Đánh giá để lựa chọn đa phương tiện

Một phần của tài liệu công tác giảng dạy thực hành tại bộ môn động lực (Trang 31 - 34)

CHUYÊN NGÀNH

2.2.2- Đánh giá để lựa chọn đa phương tiện

Để đánh giá một Multimedia dạy học ta phải xem xét các điều kiện Multimedia phải bám sát mục tiêu dạy học; xem xét đánh giá chương trình Multimedia dạy học thực hiện ở hai mức: Nội dung và công nghệ; xem xét đặc tính tương tác của Multimedia như việc kết hợp nhiều loại phương tiện với nhau: chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video ... để tạo ra được cách thức diễn đạt mới và cuối cùng là xem xét mức độ tương tác khi máy móc làm việc với con người.

Khi đánh giá Multimedia dạy học ta cần xem xét điều kiện đã nêu ở trên, từ đó mới có thể đánh giá tốt phương tiện dạy học. Ta có thể đánh giá dựa vào các mục tiêu, chương trình và mức độ đáp ứng của phương tiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ đánh giá phương tiện dạy học

Trong công nghệ dạy học hiện đại sự xuất hiện tương tác đa phương tiện, đa chiều là xu hướng cơ bản nhất. Ở đa phương tiện, ta thấy bên cạnh hoạt động của giáo viên (GV) – học viên (HV), GV – phương tiện (PT), HV

– PT thì đều có tham gia phối hợp tương tác của GV và HV vào bên trong kích thích quá trình nhận thức của học viên bằng đa giác quan.

Các tương tác của GV và HV kích thích quá trình nhận thức của học viên bằng đa giác quan.

Trong trường học, việc ứng dụng máy tính truyền thông đa phương tiện là không thể thiếu được và nó đã đưa việc học lên một mức độ tương tác mới. Khi chúng ta sử dụng đa phương tiện trong giáo dục, sẽ làm kích thích được khả năng nhận thức và cách học tích cực của học viên. Chính điều này làm cho giáo viên và học viên phải chuyển sang mô hình học tập mới vừa nâng cao chất lượng của người dạy vừa giúp cho học viên chủ động tích cực để tích hợp phần tử tư duy cốt lõi và các kỹ năng giải quyết vấn đề.

Lĩnh vực ứng dụng của truyền thông đa phương tiện rất rộng rãi, nhất là trong giáo dục để đổi mới phương pháp và tích cực hóa hoạt động của người học.

Như vậy, vấn đề còn lại là việc đưa vào sử dụng tại các trường học. Nhà trường cần có một chính sách hợp lý để động viên các thầy giáo sử dụng Multimedia và phải bảo đảm cơ sở vật chất đầy đủ cho tiết đứng lớp

được hoàn thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng Multimedia tại các trường còn có các khó khăn gặp phải như không phải học viên nào cũng có điền kiện tiếp xúc với máy tính hoặc có tiếp xúc tốt với máy tính cũng chưa đủ nhận thức để thấy rõ tầm quan trọng của ứng dụng máy tính trong việc học.

Trong thực tế, khi tham gia giảng dạy các giáo trình điện tử một số giáo viên than phiền rằng có một số học sinh đã in bài giảng có sẵn trong giáo trình điện tử ra giấy để học “vẹt” chứ không theo trình tự của giáo trình điện tử, hoăc vội vàng mở lời giải khi vừa thấy “khó” chứ không chịu tập trung suy nghĩ để giải quyết vấn đề. Mặt khác, giáo trình điện tử cần phải phong phú và cập nhật để tránh lỗi thời so với sự bùng nổ trên mạng thông tin toàn cầu - Internet - hiện nay.

Việc lựa chọn Multimedia vào việc dạy học là một sự lựa chọn tối ưu vì bản thân Multimedia đã thỏa mãn các cơ sở lý luận trong việc thiết kế một phương tiện dạy học tốt (ASSURE). Vấn đề còn lại là ở chỗ giáo viên cần đánh giá đúng để lựa chọn Multimedia nào cho phù hợp với công tác giảng dạy của mình.

Multimedia đã giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian viết và vẽ trên bảng, giúp giáo viên mở rộng kiến thức và liên kết bài giảng với các phần mềm mô phỏng chuyên nghiệp làm cho bài giảng thật sự dễ hiểu. Bản thân người học hiểu nhanh qua việc được minh họa bằng hình ảnh và được đánh giá sự tiếp thu của mình ngay trong lớp học qua phần trắc nghiệm trên máy tính.

Như vậy với cơ sở lý thuyết, người thực hiện đề tài sẽ tiến hành biên soạn tài liệu này trên Word sau đó sẽ chuyển sang viết Multimedia thông qua chương trình các phần mềm cần thiết.

Một phần của tài liệu công tác giảng dạy thực hành tại bộ môn động lực (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w