Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 60)

10. Cấu trúc của luận văn

2.4. Một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho HS qua sử dụng tài liệu

liệu tham khảo trong dạy học lịch sử (vận dụng trong dạy học Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954)

* Phát triển kỹ năng tự học với TLTK trên lớp

Để phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong q trình lĩnh hội tri thức, GV phải hướng dẫn, rèn luyện và phát triển cho HS các biện pháp tự học. Quá trình tự học của HS bao gồm: tự học trên lớp, tự học ở nhà và tự học thơng qua các hoạt động ngoại khóa. Hoạt động tự học trên lớp với TLTK của HS bao gồm:

- Phát hiện kiến thức cơ bản qua TLTK

- So sánh, đối chiếu TLTK với SGK để khắc sâu kiến thức cơ bản - Dùng TLTK để trả lời câu hỏi

- Trình bày kiến thức thu được từ TLTK

Để phát triển cho HS kỹ năng sử dụng TLTK, GV có thể sử dụng các biện pháp sau:

2.4.1. Phát triển kỹ năng phát hiện kiến thức cơ bản qua TLTK

Kiến thức cơ bản là những kiến thức tối ưu nhất, quan trọng nhất mà HS phải đạt được trong quá trình học tập. TLTK là nguồn tài liệu bổ trợ, làm sâu sắc hơn kiến cơ bản. Do đó, nắm được kiến thức cơ bản là yêu cầu đầu tiên khi làm việc với TLTK.

Thứ nhất, phát triển kỹ năng tìm ý chính, lập dàn ý

Tìm ý chính, lập dàn ý là kỹ năng hết sức quan trọng. Để phát triển cho HS kỹ năng tìm ý chính, GV có thể khéo léo tổ chức công việc cho HS như sau:

- Yêu cầu HS đọc hoặc gọi một HS đọc to cho cả lớp cùng nghe đoạn TLTK

- Đặt câu hỏi để HS tóm tắt kiến thức được nghe đồng thời đánh giá được ý thức, thái độ trong quá trình học tập của HS

- Nhận xét ý kiến của HS và hoàn thiện câu trả lời.

Về phía HS, để rèn luyện và phát triển kỹ năng tìm ý chính cần thực hiện các công việc:

- Đọc lướt tồn bộ nội dung cần tìm ý chính để xác định nội dung đó gồm những tiểu mục hay đoạn nào.

- Phân tích nội dung và gạch chân những từ quan trọng, từ khóa để tìm ý chính.

- Sắp xếp các ý chính đó theo mối quan hệ của chúng thành một chỉnh thể

Ví dụ: Khi đọc tài liệu tham khảo (phụ lục 6), phần tình hình Pháp

1953-1954 để tìm ý chính về sự khó khăn, sự sa lầy của Pháp, HS cần thực hiện các hoạt động cụ thể sau:

- Đọc lướt phần tình hình Pháp 1953-1954 (phụ lục 6), từ đó xác định

được nội dung chính của đoạn tài liệu gồm 2 nội dung cơ bản: lực lượng và chính trị

- Phân tích nội dung và gạch chân những từ ngữ quan trọng, cơ bản. Trong nội dung lực lượng quân Pháp có: sự suy yếu, bản chất của chiến tranh phi nghĩa. Trong nội dung chính trị có: sự phản đối của nhân dân, mâu thuẫn Pháp-Mĩ

- Sắp xếp nội dung đã phân tích:

* Tình hình khó khăn, sự sa lầy của Pháp ở Việt Nam: - Lực lượng: thiếu binh lực trầm trọng

+ Pháp suy yếu từ sau chiến tranh thế giới, không huy động được lực lượng

+ Bản chất chiến tranh phi nghĩa  nhân dân ta kiến quyết đấu tranh - Chính trị:

+ Sự phản đối của nhân dân Pháp và dư luận tiến bộ thế giới + Tinh thần chiến đấu của quân đội sút kém

+ Mâu thuẫn nội bộ nước Pháp: phái chủ chiến và chủ hòa + Mĩ muốn “hất cẳng” Pháp  mâu thuẫn Pháp-Mĩ

Như vậy, với việc rèn luyện và phát triển kỹ năng tìm ý chính có ý nghĩa quan trọng trong khâu thu nhận thông tin từ TLTK, giúp HS nắm được kiến thức cơ bản, là cơ sở để phát triển các kỹ năng khác cho HS như: lập dàn ý, trình bày, trả lời câu hỏi, phát hiện kiến thức mới…

Để rèn luyện kỹ năng lập dàn ý, HS cần thực hiện các bước sau: - Đọc toàn bộ nội dung cần lập dàn ý

- Xác định ý chính trong mỗi bài, đoạn, mục

- Hệ thống hóa các mục, ý chính, ý phụ đã xác định và diễn đạt dàn ý.

Ví dụ: HS lập dàn ý cho tình hình đất nước ta sau 1945, HS cần thực hiện các hành động:

- Đọc kỹ nội dung tài liệu

- Xác định các ý chính: về kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị - Hệ thống hóa các ý chính và diễn đạt dàn ý như sau:

* Tình hình đất nước ta sau 1945:

- Kinh tế: bị tàn phá nặng nề, tài chính cạn kiệt. Hậu quả của nạn đói khiến hơn 2 triệu người chết. Nạn đói vẫn đe dọa…

- Văn hóa xã hội: nền văn hóa lạc hậu, hơn 90% dân số mù chữ

- Chính trị: bị đe dọa bởi giặc ngoại xâm: quân Tưởng phía Bắc, quân Anh – Nhật phía Nam, quân Pháp âm mưu quay trở lại xâm lược. Nội phản chống phá cách mạng…

Việc lập dàn ý những nội dung đọc được từ TLTK sẽ giúp HS nắm được kiến thức một cách cô đọng, vững chắc. Phát triển được kỹ năng kỹ đọc sách cịn góp phần phát triển tư duy cho HS nhất là kỹ năng tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức và kỹ năng diễn đạt.

Như vậy, việc phát triển cho HS kỹ năng lập tìm ý chính, lập dàn ý là rất cần thiết trong hướng dẫn HS tự học trên lớp. Các kỹ năng này giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, là cơ sở của các kỹ năng khác khi làm việc với TLTK.

Thứ hai, phát triển kỹ năng sử dụng phiếu học tập kết hợp với SGK và TLTK để lĩnh hội kiến thức cơ bản của bài.

Trong quá trình dạy học Lịch sử, người GV phải sử dụng nhiều phương pháp, phương tiện dạy học khác nhau nhằm tăng cường hứng thú cho HS. Phiếu học tập là một trong những phương tiện để thực hiện được điều đó. Phiếu học tập là tờ giấy rời, in sẵn những công việc độc lập hoặc làm theo nhóm nhỏ dưới dạng câu hỏi, bài tập để phát cho HS hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học. Phiếu học tập có thể được coi như tài liệu hướng dẫn HS học bao gồm: phần dẫn, phần hoạt động, thời gian hoàn thành phiếu. Trong dạy học lịch sử có nhiều loại phiếu học tập khác nhau : phiếu tìm ý điền vào ơ trống, phiếu trắc nghiệm, phiếu phát triển kỹ năng so sánh, phiếu phát triển kỹ năng tổng hợp...

Việc sử dụng phiếu học tập sẽ giúp cho HS khai thác được nội dung kiến thức khi các em đọc TLTK. Để rèn luyện cho HS kỹ năng tự học qua sử dụng phiếu học tập vào việc khai thác bài viết trong TLTK, GV phải thực hiện các cơng việc:

- Giải thích cho HS hiểu ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng phiếu học tập trong khai thác kiến thức cơ bản của TLTK

- Xây dựng phiếu học tập phù hợp với đặc điểm nội dung, mục tiêu, đối tượng học

- Đưa ra phiếu học tập, khuyến khích HS hồn thành - Nhận xét và bổ sung ý kiến cho câu trả lời của HS

Về phía HS, để phát triển kỹ năng tự học qua sử dụng phiếu học tập cần thực hiện các bước :

- Bước 1: đọc kỹ phần dẫn (yêu cầu) của phiếu học tập

- Bước 2: khai thác nội dung TLTK phù hợp với yêu cầu của phiếu học tập. - Bước 3: thảo luận nhóm và hồn thành phiếu học tập

- Bước 4: đại diện nhóm trình bày nội dung phiếu học tập, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến

Để phát triển cho HS kỹ năng tự học với TLTK qua sử dụng phiếu học tập, GV nâng dần mức độ từ thấp đến cao. Ở giai đoạn đầu, để HS quen dần, GV chỉ nêu yêu cầu ở mức độ thấp nghĩa là chỉ tìm những ý có sẵn trong tài liệu để hoàn thành phiếu học tập. Ở giai đoạn sau, nâng cao theo các mức: từ tìm ý chính đến các yêu cầu các em phải biết tổng hợp, so sánh các nội dung của tài liệu khi đưa vào phiếu học tập. Như vậy, với yêu cầu việc luyện tập từ dễ đến khó như trên sẽ tạo cho các em thói quen tự học với TLTK dưới sự chỉ đạo, tổ chức của GV, từ đó dần hình thành kỹ năng tự học. Điều này sẽ giúp HS nắm vững được kiến thức trong tài liệu và hiểu bài một cách hệ thống, sâu sắc hơn.

Ví dụ: khi tìm hiểu nội dung chủ trương của ta trong 1953-1954,

bài 20 : Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)”, GV đưa ra yêu cầu: đọc TLTK, kết hợp với sử dụng SGK

để hoàn thành phiếu học tập về kế hoạch tác chiến của ta trong Đông Xuân 1953-1954 :

1. Hội nghị Bộ chính trị và Trung ƣơng Đảng họp (9. 1953) đã đề ra kế hoạch tác chiến Đông - Xuân (1953 -1954) với quyết tâm:

 B. Đánh địch ở mặt trận sau lưng địch

 C. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả 2 mặt trận (chính diện và sau lưng địch).

 D. Đánh địch ở mặt trận chính diện.

2. Thực hiện kế hoạch tác chiến Đông- Xuân (1953 - 1954), phƣơng châm chiến lƣợc của ta là:

 A. Tích cực chủ động.  B. Vừa đánh vừa đàm  C. Cơ động, linh họat

 D. Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt

3. Thực hiện phương hướng chiến lược đã nêu, qn ta tích cực, chủ động tiến

cơng địch ở Tây Bắc, . . . . . . . Bắc Tây Nguyên và . . . . . . . ., đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khiến chúng bị động và phải điều quân ra khỏi đồng bằng Bắc Bộ đến những nơi rừng núi hiểm trở như Điện Biên Phủ, . . . . . , Plâycu và . . . . Như vậy, cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân của ta (1953 - 1954) đã . . . . . . . kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ, buộc chúng phải phân tán ra nhiều hướng.

- HS đọc kỹ yêu cầu của phiếu học tập. Đây là nội dung khơng khó, HS có thể tự lực làm việc với TLTK trong vòng từ 2-3 phút để hoàn thành phiếu học tập.

- 1C - 2D

- 3. Thực hiện phương hướng chiến lược đã nêu, qn ta tích cực, chủ động tiến cơng địch ở Tây Bắc, Trung Lào, Bắc Tây Nguyên và Thượng Lào đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khiến chúng bị động và phải điều quân ra khỏi đồng bằng Bắc Bộ đến những nơi rừng núi hiểm trở như Điện Biên Phủ, Xênô , Plâycu và Luông

Phabang và Mường Sài . Như vậy, cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân của ta (1953 - 1954) đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ, buộc chúng phải phân tán ra nhiều hướng.

- HS trình bày nội dung phiếu học tập. GV nhận xét và mở rộng để củng cố kiến thức.

- Như vậy, với việc hồn thành phiếu học tập như trên, HS khơng chỉ nắm chắc kiến thức cơ bản mà còn rèn luyện được kỹ năng so sánh, tìm ý chính của bài viết, biết đọc và khai thác kiến thức để phục vụ cho bài học.

Tóm lại, có thể thấy hướng dẫn HS khai thác triệt để bài viết TLTK là một kỹ năng quan trọng để HS lĩnh hội kiến thức cơ bản bằng các biện pháp: tìm ý chính, lập dàn ý, sử dụng phiếu học tập… Qua đó, giúp HS nắm vững kiến thức đồng thời phát triển kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát… vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.

2.4.2. Phát triển kỹ năng so sánh, đối chiếu TLTK với SGK để khắc sâu kiến thức cơ bản kiến thức cơ bản

Chúng ta biết rằng TLTK là một phương tiện để cụ thể hóa các sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học nhằm tạo cho HS có biểu tượng rõ ràng cụ thể. Do đó, TLTK có vai trị quan trọng trong việc khắc sâu kiến thức cơ bản cho HS. Khi làm việc với TLTK, HS sẽ có thêm lượng thơng tin hữu ích, nhờ đó các em hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, vấn đề lịch sử. Khi đã “hiểu”, kiến thức sẽ được ghi nhớ lâu hơn. Vì vậy, so sánh, đối chiếu TLTK với SGK để khắc sâu kiến thức cơ bản là kỹ năng cần thiết đối với các em.

Để phát triển kỹ năng này, GV cần thực hiện các bước như sau: - Yêu cầu HS đọc TLTK (hoặc gọi 1 HS đọc to cho cả lớp nghe) - Đưa ra các câu hỏi, bài tập.

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

Những câu hỏi GV đưa ra phải bám sát vào nội dung kiến thức cơ bản trong SGK, nhằm giúp HS củng cố thêm vấn đề đang tìm hiểu.

HS cần thực hiện:

- Đọc TLTK: đọc TLTK, phát hiện và gạch chân dưới những từ khóa, nội dung liên quan đến kiến thức cơ bản.

- Suy nghĩ, sắp xếp ý để trả lời câu hỏi, bài tập của GV

- Sau khi GV nhận xét, HS so sánh, đối chiếu với SGK, bổ sung, hoàn thiện nội dung kiến thức

Ví dụ: tìm hiểu mục 2: Giải quyết nạn đói, bài 17: “Nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1046”. Kiến thức cơ bản của mục là: Chính phủ đề ra nhiều biện pháp để giải quyết nạn đói, gồm có biện pháp trước mắt và biện pháp lâu dài:

* Biện pháp trước mắt: kêu gọi “nhường cơm sẻ áo” * Biện pháp lâu dài:

+ Phát động phong trào thi đua tăng gia sản xuất + Bãi bỏ thuế thân, giảm tô, thuế ruộng đất + Chia lại ruộng đất cho nhân dân

Để khắc sâu nội dung kiến thức này cho HS bằng cách sử dụng TLTK, GV sẽ thực hiện:

- Yêu cầu HS đọc TLTK (phụ lục 7)

- Yêu cầu HS dựa vào TLTK, trả lời câu hỏi:

+ Để dồn lương thực cho việc cứu đói, Chính Phủ đã ban hành các biện pháp gì? Kết quả ra sao?

+ Những chính sách nào được áp dụng để giải quyết trực tiếp nạn đói? + Em có nhận xét gì về những biện pháp trên?

- Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét, chốt ý. Về phía HS, các em sẽ tiến hành các bước sau:

- Bước 1: Đọc TLTK, gạch chân dưới những từ khóa quan trọng: biện pháp hành chính, kêu gọi lạc quyên, tịch thu ruộng đất, sắc lệnh giảm thuế…

- Bước 2: Sắp xếp các ý theo mối quan hệ của chúng để trả lời câu hỏi của GV:

* Biện pháp trước mắt:

+ Cấm dùng lương thực vào việc nấu rượu + Lập “hũ gạo cứu đói”

+ Xố bỏ mọi cản trở trong lưu thông gạo giữa các vùng trong nước + Cấm đầu cơ tích trữ thóc gạo

+ Thành lập Uỷ ban tối cao tiếp tế và cứu tế của Chính phủ.

 Kết quả: 3 tháng cuối năm 1945, đã có khoảng 700 tấn gạo được

chuyển ra Bắc Bộ.

* Những chính sách giải quyết triệt để nạn đói là:

+ Thành lập Uỷ ban Trung ương phụ trách vấn đề sản xuất .

+ Tờ báo “Tấc đất” ra đời nhằm tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện tăng gia sản xuất.

+ Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho nông dân nghèo + Chia lại ruộng công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ

+ Bỏ thuế thân, giảm tô thuế 25% * Những chính sách trên thể hiện: + Tính ưu việt của chế độ mới

+ Nang cao uy tín của Đảng và Chính phủ

 Nhân dân càng thêm tin tưởng, gắn bó và quyết tâm bảo vệ chính

quyền cách mạng.

- Bước 3: sau khi lắng nghe ý kiến nhận xét, bổ sung của GV và các bạn, HS hồn thiện câu trả lời.

bản. Từ đó, kiến thức cơ bản trở nên phong phú, được minh họa, cụ thể hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp phát triển kỹ năng tự học cho học sinh qua sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Trang 60)