Thay đổi cấu trúc kênh phân phối

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ LOGISTICS điện tử (e LOGISTICS) đến mức độ hài LÒNG KHI MUA sắm TRỰC TUYẾN của NGƯỜI TIÊU DÙNG TRẺ TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 82)

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ

6.2.3. Thay đổi cấu trúc kênh phân phối

SẢN XUẤT BÁN LẺ TDCC

SẢN XUẤT BÁN BUÔN BÁN LẺ TDCC

SẢN XUẤT BÁN BUÔN BÁN LẺ TDCC

SẢN XUẤT TRUNG GIAN MỚI TDCC

Hình 6.10. Cấu trúc kênh phân phối

Kênh phân phối nên có ít trung gian nhất, trong đó trung gian mới phải giải quyết được những tác vụ mà trung gian cũ chưa xử lý được hoặc gây chậm trễ về thời gian và tốn kém về chi phí cho người tiêu dùng cuối cùng (TDCC). Trung gian mới cũng cần đáp ứng được một số tiêu chuẩn về công nghệ nhất định để đồng bộ với các giải pháp bán hàng thương mại điện tử, chẳng hạn như: đặt hàng, xử lý đơn hàng, phân loại, đóng gói và lập kế hoạch giao hàng, hay còn gọi là xây dựng hệ thống e-logistics B2B2C bên cạnh việc tích hợp hệ thống các thành phần cơng nghệ thông tin.

Việc phát triển hệ thống trung tâm phân phối và giao hàng chặng cuối (last mile delivery) cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Các đơn vị cung ứng dịch vụ e-logistics nên chia nhỏ các trung tâm phân phối thành nhiều quận huyện hơn, thay vì chỉỉ̉ tập trung vào những trung tâm logistics lớn với quy mơ lớn nhưng cịn hạn chế về tuyến đường vận chuyển vì phải vận chuyển đi nhiều hướng khác nhau. Giải pháp e-logistics mới cần phải đảm bảo được tiêu chuẩn về mặt đồng bộ hệ thống, bên cạnh đó cần tích hợp thêm các

chức năng như: định vị và tự động kiểm tra hàng lưu kho có vị trí gần nhất với địa chỉỉ̉ giao hàng để đảm bảo chặng cuối được giao nhanh nhất; thiết lập và vận hành hệ thống hộp nhận hàng để tránh được trình trạng người nhận hàng khơng có mặt làm phát sinh chi phí giao lần thứ hai, lần thứ ba; Linh hoạt sắp xếp giao hàng lại trong ngày nhanh nhất có thể để giảm thiểu chi phí trả hàng về kho, giảm tỷ lệ hàng chưa giao hay tỷ lệ phàn nàn từ khách hàng.

6.2.4. Xây dựng mơ hìì̀nh e-logistics vớứ́i sự kết nối hoạt động thương mại điện tử vớứ́i logistics đa phương thứứ́c trong thời kỳ cách mạng cơng nghiệp 4.0

Xây dựng mơ hình e-logistics mà trong đó có sự kết nối hoạt động thương mại điện tử với logistics đa phương thức giúp mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trong xu thế cách mạng cơng nghiệp 4.0. Ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm rút ngắn q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa bằng cách “đi tắt, đón đầu”, mang lại những bước phát triển vượt bậc.

Mơ hình này có rất nhiều ưu điểm, chẳng hạn như có độ bao phủ thị trường rộng, mức độ phân tán hàng hóa lớn, tần suất mua hàng lớn với nhiều loại mặt hàng đa dạng, quy mô nhỏ, thường đảm bảo thời gian giao hàng nhanh, có cả giao hàng miễn phí và thu tiền tận nơi giao hàng. Nhờ vậy, dịng dịch chuyển của hàng hóa có thể mở rộng phạm vi và khoảng cách, khiến cho e-logistics trở nên vượt trội hơn hẳn so với logistics truyền thống.

Bên cạnh đó, nhờ có ưu điểm của phân phối trực tuyến là không cần phụ thuộc nhiều vào thời gian cũng như địa điểm giao hàng, khách hàng có thể kết nối giao dịch qua các thiết bị điện tử kết nối Internet như điện thoại di động, laptop, ipad,…để truy cập và theo dõi thơng tin của hàng hóa. Nếu có bất kỳ vấn đề hay trục trặc nào, người bán có thể liên hệ trực tiếp để giải quyết với khách hàng vào bất kỳ lúc nào. Như vậy, khách hàng sẽ được đáp ứng mọi yêu cầu hoặc mong muốn ngay tức khắc. Ngồi ra, mơ hình này cũng giúp tạo lợi thế về giá cả cũng như chi phí sản xuất, lưu kho, lưu bãi hay phân phối. Tuy nhiên, ngày nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng phức tạp nên việc quản lý và duy trì dự trữ hàng hóa cần đảm bảo tính chính xác, linh hoạt, đặc biệt là yêu cầu đối với việc ứng dụng các loại hình máy móc, thiết bị tự động cũng như các hệ thống quản lý kho. Cần

đảm bảo các hoạt động nhận hàng, kiểm hàng, phân loại hàng hóa, gắn nhãn hoặc mã vạch,…có thể đáp ứng được các yêu cầu về mặt thời gian và tốc độ giao hàng.

DỊCH VỤ HẬU CẦN ĐIỆN TỬ (E-LOGISTICS) DỊCH VỤ HẬU CẦN (MULTI-LOGISTICS) NHÀ CUNG ỨNG TRUNG TÂM E-LOGISTICS B2B MUA SRM SCM INTERNET INTERNET NHÀ CUNG ỨNG KHÁCH HÀNG

CON NGƯỜI – CƠNG NGHỆ - QUY TRÌNH

Hình 6.11. Mơ hìì̀nh Dịch vụ hậu cần điện tử (2-logistics)

Nguồn tham khảo: TS. Nguyễn Xuân Quyết

Trong mơ hình này, trung tâm e-logistics là yếu tố cốt lõi của hệ thống e-logistics, có vai trị đặc biệt quan trọng tác động đến tính hiệu quả các hoạt động e-logistics; giảm chi phí e-logistics, tối ưu khả năng dự trữ, giảm thời gian lưu chuyển của hàng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Ngồi ra, các hoạt động của trung tâm e- logistics cũng cần nhắm đến các mục tiêu kinh tế - xã hội như: quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả hơn; sử dụng hệ thống giao thông vận tải quốc gia và quốc tế một cách tối ưu; và hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội theo các cấp độ gồm cấp vùng, cấp quốc gia và cấp khu vực. Các giải pháp cơ bản của một trung tâm e-logistics bao gồm:

- Giải pháp kết nối và chuyển tải: Là giải pháp giúp nâng cao hiệu quả trong quá trình phân phối hàng hóa, lưu kho, lưu bãi, dự trữ hàng hóa,…

- Giải pháp xếp dỡ hàng: Là giải pháp giúp tăng hiệu quả làm hàng, tăng khả năng chứa hàng của kho và bến bãi, giảm lượng lao động thủ công và số lần thao tác làm hàng, tối thiểu hóa khơng gian chứa hàng, cắt giảm chi phí và phân luồng luân chuyển logistics tổng thể hiệu quả.

- Giải pháp lưu kho bãi: Là giải pháp giúp các trung tâm logistics cắt giảm hoặc loại bỏ dự trữ lưu kho, tăng hiệu quả lưu chuyển dịng hàng hóa.

- Giải pháp chia chọn hàng hóa: Là giải pháp chia lơ hàng lớn thành những lơ nhỏ hơn nhằm phân chia hàng hóa được vận chuyển từ nhiều nhà cung cấp khác nhau và sau đó được gom lại để vận chuyển đến cho khách hàng ở những địa điểm khác nhau.

- Giải pháp gom hàng: Là giải pháp ngược lại với giải pháp chia chọn hàng hóa, giúp tập hợp những lơ hành nhỏ lại thành lô hàng lớn để vận chuyển dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao hơn.

- Giải pháp dự trữ hàng tối ưu: Là giải pháp giúp lưu trữ hàng hóa lâu nhất có thể trước khi hàng hóa được vận chuyển đến tay khách hàng hoặc được giao ra thị trường.

- Giải pháp logistics ngược: Là giải pháp nhằm thu gom, thu hồi để sửa chữa các sản phẩm bị hỏng, lỗi, thiếu linh kiện,...theo yêu cầu của nhà sản xuất

Bên cạnh những đặc điểm kể trên, trung tâm e-logistics cũng chính là nơi thực hiện các thủ tục hải quan, thơng quan hàng hóa hoặc kiểm tra, rà sốt hàng hóa,… theo quy định đối với hoạt động e-logistics nội địa và hoạt động e-logistics quốc tế. Vì vậy, trung tâm e-logistics đóng vai trị vơ cùng quan trọng đối với các bên như công ty vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải, người bảo dưỡng, quản lý phương tiện vận tải,…Ngoài ra, trung tâm này cũng cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm hỗ trợ khách hàng như dịch vụ ăn uống, thuê phịng, dịch vụ tư vấn, dịch vụ tài chính,…Chính vì thế, có thể nói, trung tâm e-logistics khơng chỉỉ̉ mang lại lợi ích cho nhà sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối mà cịn mang lại lợi ích cho cả những khách hàng cuối cùng.

6.2.5. Đẩy mạnh đàì̀o tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngàì̀nh, bồi dưỡng nhân lực tại doanh nghiệp

Thành phố Hà Nội cần đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành ở các cấp học như đại học, cao đẳng, trung cấp nghề; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và lao động e-logistics có trình độ cao, bồi dưỡng nhân lực để trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Tp Hà Nội cần xây dựng các bộ tiêu tiêu chuẩn nghề đối với lĩnh vực logistics nói chung và e-logistics nói riêng, hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị thuộc lĩnh vực logistics,… Từng địa phương trong thành phố cần sớm hình thành liên kết với những trường đào tạo chuyên ngành về logistics, đặc biệt liên kết với nhà đầu tư từ nước ngoài trong việc đào tạo nhân lực ngành này.

Về phía các cơ sở đào tạo, để củng cố năng lực và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành e-logistics, cần nỗ lực phát triển nguồn nhân lực giảng viên chuyên giảng dạy về mảng e-logistics; khuyến khích việc kêu gọi các chuyên gia về logistics trong nước và quốc tế tham gia giảng dạy, đào tạo; liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để tiến hành xây dựng chương trình đào tạo, thực hành, thực tập,…sao cho bám sát với yêu cầu thực tiễn. Việc hợp tác với doanh nghiệp cũng tạo cơ hội cho sinh viên đi trải nghiệm thực tế, thực tập, hỗ trợ sinh viên làm nghiên cứu khoa học hoặc tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Cụ thể, khi tới một doanh nghiệp logistics, sinh viên sẽ được tìm hiểu kỹ về quy trình vận hành các kho hàng, chọn và xử lý từng đơn hàng trong kho, thực hành sử dụng các thiết bị chuyên dụng, học cách phân loại, đóng gói hay bảo quản hàng hóa,…

6.2.6. Đẩy mạnh ứứ́ng dụng khoa học công nghệ theo xu hướứ́ng hìì̀nh thàì̀nh ngàì̀nh e-logistics

UBND thành phố Hà Nội nên xây dựng chủ trương nhằm đẩy mạng ứng dụng khoa học cơng nghệ theo xu hướng hình thành ngành e-logistics. Bởi tự động hóa và robotics giúp giảm bớt lỗi trong quy trình logistics, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Robot ra đời giúp giải phóng đáng kể sức lao động của con người đối với những cơng việc mang tính thủ cơng, giúp cải thiện hiệu suất làm việc. Cụ thể, cần tập trung vào những mảng sau:

- Công nghệ Thực tế ảo (VR - Virtual Reality) giúp kết nối e-logistics và nâng cao hiệu quả của hoạt động e-logistics, tối ưu hố q trình e-logistics, từ đó tăng cường độ tin cậy trong những giao dịch được thực hiện trực tuyến. VR là một hệ thống mô phỏng sử dụng đồ họa máy tính để tạo ra một thế giới giống như thật. Thế giới nhân tạo này có thể phản ứng, thay đổi phụ thuộc vào ý muốn (tín hiệu vào) của người dùng (có thể nhờ hành động, lời nói,..). Đặc điểm nổi bật nhất của VR là tương tác thời gian thực - khả năng nhận biết thế giới thực gần trùng khớp với thế giới ảo. Hệ thống VR có 5 thành phần gồm phần mềm, phần cứng, mạng liên kết, người dùng và các ứng dụng. Trong đó, phần mềm, phần cứng và các ứng dụng là ba phần quan trọng nhất. Ngay từ năm 2011, Bộ Tài chính Việt Nam đã tiến hành thử nghiệm cơng nghệ “ảo hóa” máy chủ để củng cố hiệu quả của hệ thống máy chủ của ngành (Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại – Vitic, 2018).

- Công nghệ thực tế tăng cường (AR-Augmented Reality) cũng có chức năng tương tự như cơng nghệ thực tế ảo VR – giúp kết nối và nâng cao hiệu quả hoạt động e-logistics. VR cũng đang nhanh chóng trở thành cơng nghệ quan trọng giúp kết nối thế giới thực và ảo. Bên cạnh chức năng giống AR, VR cũng có điểm mới và khác biệt so với AR vì cơng nghệ này có thể giúp cập nhận thơng tin lơ hàng nhanh chóng, giúp đẩy nhanh thời gian làm hàng. Cơng nghệ AR đã từng được thử nghiệm ở châu Âu và Hoa Kỳ. Các cơng nhân kho hàng ở đó được đeo kính thơng minh AR, giúp nhận diện các món hàng theo thời gian thực. Những chiếc kính thơng minh này có hiển thị tuyến đường tốt nhất để gom hàng, scan đơn hàng, đồng thời rút ngắn thời gian trong kho hàng một cách tối ưu.

- Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IOT – Internet Of Thing): có thể được gắn trong kho bãi thông qua các cảm biến được cài đặt tại các kệ hàng hóa. Nhờ có hệ thống IOT, các thơng tin như vị trí, tình trạng đơn hàng, khối lượng hàng hóa sẽ được cập nhật theo thời gian thực từ các pallet và được gửi tới hệ thống quản lý kho bãi (WMS), qua đó giúp giảm bớt các cơng việc gây tốn nhiều thời gian, ví dụ như kiểm đếm

- Dữ liệu lớn (Big Data): Giúp tối ưu năng lực vận hành hoạt động e-logistics, nâng cao trải nghiệm người dùng, giảm thiểu tối đa rủi ro và tạo ra mơ hình kinh doanh mới.

Ngồi ra, dữ liệu lớn cũng giúp việc sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả, , tăng hiệu suất để tăng tốc độ cũng như tính chính xác trong việc ra quyết định.

- Cơng nghệ trí tuệ nhân tạo (AI): Giúp tăng khả năng tự học, tự ghi nhớ, giúp đưa ra các dự đoán trong ngành. Thành phố Hà Nội nên đưa ra chính sách hỗ trợ vốn đầu tư cho doanh nghiệp e-logistics cũng như những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp cơng nghệ cao ứng dụng cơng nghệ trí tuệ nhân tạo AI để cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

6.2.7. Xây dựng trung tâm e -logistics nhằm hoàì̀n thiện, đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng e-logistics vàì̀ kết nối hệ thống trang thiết bị vớứ́i phương tiện phục vụ e-logistics

Hiện nay, ở một số quốc gia phát triển, thị trường e-commerce của họ đã xuất hiện các kho có chức năng phân loại tự động (auto sorting) và các máy móc đóng gói hàng hóa tự động, thậm chí cịn cả các phương tiện hiện đại có thể giao hàng tự động hoặc giao hàng trên không. Tuy nhiên, ở việt Nam, những thiết bị và phương tiện sử dụng trong ngành e-logistics cịn khá thơ sơ. Những kho hàng như kho tổng, bưu cục phân phối cịn đơn giản, với nhiều quy trình thủ cơng. Các phương tiện như xe tải, xe vam, xe gắn máy thùng,… cũng hầu hết còn chưa được trang bị những cơng nghệ hiện đại. Do đó, nghiên cứu đề xuất đồng bộ hóa từ trung tâm logistics đến hệ thống logistics sao cho phù hợp với các đặc điểm về văn hóa giao thơng và điều kiện cơ sở hạ tầng ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, UBND thành phố Hà Nội đã giao Sở Công thương thành phố Hà Nội chủ trì việc xây dựng Đề án phát triển ngành Logistics đến năm 2025. Việt quy hoạch ngành logistics phải gắn với phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng mới các trung tâm logistics với mục đích kết nối Hà Nội và các địa phương khác. Việc xây dựng này phải đảm bảo được các yêu cầu liên quan đến vấn đề lưu trữ hàng hóa, trung chuyển hàng hóa, phân phối hàng hóa từ Hà Nội đến các tỉỉ̉nh, thành phố, địa phương khác một cách hiệu quả.

6.2.8. Khai thác mạng lướứ́i doanh nghiệp ngàì̀nh tập trung để chia sẻ vàì̀ khai thác chung nguồn lực ngàì̀nh vớứ́i hìì̀nh thứứ́c giao dịch trực tuyến đa dạng

Như đã đề cập ở trong phần thực trạng phát triển dịch vụ e-logistics (thuộc mục 6.1), thiếu vốn và nhân lực là hai yếu tố cơ bản khiến các doanh nghiệp logistics trong nước chưa đủ sức để cạnh tranh với doanh nghiệp logistics nước ngoài. Chưa kể, các doanh nghiệp e-logistics trong nước cịn yếu mảng ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Ngày nay, cần tập trung phát triển thêm các tiện ích như theo dõi chứng từ, e-booking, các công cụ theo

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của CHẤT LƯỢNG DỊCH vụ LOGISTICS điện tử (e LOGISTICS) đến mức độ hài LÒNG KHI MUA sắm TRỰC TUYẾN của NGƯỜI TIÊU DÙNG TRẺ TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hà nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w