Một số ý kiến nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 45 - 48)

1.2. Thực trạng việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

1.2.2. Một số ý kiến nhận xét, đánh giá

Qua kết quả điều tra, thu thập thông tin về thực trạng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học môn Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 nói riêng ở trường THPT tỉnh Thái Bình chúng tơi đưa ra nhận xét như sau

1.2.2.1. Về phía giáo viên:

Tìm hiểu những ý kiến trao đổi của GV theo nội dung nói trên, kết quả cho thấy hầu hết các GV đều thấy cần thiết phải giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc khi giảng dạy Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 nói riêng ở trường THPT. Tuy nhiên nhận thức ấy chưa sâu sắc đầy đủ và toàn diện. Nhiều giáo viên thực hiện việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT trong dạy học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 nói riêng cịn chưa thường xun, phương pháp giáo dục trong nội khóa cịn hạn chế. Thậm chí có GV khơng rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT bao gồm những nội dung chủ yếu nào? Lý do chủ yếu là thiếu nguồn tài liệu để sử dụng trong dạy học, trình độ chun mơn các GV cịn nhiều hạn chế, chưa linh hoạt trong xử lí kiến thức… nên khơng khai thác hết những sự kiện có khả năng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT trong dạy học Lịch sử Việt Nam.

1.2.2.1. Về phía học sinh:

Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy sự hiểu biết của các em mới chỉ dừng lại ở một số nét khái quát về tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cịn về những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc các em hiểu chưa sâu sắc. Qua kết quả điều tra cũng cho thấy HS chưa thường xuyên được giáo dục, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc qua giờ học chính khóa cũng như qua hình thức hoạt động ngoại khóa. Những kết quả trên cho thấy sự cần thiết phải giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 nói riêng cho học sinh THPT.

Tất cả những số liệu trên cho phép chúng tơi kết luận rằng: HS rất hứng thú tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam, song việc sử dụng những hình thức, biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam của GV chưa hiệu quả nên làm cho HS khơng nhiệt tình học tập bộ mơn.

Ngun nhân tình trạng trên là do:

Thứ nhất, do GV bộ môn chưa ý thức được đầy đủ, ý nghĩa của việc

giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT trong dạy học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 cho học sinh THPT.

Thứ hai, GV chưa tâm huyết với công việc cho nên chưa phát huy đầy

đủ những kiến thức đã học và năng lực bản thân trong cơng tác giảng dạy nói chung, trong việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945-1975 ở trường THPT nói riêng.

Thứ ba, do những khó khăn về đời sống của giáo viên, sự thiếu thốn về

cơ sở vật chất, tư liệu về tư tưởng Hồ Chí Minh của nhà trường cũng là trở ngại cho việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc khi giảng dạy Lịch sử Việt Nam từ 1945-1975 ở trường THPT.

Về phía HS, nguyên nhân chính của việc HS chưa nhận thức rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc là do GV chưa thường xuyên giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam nói chung, Lịch sử Việt Nam từ 1945-1975 nói riêng ở trường THPT; phương pháp chưa phù hợp. Từ đó dẫn tới ý thức học tập bộ môn Lịch sử của HS bị hạn chế, chất lượng học tập bộ môn chưa cao, chưa gây hứng thú học tập cho HS, chưa phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS theo tinh thần đổi mới về phương pháp dạy học bộ môn hiện nay.

Từ thực trạng trên chúng tơi thấy rằng việc xác định và tìm ra các biện pháp để giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945-1975, lớp 12 THPT là cần thiết, nó giúp học sinh có biểu tượng phong phú, sinh động, cụ thể về lịch sử dân tộc cũng như nhận

thức được ý chí đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam, đồng thời làm cho HS có hứng thú với mơn học để từ đó nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc cho HS THPT góp phần đắc lực đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có trách nhiệm trong việc bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc.

Như vậy trước sự phát triển mạnh mẽ của xu thế tồn cầu hóa, đã tạo nhiều thời cơ nhưng cũng khơng ít thách thức cho những nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng nhất là nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, lệch hướng mục tiêu XHCN, vấn đề bảo vệ nền ĐLDT. Vì vậy việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT cho thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước để bảo vệ truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần yêu nước ý chí đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, qua khảo sát điều tra thực tế cho thấy việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiệu quả chưa cao. Cơng tác tiến hành cịn mang tính cá nhân, rời rạc phụ thuộc nhiều vào trình độ và cảm hứng người dạy. Hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cũng chưa thực sự đi sâu và chưa đạt hiệu quả cao trong các trường học phổ thông. Điều này đã gây một rào cản lớn đối với việc thực hiện mục tiêu đào tạo phát triển tồn diện con người Việt Nam. Chính vì thế, địi hỏi cần phải có những biện pháp khả thi, có tính hiệu quả cao đối với vấn đề dạy học Lịch sử nói chung, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 nói riêng. Vì vậy, ở chương II chúng tơi đi sâu vào tìm hiểu những biện pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 ở trường THPT.

CHƢƠNG 2

CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

(Chương trình chuẩn). THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

2.1. Vị trí, mục tiêu, của Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 trung học phổ thơng (Chương trình chuẩn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc trong dạy học lịch sử việt nam từ năm 1945 đến năm 1975, lớp 12 THPT (chương trình chuẩn) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)