng cho nhân dân và bộ đội. Điều đáng tự hào hơn nữa, trong chiến tranh ác liệt vẫn có một số tỉnh, huyện và hàng ngàn hợp tác xã nông nghiệp đạt năng suất từ 5 tấn đến 10 tấn thóc trên một héc ta trong năm. Đồng thời, nơng thơn miền Bắc hàng năm đóng góp sức người, sức của chi viện cho miền Nam theo tinh thần "thóc khơng thiếu một cân, qn khơng thiếu một người". Trên lĩnh vực giao thông vận tải, một mặt trận nóng bỏng nhất, địch đã dùng tới 60% tổng số

bom đạn đánh vào hệ thống giao thông của miền Bắc. Vượt qua khó khăn, gian khổ, nhân dân miền Bắc đã hăng hái lao động xây dựng phát triển nhiều hệ thống đường giao thông quan trọng. Đã hình thành mạng lưới đường giao thơng liên tỉnh, liên huyện, liên xã; sáng tạo ra nhiều loại cầu, phà đáp ứng yêu cầu của thời chiến. Đặc biệt ta đã xây dựng thành công tuyến đường 559 và đường ống dẫn dầu từ Bắc vào Nam. Nhờ vậy, mạch máu giao thông luôn bảo đảm thông suốt, nối liền miền Bắc và 3 nước trên bán đảo Đơng Dương.

Sự nghiệp văn hóa, giáo dục phát triển khơng ngừng, trình độ văn hóa chung của xã hội được nâng lên đáng kể. Tính đến đầu năm 1975, cứ 3 người có một người đi học. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý kinh tế – xã hội có trình độ đại học, trên đại học, trung học chuyên nghiệp hơn 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm 1960. Mạng lưới y tế đợc mở rộng, số bác sỹ, y sỹ tăng 13,4 lần so với năm 1960, thực hiện miễn phí việc chữa bệnh cho nhân dân.

Sự nghiệp xây dựng nền quốc phịng tồn dân, lực lượng vũ trang nhân dân không ngừng phát triển và phát huy tác dụng to lớn trong chiến tranh. Trật tự kỷ cương xã hội được giữ vững, người với người sống có nghĩa có tình, đồn kết thương u nhau, tấm lòng hậu phơng và tiền tuyến, tinh thần dám xả thân vì Tổ quốc trở thành truyền thống tốt đẹp của nhân dân miền Bắc.

Hai là, miền Bắc xã hội chủ nghĩa đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, bảo vệ miền Bắc, làm tròn nhiệm vụ của hậu phương đối với tiền tuyến lớn miền Nam.

Với tinh thần" khơng có gì q hơn độc lập tự do", qn và dân miền Bắc vừa sản xuất, vừa chiến đấu đã đánh bại hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, bắn rơi 4.181 máy bay các loại, trong đó có 68 máy bay B52, 13 máy bay F111, diệt và bắt sống hàng

ngàn giặc lái, bắn chìm, bắn cháy 271 tàu chiến của Mỹ, đã buộc đế quốc Mỹ phải cam kết chấp nhận rút quân Mỹ về nước, thừa nhận độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, ngừng ném bom miền Bắc, tạo điều kiện cho nhân dân miền Nam vùng lên đấu tranh giành thắng lợi hoàn toàn.

Cùng với chiến đấu bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội, nhân dân miền Bắc còn làm tròn nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với cách mạng miền Nam và cách mạng Lào, cách mạng Campuchia. Đúng như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976) đã đánh giá: Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước với toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ văn cứ địa cách mạng của cả nước, xứng đáng là pháo đài vô địch của chủ nghĩa xã hội. Nhân dân miền Bắc đã lần lợt tiễn đưa hàng chục vạn con em của mình vào Nam, sang Lào, Campuchia đánh giặc. Hàng triệu tấn vũ khí, trang bị kỹ thuật, hàng hóa, nhu yếu phẩm được chuyển vào các chiến trường phía Nam. Khối lượng vận chuyển hàng hóa chi viện cho tiền tuyến miền Nam ngày một tăng cao, đến năm 1975 đã vận chuyển được 1.400.000 tấn hàng hóa, vũ khí và 5.500.000 tấn dầu vào chiến trường miền Nam, trong đó chuyên chở hàng hóa cho cách mạng Lào, Campuchia hơn 583.000 tấn hàng hóa các loại. Năm 1974 vận chuyển số lượng hàng gấp 22 lần năm 1960. Mùa Xuân năm 1975, vận

chuyển được 413.450 tấn gấp đôi năm 1974. Từ 1960 đến đầu 1975 Đồn 559 đã đưa đón hơn hai triệu cán bộ, chiến sỹ, nhân viên kỹ thuật vào ra trên tuyến đường Trường Sơn.

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, công cuộc xây dựng chủ yếu xã hội ở miền Bắc vẫn còn một số khuyết điểm yếu kém.

Một phần của tài liệu Tiểu luận lịch sử đảng thành tựu, khuyết điểm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc (1954 1975) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)