yêu cầu của quản lí dạy học và đổi mới dạy học ngoại ngữ
1.7.1. Bản chất, mục tiêu và nội dung của quản lí ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh
Theo tác giả Đào Thái Lai, (2005), để quản lí việc ứng dụng ICT, các nhà quản lí giáo dục ở trường THPT cần nắm bắt 3 vấn đề quản lí:
* Vấn đề thứ 1: Về nhận thức. Mỗi cán bộ giáo viên, CNV trong ngành
cần phải có nhận thức đầy đủ về ứng dụng ICT trong dạy học. Cụ thể:
-Ứng dụng ICT trong trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay là việc làm cấp bách để đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đổi mới nhận thức về mục tiêu và nội dung dạy học ngoại ngữ theo yêu cầu của đề án dạy học ngoại ngữ.
-Ứng dụng ICT trong dạy học môn Tiếng Anh là quy luật khách quan của quá trình đổi mới mục tiêu dạy và học theo KNLNN, để đáp ứng và theo
kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật công nghệ làm chủ được kho tàng tri thức ngày càng giàu có của nhân loại.
-Ứng dụng ICT trong dạy học của người thầy phải gắn liền và đồng bộ với sự thay đổi động cơ, thái độ và phương pháp học theo đặc thù bộ mơn Tiếng Anh của trị. Ứng dụng ICT trong dạy học ngoại ngữ phải đảm bảo dạy cho người học cách học, cách rèn kỹ năng vận dụng, cách nghiên cứu, sáng tạo.
* Vấn đề thứ 2: Quản lí mục tiêu và yêu cầu chung của ứng dụng ICT
trong dạy học môn Tiếng Anh:
- Ứng dụng ICT của GV phải góp phần thay đổi vai trị hoạt động của người dạy từ vai trò người truyền đạt, truyền thụ một chiều cho học sinh sang vai trị cung cấp thơng tin, định hướng mục tiêu học tập, tổ chức và hướng dẫn người học chủ động tư duy, nhận thức, thực hành và sáng tạo trong quá trình tiếp nhận kiến thức và biến thành tri thức của bản thân.
- Ứng dụng ICT là giúp giáo viên thực hiện phương pháp dạy - học tích cực, hướng tới người học, là quá trình cung cấp thơng tin, tổ chức và điều khiển học sinh thực hiện các hoạt động nhận thức, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện để học sinh nắm vững kiến thức, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực nghiên cứu và phát triển trí tuệ của bản thân, đem lại cho người học niềm vui, hứng thú và nhu cầu học tập, khả năng đáp ứng thực tiễn.
* Vấn đề thứ 3: Về nội dung và giải pháp ứng dụng ICT ở trường phổ
thông: cán bộ quản lý nhà trường có các biện pháp quản lí ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh; đảm bảo các điều kiện CSVC, trang thiết bị và giáo viên cho việc dạy và học tiếng Anh.
1.7.2. Quản lí ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh ở trường THPT theo xu hướng đổi mới quản lí dạy học ngoại ngữ xu hướng đổi mới quản lí dạy học ngoại ngữ
Hiểu quản lí ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh ở trường THPT theo xu hướng đổi mới dạy học trong nhà trường là quản lí cả 2 vấn đề: quản lí việc dạy học tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ, triển khai các giải pháp quản lí của đề án đổi mới dạy học ngoại ngữ nhằm giúp GV và HS đạt được các chuẩn qui định và thực hiện các chức năng, phương pháp quản lí để quản lí việc ứng dụng ICT trong dạy học Tiếng Anh trong nhà trường.
1.7.2.1. Quản lí việc dạy học tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ, triển khai các giải pháp quản lí của đề án đổi mới dạy học ngoại ngữ.
Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" yêu cầu việc giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh trong giai đoạn này cần phải thay đổi phù hợp với xu hướng đổi mới dạy học đạt được khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thơng dụng, riêng cấp THPT giáo viên giảng dạy phải đạt tối thiểu bậc 5 (C1), học sinh tốt nghiệp THPT đạt bậc 3(B1).
Như vậy, các trường học cần đảm bảo để giáo viên có trình độ ngoại ngữ theo qui định. Để làm được điều này lãnh đạo nhà trường cần triển khai 10 giải pháp của đề án đã được đề cập trong mục 1.6.
1.7.2.2. Thực hiện các chức năng, phương pháp quản lí để quản lí việc ứng dụng ICT trong dạy học Tiếng Anh.
Nhiều nghiên cứu về quản lí ứng dụng ICT trong dạy học chỉ ra rằng, hiệu trưởng cần vận dụng các chức năng và phương pháp quản lí vào cơng tác này.
Hiệu trưởng cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sử dụng ICT cho giáo viên và học sinh để họ có thể khai thác thơng tin như kỹ năng sử dụng máy tính, các phần mềm hay các công cụ ICT để giảng dạy tiếng Anh (EStrategy Framework, 2010).
Khi lập kế hoạch cho một chương trình đào tạo ICT cho giáo viên bước đầu tiên là tạo động cơ thúc đẩy họ tìm hiểu kiến thức mới và đạt được những kỹ năng và năng lực mới. Tiếp theo, hiệu trưởng thiết lập một nhóm bao gồm các giáo viên có kỹ năng và năng lực khác nhau thành lập câu lạc bộ cấp trường, tỉnh trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy, phát triển ý tưởng sáng tạo. Nhà trường tranh thủ sự giúp đỡ từ các chuyên gia khác như giáo viên từ các trường khác; thực hiện một hệ thống tư vấn để giúp giáo viên có kỹ năng tối thiểu về ICT. Hiệu trưởng chỉ định nhân viên hỗ trợ kỹ thuật tin học cho các giáo viên thực hiện bài bản các theo tác thực hiện với ICT. Hiệu trưởng tạo điều kiện cho giáo viên có đủ thời gian để chuẩn bị cho bài học ICT; tạo cơ hội cho giáo viên nâng cao trình độ tin học; tổ chức thao giảng, sinh hoạt chuyên đề để giáo viên trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Hơn thế nữa, nguồn tài liệu qua mạng mà giáo viên tìm kiếm địi hỏi người quản lí phải chặt chẽ trong việc kiểm chứng và xác định độ chính xác khoa học của thơng tin. Trên thực tế, đổi mới phương pháp giảng dạy phải được tổ chức trong một quá trình thống nhất - liên hợp với đổi mới nội dung - chương trình, đổi mới phương tiện dạy – học. Đối với môn tiếng Anh lại cần cập nhật các phương pháp giảng dạy mới như PiL, E-learning, dạy học theo dự án ITE… Việc đổi mới phương pháp giảng dạy được xem là một trong những tiêu chí đánh giá - xếp loại năng lực giáo viên trong quá trình thi đua sẽ thúc đẩy giáo viên không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của mình (EStrategy Framework, 2010).
Một trong những vấn đề quan trọng là hiệu trưởng cần có kế hoạch đầu tư và có các giải pháp đầu tư cơ sở vật chất ICT, điều này đòi hỏi hiệu trưởng phải có tầm nhìn, có kế hoạch chiến lược và các kế hoạch hành động cho việc đầu tư ICT trong quản lí và dạy học (Trần Thị Bích Liễu, 2008). Nhà trường cần thành lập kho tư liệu, bài giảng dùng chung để GV tham khảo lẫn nhau, sử dụng các tư liệu hay, vận dụng vào thiết kế và sử dụng cho phù hợp với lớp mình dạy. Các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn cũng nhấn mạnh rằng,
hiệu trưởng các trường học cần có các biện pháp đầu tư ICT một cách khôn ngoan trong điều kiện ngân sách eo hẹp và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. Hiệu trưởng xây dựng môi trường ICT trong nhà trường, trong lớp học để tích hợp công nghệ thông tin trong từng tiết học (EStrategy Framework, 2010).
Quản lí ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh ở các trường THPT, chú trọng vào việc quản lí mục tiêu dạy học phát triển 4 kĩ năng cho học sinh; quản lí việc thiết kế, sử dụng giáo án dạy học điện tử, quản lí việc sử dụng các phương tiện truyền thông trong dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả học tập tiếng Anh qua việc ứng dụng ICT.
Hiệu trưởng lên kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các tiết dạy có ứng dụng ICT về chất lượng bài dạy, phân bố thời gian, hình thức tổ chức dạy học. Lãnh đạo các trường cần có kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo chung cho GV về quy trình sử dụng giáo án điện tử. Tổ chức các hoạt động dự giờ các tiết dạy học có có ứng dụng ICT, đánh giá rút kinh nghiệm để phát huy mặt mạnh và hạn chế các yếu điểm. Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên đảm bảo khách quan, chính xác (EStrategy Framework, 2010).
Nhà trường cần có chế độ thi đua khen thưởng kịp thời đối với GV sử dụng tốt và có cố gắng sử dụng ICT trong dạy học và dạy học mơn tiếng Anh.
Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường phải tự nâng cao năng lực ngoại ngữ, khả năng tin học và truy cập thông tin đảm bảo đủ khả năng bao quát hiệu quả trong vai trò là nhà lãnh đạo công nghệ trong trường học. Lãnh đạo nhà trường cần phải có một nhận thức về những trở ngại làm hạn chế tích hợp ICT vào phương pháp giảng dạy và nâng cao kiến thức của môn học (EStrategy Framework, 2010).
Các nhà lãnh đạo phải là người am hiểu về ICT và ý thức hơn về nhu cầu của giáo viên của mình, xác định ICT là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả dạy học (Rayport and Rickards, 2012).
Tóm lại: Quản lí ứng dụng ICT trong dạy học ở trường THPT là sử dụng các chức năng và phương pháp quản lí để có các biện pháp thúc đẩy hoạt động dạy học ứng dụng ICT của GV và HS nhằm phát triển các kĩ năng tiếng Anh cho học sinh một cách hiệu quả.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã tổng qua nghiên cứu vấn đề trong và ngoài nước, nghiên cứu một số khái niệm: quản lí, biện pháp quản lí, quản lí dạy học, đặc điểm dạy học môn tiếng Anh, các ứng dụng ICT trong dạy học mơn tiếng Anh; tóm tắt những nội dung chính của đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" theo KNLNN chung; nghiên cứu cơ sở lí luận của quản lí ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh.
Quản lí ứng dụng ICT trong dạy học mơn Tiếng Anh là nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học bộ mơn ngoại ngữ nói chung và mơn Tiếng Anh nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Làm thế nào để năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngơn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Quản lí ứng dụng ICT trong dạy học tiếng Anh ở trường THPT theo xu hướng đổi mới dạy học trong nhà trường là quản lí việc dạy học tiếng Anh theo KNLNN, triển khai các giải pháp của đề án; sử dụng các chức năng và phương pháp quản lí để có các biện pháp thúc đẩy hoạt động dạy học ứng dụng ICT của GV và HS nhằm phát triển các kĩ năng tiếng Anh cho học sinh một cách hiệu quả.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH ĐIỆN BIÊN 2.1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu
Tác giả tiến hành đánh giá thực trạng dạy học mơn tiếng Anh có ứng dụng ICT và thực trạng quản lí việc ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh ở các trường THPT Điện Biên nhằm tìm ra những ưu điểm và hạn chế của công tác này. Những phát hiện này là cơ sở để tác giả đề xuất các biện pháp khắc phục các hạn chế, thúc đẩy việc ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh để giúp các trường ở tỉnh Điện Biên nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh.
2.1.2. Nội dung đánh giá thực trạng
Tác giả tập trung đánh giá các nội dung sau:
+ Tìm hiểu chất lượng dạy học môn tiếng Anh
+ Các điều kiện (CSVC, phương tiện, trình độ tiếng Anh của giáo viên) để giáo viên ứng dụng ICT nói chung và trong dạy học mơn tiếng Anh nói riêng.
+ Cơng tác quản lí dạy học mơn tiếng Anh nói chung và các biện pháp quản lí việc sử dụng ICT trong dạy học tiếng Anh nói riêng.
+ Đánh giá các ưu điểm và hạn chế và lí do dẫn đến những ưu điểm hay hạn chế này.
2.1.3. Các phương pháp nghiên cứu
Để đánh giá chính xác thực trạng việc sử dụng ICT trong dạy học môn Tiếng Anh tác giả đã sử dụng phối hợp các phương pháp: khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, quan sát các giờ dạy và phân tích thơng tin thứ hạng. Các thông tin thu thập được được xử lí bằng các công cụ thống kê excel và phương pháp tốn thống kê để tính phần trăm cho việc so sánh kết quả.
2.1.4. Quá trình chuẩn bị 2.1.4.1. Nội dung chuẩn bị 2.1.4.1. Nội dung chuẩn bị
Trước khi tiến hành nghiên cứu thực trạng một số công việc sau đã được tiến hành:
+ Xây dựng phiếu khảo sát các đối tượng cán bộ quản lí nhà trường, giáo viên và học sinh.
+ Xác định các câu hỏi phỏng vấn.
+ Xây dựng phiếu quan sát giờ dạy mơn tiếng Anh có ứng dụng ICT + Xác định 03 trường tham gia nghiên cứu trên địa bàn Điện Biên nằm ở các địa phương có các điều kiện kinh tế-xã hội khác nhau và mức độ ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh khác nhau. Thu thập và phân tích các số liệu về chất lượng dạy học ở 03 trường tham gia nghiên cứu; xem xét các văn bản, tư liệu liên quan đến cơng tác quản lí, chỉ đạo dạy học môn tiếng Anh ở các trường.
2.1.4.2. Bộ công cụ nghiên cứu a) Bảng hỏi
* Mục đích dùng bảng hỏi
Khảo sát nhằm thu thập các thông tin định lượng về việc ứng dụng ICT trong việc dạy học môn Tiếng Anh và các biện pháp quản lí ứng dụng ICT trong dạy học Tiếng Anh tại 3 trường THPT: THPT Phan Đình Giót, THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Dân tộc nội trú THPT Huyện Tuần Giáo.
* Nội dung bảng hỏi (Xem chi tiết tại Phụ lục 1,2,3- Phiếu khảo sát) + Đối với cán bộ quản lý:
- Khả năng ứng dụng ICT của GV. - Điều kiện CSVC tại cơ sở.
- Thực trạng việc ứng dụng ICT tại đơn vị ( thuận lợi, khó khăn, nhận thức của GV và học sinh...)
- Quan điểm của cá nhân đối với việc ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh.
+ Đối với giáo viên:
- Khả năng ứng dụng ICT của bản thân. - Điều kiện CSVC tại cơ sở.
- Thực trạng việc ứng dụng ICT tại đơn vị ( thuận lợi, khó khăn, nhận thức của GV và học sinh...)
- Các biện pháp cán bộ quản lý đã sử dụng tại cơ sở.
- Quan điểm của cá nhân đối với việc ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh.
+ Đối với học sinh:
- Quan điểm của cá nhân đối với việc GV ứng dụng ICT trong dạy học môn tiếng Anh.
- Thực tế về điều kiện CSVC tại cơ sở.
- Cảm nhận chủ quan về việc GV sử dụng ICT trong dạy học. - Cảm nhận của cá nhân về việc GV sử dụng ICT trong giảng dạy.
* Đối tượng tham gia khảo sát: + 30 HS x 3 trường = 90 học sinh; + 5 GV môn tiếng Anh x 3 trường = 15GV; + 02 lãnh đạo NT x 3 trường = 6 lãnh
đạo; + 3 tổ trưởng chuyên môn x 3 trường = 9 tổ trưởng chuyên môn.
b) Phiếu quan sát giờ dạy:
Quan sát trực tiếp 06 giờ học tại 03 trường nhằm xem xét các hoạt động dạy