Một số nhận định về thành phần loài ốc cạn trong KVNC

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố các loài ốc (gastropoda mollusca) ở cạn ở khu bảo tồn thiên nhiên copia tỉnh sơn la (Trang 45 - 48)

Thành phần loài ốc cạn phát hiện ở KBTTN Copia thuộc 2 phân lớp: Phân lớp Mang trước (Prosobranchia) và phân lớp Có phổi (Pulmonata) gồm 89 loài thuộc 52 giống (Alycaeus, Chamalycaeus, Cyclophorus, Dioryx, Japonia, Pterocyclos, Cyclotus, Scabrina, Diplommatina, Geotrochatella, Pseupomatias, Pupina, Elasmias, Achatina, Elaphroconcha, Euplecta, Hemiplecta, Macrochlamys, Megaustenia, Microcystina, Bradybaena, Aegista, Plectotropis, Mirus, Heudiella, Chloritis, Coniglobus, Kaliella, Opeas, Leptinaria, Amphidromus, Camaena, Trachia, Ganesella, Mollendroffia, Hemiphaedusa, Oospira, Phaedusa, Buliminus, Liardetia, Glessulla, Boysidia, Gudeodiscus, Haploptychius, Sinoenea, Allopeas, Prosopeas, Lamellaxis, Stenogyra, Tortaxis, Videna), 19 họ (Cyclophoridae, Diplommatinidae, Helicinidae, Pupinidae, Achatinelidae, Achatinidae, Ariophantidae, Bradybaenidae, Buliminidae, Camaenidae, Clausillidae, Enidae, Euconulidae, Glessulidae, Hypselostomatidae, Plectopylidae, Streptaxidae, Subulinidae, Trochomorphidae), 3 bộ (Architaenioglossa, Neritopsina, Stylommatophora).

Về bậc phân lớp:

Phân lớp Có phổi (Pulmonata) phong phú hơn, chiếm 72,28% tổng số cá thể. Phân lớp Mang trước (Prosobranchia) kém phong phú, chiếm 27,72%.

Phân lớp Mang trước (Prosobranchia) gồm 2 bộ, Phân lớp Có phổi (Pulmonata) chỉ có 1 bộ nhưng thành phần loài, họ, giống của phân lớp Có phổi đa dạng hơn, với 65 loài (chiếm 73,03%), 40 giống (chiếm 76,92%), 15 họ (chiếm 78,95%), so với phân lớp Mang trước chỉ có 24 loài (chiếm 26,97%), 12 giống (chiếm 23,08%), 4 họ (chiếm 21,05%).

Bảng 5. Cấu trúc thành phần ốc cạn giữa các phân lớp ở KVNC

Phân lớp Bộ Họ Giống Loài

S.lượng % S.lượng % S.lượng % S.lượng %

Prosobranchia 2 66,67 4 21,05 12 23,08 24 26,97

Pulmonata 1 33,33 15 78,95 40 76,92 65 73,03

Phân lớp Có phổi có sự đa dạng về thành phần loài hơn hẳn phân lớp Mang trước. Sự khác biệt này là do sự phân bố của ốc cạn phụ thuộc chặt chẽ vào độ ẩm và thảm thực vật. Các đại diện của phân lớp Có phổi thích nghi hơn với điều kiện khô hạn của môi trường do chúng hô hấp bằng túi phổi. Trong khi đó phân lớp Mang trước vốn sống trong nước, do quá trình biến đổi địa chất chúng chuyển lên cạn và thích nghi với môi trường cạn, tuy nhiên chúng vẫn hô hấp bằng mang nên thường sống ở nơi có độ ẩm cao, giàu mùn, khả năng thích nghi với môi trường cạn của chúng không cao như các đại diện của phân lớp Có phổi. Vì vậy thành phần loài của phân lớp Mang trước không đa dạng bằng phân lớp Có phổi.

Về bậc bộ:

Bộ Stylommatophora phong phú nhất chiếm 70,58% tổng số cá thể, sau đó là bộ Architaenioglossa chiếm 22,11%. Bộ Neritopsina có độ phong phú thấp nhất, chiếm 7,31%.

Bộ Stylommatophora đa dạng nhất với 15 họ (Achatinidae, Ariophantidae, Bradybaenidae, Camaenidae, Clausillidae, Enidae, Euconulidae, Glessulidae, Hypselostomatidae, Plectopylidae, Streptaxidae, Subulinidae, Trochomorphidae), 40 giống chiếm 76,92% và 65 loài chiếm 73,03%. Sau đó là bộ Architaenioglossa có 2 họ (Cyclophoridae, Diplommatinidae), 9 giống chiếm 17,31% và 13 loài chiếm 14,61%. Bộ Neritopsina có 2 họ (Helicinidae, Pupinidae), 3 giống chiếm 5,77% và 5 loài chiếm 5,62%.

Về bậc họ:

Trong 19 họ phát hiện ở KVNC thì các họ ưu thế là Cyclophoridae (chiếm 20,33% tổng số cá thể), Ariophantidae (chiếm 19,84%), Camaenidae (chiếm 18,47%), Subulinidae (chiếm 13,72%). Các họ khác có tỷ lệ phần trăm cá thể dưới 10%, có một số họ dưới 1%.

Trong tổng số 19 họ thì họ Cyclophoridae, Subulinidae đa dạng nhất, với 8 giống mỗi họ, chiếm 15,38%. Tiếp theo là họ Camaenidae với 7 giống, chiếm 13,46%. Có độ đa dạng thấp nhất là các họ Diplommatinidae, Helicinidae, Achatinelidae, Achatinidae, Buliminidae, Enidae, Euconulidae, Glessulidae, Hypselostomatidae, Plectopylidae, Trochomorphidae với 1 giống chiếm 1,92%.

Số lượng họ phát hiện ở KVNC khá phong phú nhưng số lượng loài trong từng họ không nhiều. Họ Cyclophoridae có số lượng loài nhiều nhất với 17 loài (chiếm 19,1%). Có 9 họ chỉ có 1 loài (chiếm 1,12%).

Biểu đồ 1. Độ phong phú của các họ ốc cạn ở khu vực nghiên cứu

Về bậc loài và phân loài:

Trong số các loài thu được thì có 7 loài nổi bật với số lượng cá thể tương đối lớn là Macrochlamys despecta (chiếm 12,39%), Trachia marimberti marimberti (chiếm 9,27%), Stenogyra sp. (chiếm 8,86%), Pterocyclos bethae

(chiếm 7,23%), Camaena vanbuensis (chiếm 7,12%), Cyclophorus siamensis

(chiếm 4,49%), Megaustenia imperator imperator (chiếm 4,45%). Các loài còn lại số lượng tương đối ít.

Trong 89 loài được phát hiện có 11 loài chỉ định loại được đến bậc giống (Chamalycaeus sp., Cyclotus sp., Pseupomatias sp., Hemiplecta sp., Camaena

sp., Ganesella sp., Boysidia sp., Gudeodiscus sp., Sinoennea sp., Stenogyra sp.,

Videna sp.). Đa số những loài này thu được vỏ với số lượng ít, đồng thời tài liệu định loại còn hạn chế nên chưa xác định được đến bậc loài. Đây có thể là những loài mới.

Biểu đồ 2. Tương quan số lượng loài trong các họ ốc cạn ở khu vực nghiên cứu

So với “ Dẫn liệu về ốc (Gastropoda) ở cạn KBTTN Copia, tỉnh Sơn La ” của Đỗ Đức Sáng, Đỗ Văn Nhượng (2013) đã phát hiện thêm 24 loài (Alycaeus anceyi, Cyclophorus diplochius, Dioryx pocsi, Pterocyclos marioni, Scabrina laciniana, Diplommatina rotundata, Megaustenia imperater imperater, Microcystina tongkinensis, Bradybaena jourdyi, Aegista packhaensis, Plectotropis gitaena, Plectotropis subinflexa, Amphidromus dautzenbergi, Hemiphaedusa billeti, Oospira smithi, Phaedusa paviei, Buliminus tenuistrianus, Liardetia haiphongensis, Glessulla paviei, Haploptychius diespiter, Prosopeas ventrosulum, Lamellaxis clavulimus, Lamellaxis gracillis, Tortaxis elongatissimus).

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm phân bố các loài ốc (gastropoda mollusca) ở cạn ở khu bảo tồn thiên nhiên copia tỉnh sơn la (Trang 45 - 48)