9. Cấu trúc của luận văn
2.3. Thiết kế một số phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương cấp trung học
2.3.2. Giảng dạy các bài lịch sử địa phương cấp trung học cơ sở trên địa bàn
bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ
Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi đã tiến hành biên soạn nội dung một số bài học lịch sử địa phương dưới hình thức: một tiết học riêng và học lồng ghép với lịch sử dân tộc (tiến hành trên lớp, tiến hành tại thực địa). Để phù hợp với tiến trình lịch sử dân tộc, căn cứ vào tình hình thực tế địa phương chúng tôi tiến hành xây dựng đề cương bài soạn và giảng dạy một số bài lịch sử địa phương theo các bài học đã biên soạn.
LỚP 6: Giảng dạy bài Bài 12: Nước Văn Lang và Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang tại Bảo tàng Hùng Vương – Phú
Thọ.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học, học sinh cần:
- Hiểu được hoàn cảnh ra đời cũng như tổ chức còn sơ khai của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam – nước Văn Lang
- Trình bày được những nét cơ bản về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang
- Đánh giá được những thành tựu văn hóa buổi sơ khai của dân tộc
2. Thái độ, tư tưởng
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu mến, tự hào về quê hương, về địa phương; trân trọng, biết ơn các thế hệ cha ơng đi trước, những người đã góp mồ hôi, xương máu, công sức, của cải… để làm nên trang sử vẻ vang này.
- Giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, động viên, khuyến khích các em có hành động thiết thực vào việc bảo vê, tu sửa, tơn tạo các di tích lịch sử. Đó là biểu lộ tấm lịng thành kính, sự trân trọng của các em đối với di sản lịch sử tổ tiên để lại.
- Giáo dục ý thức tập thể, đồn kết, tính tự giác và cộng đồng trách nhiệm cho học sinh.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện các kĩ năng: quan sát, miêu tả, kể chuyện… và các kĩ năng thực hành bộ môn như ghi chép, vẽ sơ đồ, sưu tầm tư liệu, hiện vật…
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh * Đối với giáo viên
- Chọn địa điểm học tập: Bảo tàng Hùng Vương – Phú Thọ - Liên hệ chặt chẽ với ban quản lý của bảo tàng
- Chuẩn bị những mẩu chuyện, các giai thoại hay về thời kỳ Hùng Vương - Thông báo về nội dung bài học và yêu cầu học sinh đọc trước nội dung trong sách giáo khoa cũng như các tài liệu có liên quan đến bài học * Đối với học sinh
- Đọc trước hai bài: bài 12 và bài 13 (sách giáo khoa), đọc thêm các tài liệu có liên quan đến thời kỳ Hùng Vương.
- Xác định cho học sinh nhận thức đây là một buổi học tập lịch sử địa phương tại thực địa trong chương trình nội khóa chứ khơng phải là cuộc tham quan du lịch di tích lịch sử nên giáo viên yêu cầu các em phải có thái độ nghiêm túc khi học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Trước hết, giáo viên tập trung học sinh ở sân trước của Bảo tàng Hùng Vương. Giáo viên giới thiệu về địa điểm: Nơi chúng ta đang đứng là một cơng trình kiến trúc lưu giữ nhiều dấu ấn của ông cha ta dưới thời kì Hùng Vương với nhà nước đầu tiên là nước Văn Lang. Vậy nước Văn Lang được hình thành như thế nào? Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang có gì nổi bật? Chúng ta sẽ cùng khám phá Bảo tàng để làm rõ những vấn đề đó.
Giáo viên giới thiệu tiếp: Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quý Mùi (2003). Với số lượng hiện vật phong phù, Bảo tàng khắc họa chủ đề tổng quát: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”.
2. Giáo viên dẫn học sinh vào bên trong Bảo tàng:
Trước hết, giáo viên yêu cầu học sinh nhìn bao quát khung cảnh xung quanh và tìm ra một đặc điểm mà em cho là nổi bật nhất. Sau khi thu nhận các ý kiến của học sinh, giáo viên chỉ ra điều đặc biệt trong kiến trúc của bảo tàng: Đứng từ đỉnh núi Hùng nhìn xuống, nhà bảo tàng Hùng Vương như một chiếc bánh chưng vuông khổng lồ. Sự khổng lồ ấy được các nhà thiết kế giải thích dó là biểu hiện tượng trưng của quả đất theo quan niệm người xưa: đất vng trời trịn. Ở giữa nhà Bảo Tàng là một vùng trần thủng có khoảng trời nghiêng xuống lồng trong một khuôn trăng đầy đặn. Tổng thể sự hiện diện trời tròn đất vuông ấy là ý tưởng khắc hoạ lại huyền thoại lịch sử: sự tích bánh chưng, bánh dày.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình vẽ ở trên cao xung quanh 4 phía của bảo tàng, phát vấn: “Các hình vẽ này gợi cho các em liên tưởng tới
những truyền thuyết hay sự tích dân gian nào?”. Sau khi học sinh thảo luận, trả lời, giáo viên giới thiệu cụ thể: Đây là 4 bức tranh ghép gốm thể hiện lại các truyền thuyết lịch sử thời Hùng Vương dựng nước gồm: Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ; Sự tích Bánh Chưng, Bánh Dày; Truyền thuyết Tiên Dung – Chử Đồng Tử và Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh.
3. Giáo viên đưa học sinh lên phòng trưng bày ở tầng 2 của Bảo tàng:
Gian đầu tiên với chủ đề: Đất nước, con người thời nguyên thủy
Giáo viên phát vấn (kiểm tra bài cũ): “Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết những chứng tích của thời nguyên thủy được ghi nhận trong nền văn hóa nào ở Phú Thọ?”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên mới giới thiệu
những di vật của nền văn hóa Sơn Vi với những tranh ảnh và hiện vật tìm được ở đồi Sơn Vi (Lâm Thao) thể hiện kỹ thuật đập ghè trong chế tác công cụ đồ đá của cư dân Sơn Vi; di tích sinh vật Hang Ngựa niên đại 4 vạn năm tìm thấy ở Thanh Sơn – Phú Thọ.
Gian thứ 2 với chủ đề: Bắt đầu thời dựng nước
Giáo viên phát vấn (kiểm tra bài cũ): “Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết những dấu tích của thời đại dựng nước đầu tiên được ghi nhận ở Phú Thọ qua nền văn hóa nào?”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên sẽ giới thiệu lần lượt các hiện vật gốm, tranh ảnh hoa văn gốm của nền văn hóa Phùng Nguyên.
Giáo viên phát vấn tiếp: “Dựa vào kiến thức đã được học và quan sát ảnh hoa văn gốm ở đây, các em hãy cho biết đặc trưng của gốm Phùng Nguyên là gì?”. Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên chỉ vào tranh và thuyết
minh: Những mảnh gốm thường in hoa văn hình chữ S nối nhau, đối xứng hoặc in những con dấu nổi, liền nhau với những đường cuộn theo hình trịn hay hình chữ nhật, những đường chấm nhỏ li ti chạy dài trên một nền phẳng.
Gian thứ 3 với chủ đề: Sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các vua Hùng
Giáo viên phát vấn: “Dựa vào những kiến thức các em chuẩn bị cho bài học hôm nay, em hãy cho biết nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên thuyết minh: Sự phát triển của công
cụ sản xuất từ thời đồ đá với kĩ thuật đập ghè, mài chúng ta vừa quan sát tới thời đại đồ đồng, đồ sắt (giáo viên chỉ vào các bức tranh về những công cụ bằng đồng thau như kiếm, chuôi dao găm, cách tra cán rìu đồng, mũi giáo đồng, lưỡi qua, dao găm… ) đã dẫn tới sự phát triển của phương thức hoạt động kinh tế. Từ đó, xã hội nảy sinh sự phân chia và mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo. Bên cạnh đó, cư dân Lạc Việt luôn phải đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ mùa màng, đấu tranh để giải quyết những xung đột giữa các tộc người, bộ lạc. Nhu cầu đặt ra là cần có một người chỉ huy chung có uy tín và tài năng.
Giáo viên phát vấn tiếp: “Vậy ai đã đứng ra thống nhất các bộ lạc để lập nước Văn Lang? Thủ phủ của nước Văn Lang đặt ở đâu?”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhắc lại: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ) có vị thủ lĩnh dùng tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đóng đơ ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đặt tên nước là Văn Lang, chia nước làm 15 bộ, đứng đầu các bộ là Lạc tướng, Bồ chính cai quản các chiềng, chạ.
Giáo viên phát vấn: “Theo em, nền kinh tế cơ bản của nước Văn Lang là gì?”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên thuyết minh (chỉ vào mơ hình dựng
cảnh cư dân gặt lúa, chăn nuôi gia cầm): Văn Lang là một nước nông nghiệp. Thóc lúa là nguồn lương thực chính của cư dân; ngồi ra họ cịn biết chăn nuôi, đánh cá. Bên cạnh nông nghiệp, cư dân Văn Lang phát triển mạnh ngành thủ công nghiệp với các nghề như gốm, dệt vải, tơ, lụa, xây nhà, đóng
thuyền, luyện kim… Đặc biệt, kĩ thuật đúc đồng của họ đạt trình độ cao. Giáo viên chỉ vào bức tranh trống đồng Ngọc Lũ và tranh họa tiết trên thân trống “Người thổi khèn và nhảy múa”. Tiếp đó, giáo viên lần lượt giới thiệu các hiện vật: Thạp đồng Vạn Thắng – Sông Thao; Trống đồng Tân Sơn; Trống đồng Đào Xá; Trống Đồng Hy Cương…
Giáo viên phát vấn: “Dựa vào kiến thức đã chuẩn bị cho bài học hơm nay, em hãy trình bày đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên thuyết minh: Cư dân Văn Lang sống thành làng bản. Họ ở nhà sàn bằng gỗ, tre, nứa, lá và đi lại bằng thuyền. Thức ăn là cơm, rau, cá, thịt. Họ còn biết làm muối, mắm, gia vị… Giáo viên chỉ vào tranh 7“Trang phục người xưa” để trình bày về văn hóa mặc của cư dân Văn Lang: Đàn ơng cởi trần, đóng khố, đàn bà mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc để nhiều kiểu (giáo viên yêu cầu học sinh quan sát trang phục). Ngày lễ, họ đeo đồ trang sức (giáo viên chỉ vào các hiện vật trong tủ kính như khuyên tai, vòng bằng đá, sừng khai quật được).
Giáo viên đưa học sinh đến phần trưng bày tranh ảnh lễ hội, thuyết minh: Sau những ngày lao động mệt nhọc, cư dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi, ca hát, nhảy múa. Nhiều lễ hội đã trở thành truyền thống, hàng năm địa phương vẫn tổ chức diễn lại như hội giã bánh dày, hội cầu mùa, hội đua thuyền, bơi trải Bạch Hạc…
Gian thứ 4 với chủ đề: Con cháu tưởng nhớ các vua Hùng
Giáo viên thuyết minh: Để tưởng nhớ công ơn dựng nước của các vua Hùng, con cháu đã lập đền thờ. Địa danh Đền Hùng trở thành điểm đến cho con cháu mỗi khi tưởng nhớ về nguồn cội. Giáo viên chỉ vào các bức ảnh phóng to và lần lượt giới thiệu: Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng. Đến đây, giáo viên phát vấn: “Em hãy cho biết truyền thuyết gắn với mỗi đền?”. Sau khi
học sinh trả lời, giáo viên nhắc lại: Đền Hạ tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con; Đền Trung tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước; Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nơng nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh; Đền Giếng tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này.
Tiếp theo, giáo viên giới thiệu bức tranh “Lăng Hùng Vương”: Tương truyền đây là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đơng đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại. Giáo viên giới thiệu hiện vật “vật liệu người thời Lý, thời Trần, Hậu Lê xây dựng Đền Hùng” đào được ở Đền Trung và tấm bia lưu niệm thời đại Hùng Vương bằng đá (niên đại Khải Định). Tiếp đó là tranh ảnh về hội Đền Hùng qua các năm 1904, 1905, 1930, 1931, 1957 và những năm gần đây cũng như các tác phẩm Việt văn viết về thời kì Hùng Vương được trinh bày như Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước, Đất nước Việt Nam qua các đời, Địa chí Vĩnh Phú, Văn hóa dân gian vùng đất Tổ, Lịch sử Vĩnh Phú…
Giáo viên đưa học sinh lại gần bục dựng tượng đồng Bác Hồ ngồi nói chuyện cùng bốn chiến sĩ. Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc to dòng chữ vàng treo bên cạnh tượng: “Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Giáo viên nhấn mạnh: Đây là câu nói của Hồ Chủ tịch khi người ghé thăm Đền Hùng năm 1954. Câu nói của Bác đã nhắc nhở chúng ta cơng ơn của thế hệ đi trước, thế hệ sau cần giữ gìn, phát huy,
nâng cao tinh thần đại đoàn kết, ý thức dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phấn đấu, học tập thật tốt, trở thành “con ngoan, trị giỏi” để xứng đáng với cơng ơn, xương máu của cha ông.
4. Cuối buổi học, giáo viên đưa học sinh vào phòng chiếu phim của Bảo tàng. Theo liên hệ với ban quản lý Bảo tàng trước đó, giáo viên chọn hai đoạn phim tài liệu: “Vua Hùng dạy nhân dân cấy lúa” và “Sự tích rước lúa thần của cư dân Văn Lang”. Đây là những tài liệu hình ảnh sống động mô phỏng lại hoạt động của người xưa, giúp học sinh có được những liên tưởng rõ nét về văn hoá Việt Nam thời vua Hùng dựng nước.
Trước khi trình chiếu, giáo viên có thể thuyết minh: Sinh sống trên vùng đồng bằng màu mỡ của các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả… cư dân Văn Lang lấy thóc lúa làm lương thực chính. Bởi vậy, tín ngưỡng thờ cúng thần lúa có ý nghĩa đặc biệt linh thiêng trong tâm thức của cư dân Việt cổ. Sau đây, chúng ta cùng theo dõi hai đoạn phim tài liệu tái hiện lại cảnh vua Hùng dạy dân trồng lúa và nghi thức rước lúa thần của cư dân Văn Lang.
Sau khi xem phim xong, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà viết thu hoạch, tổng hợp các kiến thức mà buổi học đã mang lại.
LỚP 7: Bài học: Các lễ hội truyền thống ở Phú Thọ (2 tiết)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Sau khi học xong phần này, học sinh cần:
- Trình bày được những bước chuẩn bị của quân dân Phú Thọ trước tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Hiểu được vai trò của lễ hội trong đời sống tinh thần của người Việt - Liệt kê được một số lễ hội truyền thống ở Phú Thọ
2. Tư tưởng, tình cảm:
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, niềm tự hào về nét đẹp văn hóa của địa phương
- Nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn hóa tốt đẹp của địa phương
3. Kỹ năng:
- Giúp học sinh bước đầu biết sưu tầm tài liệu
- Rèn luyện khả năng quan sát tranh ảnh, thuyết trình (về các lễ hội của địa phương…)
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Những điều cần lưu ý:
- Trước khi học bài này, giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, các mẩu chuyện liên quan tới các lễ hội truyền thống ở Phú Thọ (có thể chia nhóm)
- Trong quá trình lên lớp, giáo viên nên cho học sinh trình bày kết quả sưu tầm tài liệu và thảo luận về các câu hỏi đã nêu trong tài liệu học tập của học sinh