Thực tiễn áp dụng các văn bản pháp lý cho hoạt động định giá

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động định giá DNNN khi cổ phần hóa tại VN và giải pháp (Trang 31 - 57)

2.3.1.1 Giai đoạn 1992-1996

Giai đoạn này hoạt động định giá DN NN chủ yếu được tiến hành theo phương pháp có điều chỉnh theo thông tư số 36/TC-CN hướng dẫn xử lý những vấn đề tài chính khi thực hiện một số thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần theo tinh thần quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 của chủ tịch hội đồng bộ

trưởng nay là thủ tướng chính phủ. Theo phương pháp này giá trị doanh nghiệp bao gồm giá trị tài sản cố định, giá trị tài sản lưu động được đánh giá lại sau kiểm kê và chi phí ban đầu về quyền sử dụng đất, lợi thế doanh nghiệp. Về nguyên tắc, căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp là thực trạng những tài sản thuộc nguồn vốn nhà nước, hệ thống đánh giá sau tổng kiểm kê theo quy định của nhà nước, các yếu tố tạo ra hiệu quả, triển vọng về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nhu uy tín của doanh nghiệp, vị trí địa lý,…), các khoản thuộc phạm vi thua lỗ, nợ nần hàng hoá tồn kho kém, mất phẩm chất… nằm trong giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.

Giai đoạn này là giai đoạn thí điểm nên việc định giá tài sản còn phụ thuộc vào việc phân loại tài sản và phải đảm bảo nguyên tắc không thực hiện nguyên tắc cổ phần hoá những tài sản thuộc nguồn vốn vay (nếu người cho vay không đồng ý) và những tài sản chưa đủ cơ sở pháp lý về quyền sở hữu đối với doanh nghiệp, ngoài ra việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá còn phải dựa trên số liệu quyết toán có xác nhận về kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như quy định của chỉ thị số 84/TTG ngày 4/3/1993 của thủ tướng chính phủ về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp và các giải pháp đa dạng hoá các hình thức sở hữu đối với DNNN.

Trong điều kiện công tác quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp có yếu kém nguồn gốc hình thành tài sản nhà nước quá phức tạp (do cải tạo công thương trưng thu, trưng mua, tiếp quản tài sản vô chủ, tài sản của tư nhân trốn ra nước ngoài, tài sản mua bằng vốn vay hình thành từ nguồn chiếm dụng của khách hàng,…) cộng thêm những thủ tục rườm rà về xác định quyền sở hữu, kết quả kiểm toán nên thời gian xác định giá trị doanh nghiệp trong thời gian này thường kéo dài từ 8 tháng đến 2 năm.

Bên cạnh đó, các quy định hướng dẫn chưa hình dung hết các vấn đề phức tạp khi xác định giá trị doanh nghiệp như các vấn đề định giá thiết bị chuyên dùng, đất đai nhà cửa, lợi thế doanh nghiệp, mặt khác lại chưa cho phép loại trừ khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá các khoản tổn thất trong doanh nghiệp như: các khoản công nợ khó đòi, lỗ năm trước, tài sản và hàng hoá không cần dùng và kém

phẩm chất thanh lý… Cho nên kéo theo tình trạng: giá trị được xác định không phản ánh giá trị thực của nó dẫn tới sự không thống nhất giữa người mua và người bán, kết quả là suốt gần 5 năm cả nước mới triển khai đánh giá được 18 doanh nghiệp và cũng chỉ có 5 DNNN chuyển sang công ty cổ phần.

2.3.1.2 Giai đoạn 7/5/1996 đến 29/6/1998

Để khắc phục những tồn tại trong quá trình thí điểm, ngày 7/5/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/CP về chuyển đổi một số công ty nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó giá trị doanh nghiệp CPH được xác định theo nguyên tắc “giá trị của doanh nghiệp CPH được xác định là giá trị thực tế của doanh nghiệp mà người bán và người mua đều chấp nhận được” và do cơ quan quản lý ốn và tài sản NN tại doanh nghiệp - Bộ tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành thực hiện theo nguyên tắc căn cứ để xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp là số liệu trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm CPH đã được cơ quan kiểm toán hợp pháp xác nhận, hệ số lợi thế doanh nghiệp trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân trong ba năm cuối của DNNN trước khi CPH và giá trị quyền sử dụng đất tính theo quy định của luật đất đai và các văn bản hướng dẫn, ngoài ra, bộ tài chính đã ban hành thông tư số 50/TC/TCDN ngày 30/8/1996 hướng dẫn vấn đề tài chính trong việc chuyển một số DNNN thành công ty CP theo nghị định số 28/CP, trong đó có hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định giá trị DN CPH theo nguyên tắc đã được quy định tại Nghị định 28/CP.

Có thể nói, phương pháp định giá trong giai đoạn này xây dựng trên cơ sở kết hợp giá trị tài sản thuần (giá trị doanh nghiệp = tổng tài sản có – tài sản nợ) và phương pháp so sánh trực tiếp để đưa những điều chỉnh thích hợp như: mức độ giảm giá do hao mòn vô hình, do quan hệ cung cầu,… nên cũng đã cơ bản khắc phục được một số phương pháp định giá đã áp dụng trước đây và đã phản ánh được tương đối đúng đắn và trực quan giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm định giá, rút ngắn thời gian định giá doanh nghiệp xuống chỉ còn dưới ba tháng, góp phần đẩy nhanh tiến trình CPH DN giai đoạn 1996-1998, trong giai đoạn này đã triển khai định giá trên 40 doanh nghiệp và chuyển đổi thành công 25 doanh

nghiệp. Tuy nhiên qua 2 năm áp dụng phương pháp này cũng bộc lộ những nhược điểm đáng chú ý.

2.3.1.3 Giai đoạn từ 1998 đến nay

Để đẩy nhanh tiến trình CPH ngày 29/6/1998 chính phủ đã ban hành nghị định 44/1998/NĐ – CP về chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Năm 2009, toàn quốc chỉ cổ phần hoá được 60 DN, 7 tháng đầu năm 2010 được 28 doanh nghiệp.

Trước khi ra nghị quyết về việc thi hành Luật Doanh nghiệp, trong đó có yêu cầu, toàn bộ khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải hoàn tất quá trình sắp xếp, cổ phần hoá (CPH) để chuyển sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp từ ngày 1/7/2010, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ lo ngại, rằng khó có thể thực hiện được yêu cầu này. Bởi lẽ, số DNNN phải CPH trong thời hạn ngắn như vậy là quá lớn. cũng thấy rằng, với sự trì trệ truyền thống ở hầu hết các DNNN khi đó, để thực hiện yêu cầu này quả thực là nhiệm vụ kém tính khả thi. Tuy nhiên, khi đó, chính cơ quan soạn thảo luật rồi lãnh đạo Quốc hội lại cho rằng, cần phải đặt ra một thời hạn như vậy để Chính phủ thực sự quyết tâm, tìm giải pháp để đẩy nhanh tiến trình CPH. Đó cũng là yêu cầu cấp thiết để khối DNNN tham gia luật chơi chung khi Việt Nam đã gia nhập WTO từ năm 2007.

Tuy nhiên, bước sang tháng thứ 2 của năm 2010 và nhiệm vụ hoàn thành CPH trước ngày 1/7/2010 của khối DNNN trở nên bất khả thi hơn bao giờ hết. Cho dù, tính đến hết năm 2009, đã có tới gần 4.500 doanh nghiệp, đơn vị đã hoàn tất CPH nhưng phần lớn trong số đó là các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ, có qui mô vốn, giá trị tài sản chưa đầy 30% trong tổng giá trị vốn, tài sản của khối DNNN.

Năm 2009, cũng chỉ vẻn vẹn 60 doanh nghiệp được CPH. Và cho đến tháng 7/2010, với khoảng 1.500 doanh nghiệp trong đó, có tới 8 tập đoàn, 7-80 tổng công ty nhà nước và hàng trăm công ty lớn có qui mô vốn, tài sản không nhỏ thì việc CPH chắc chắn không thể hoàn thành được.

Vietnam Airlines là một trong những tổng công ty lớn đầu tiên tuyên bố không CPH được trước thời hạn 1/7 và chỉ có thể tạm chuyển sang hình thức Công ty TNHH một thành viên.

Vấn đề đặt ra là nếu các bộ, ngành, các địa phương, các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước trong thời hạn ngắn lại phải bỏ qua nhiều thủ tục, đẩy nhanh tiến độ CPH thì điều này cũng không đem lại một kết quả tốt đẹp gì và chắc chắn sẽ phát sinh những kẽ hở lớn gây thất thoát khối tiền của, tài sản khổng lồ mà các DNNN chưa CPH đang còn nắm giữ.

Một trong những nguyên nhân nổi bật của sự chậm trễ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá.

Theo điều tra của Ban kinh tế Trung ương, tổng thời gian để hoàn thành việc cổ phần hoá một doanh nghiệp Nhà nước tính từ khi thành lập Ban đổi mới là 512 ngày (năm 2002) và 415 ngày (năm 2003 và 6 tháng đầu năm 2004).

Trong đó, thời gian từ khi thành lập Ban đổi mới cho đến khi tiến hành việc định giá trị doanh nghiệp chiếm 32% và từ khi định giá cho đến khi công bố giá trị doanh nghiệp chiếm 30,6%.

Tất cả đều thừa nhận, giá trị doanh nghiệp được xác định hợp lý sẽ bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng việc xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay vẫn còn mang tính chủ quan, hành chính, thiếu sự hỗ trợ của cơ quan tư vấn chuyên môn.

Bên cạnh đó việc xử lý tài chính cũng gây không ít khó khăn cho việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn vấn đề tài chính khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Các khoản nợ tồn đọng, dây dưa khó đòi đã qua nhiều năm, tài sản không cần dùng, vật tư hàng hoá tồn kho lâu ngày, trải qua nhiều đời giám đốc không còn chứng từ, không sổ sách nên không thể xác nhận được.

2.3.2 Thực trạng hoạt động định giá trong tiến trình CPH

Trong thời gian đầu của quá trình cổ phần hoá, các doanh nghiệp được quyền tiến hành hoạt động định giá, sau đó cơ chế này được thay đổi bằng một hội đồng định giá. Tuy nhiên có vẻ như đang tồn tại rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác định giá, thậm chí nhiều vấn đề liên quan tới móc ngoặc và tham nhũng. Hậu quả là thất thoát tài sản lớn lấy một ví dụ nho nhỏ cho việc đó: Theo thống kê mà Thanh tra Chính phủ mới công bố sau cuộc tổng thanh tra chuyên đề về CPH khối DNNN trong năm 2009 con số là 3.744 tỉ đồng, gần 150.000 USD, trên 1.380.000m2 đất, hơn 13.449.000 cổ phần…phần lớn phải thu hồi lại. Cho tới thời điểm hiện tại, tổn thất từ tài sản và vốn nhà nước còn có xu hướng gia tăng vì thực chất chúng ta chưa mạnh dạn nói không với những quy định mang nặng tính đạo đức. Rõ ràng khái niệm rẻ hay đắt không phải là một phạm trù đạo đức mà nó là phạm trù mang tính thị trường. Hiện tại chúng ta vẫn quy định phải bán cổ phần với giá ưu đãi cho người lao động, cho lãnh đạo doanh nghiệp với khối lượng lớn. Cách làm này theo đánh giá của các chuyên gia là cực kỳ mang tính hình thức. Với cơ chế và cách tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước như thế thì chuyện thất thoát là đương nhiên. Thật không khó để người ta tiến hành định giá doanh nghiệp thấp đi thậm trí ẩn đi những tài sản và vốn tương đối lớn mà không ai biết (hoặc cố tình không biết). Theo quy định hiện hành, có hai cơ chế định giá được phép áp dụng là thành lập Hội đồng định giá hoặc thuê công ty tư vấn định giá độc lập.Thành viên của Hội đồng định giá là cán bộ đại diện của nhiều cơ quan quản lý Nhà nước khác nhau, ví dụ như Sở Tài Chính, Sở KH-CN, Ủy ban nhân dân,… vì thế ý kiến đánh giá của họ không phải bao giờ cũng thống nhất và có thể bị nghiêng về những mục tiêu quản lý riêng. Do đó, định giá theo cơ chế này thường không phản ánh được giá trị “thực tế” của DNNN. Hơn nữa, mâu thuẫn về quyền lợi giữa DNNN với các cơ quan quản lý nhiều khi làm cho việc định giá chậm được thống nhất. Việc sử dụng công ty tư vấn độc lập để định giá tuy tỏ ra có hiệu quả hơn nhưng vẫn còn những hạn chế trong việc xác định giá trị tài sản vô hình như thương hiệu hay lợi

thế kinh doanh. Hơn nữa, hầu hết các công ty tư vấn độc lập của Việt Nam vẫn chưa đủ kinh nghiệm và trình độ để định giá các DNNN lớn và phức tạp.

Về mặt kỹ thuật, tuy trên thế giới có nhiều phương pháp định giá nhưng theo quy định của Bộ Tài chính chỉ có hai phương pháp định giá được phép áp dụng là (1) tài sản và (2) dòng tiền chiết khấu. Hai phương pháp này được quy định kèm theo các công thức tính toán cố định. Điều này hạn chế việc tìm kiếm và áp dụng những phương pháp định giá phù hợp hơn.

Ngoài một số trường hợp DNNN được định giá cao hơn dẫn đến thiệt thòi cho những người mua cổ phần có thể dễ dàng nhận thấy một thực tế diễn ra đó là rất nhiều các DNNN bị định giá thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực tế khiến nhà nước bị thất thoát một lượng tài sản rất lớn.

Mặt khác, theo kết quả khảo sát được Công ty Ernst & Young công bố tại Hội thảo định giá và quản trị DN CPH do Bộ Tài chính tổ chức diễn ra sáng 9/9/2004 tại Hà Nội thì tổng hợp thời gian các bước để hoàn tất CPH một DNNN hết 411 ngày, quá dài so với yêu cầu của tiến độ CPH. Trong đó, giai đoạn từ khi thành lập Ban đổi mới DN đến khi bắt đầu định giá là 137 ngày và thời gian bắt đầu định giá đến khi phê duyệt giá trị DN hết 122 ngày. Các giai đoạn phê duyệt giá trị DN đến khi phê duyệt phương án, phê duyệt phương án đến khi bắt đầu bán cổ phiếu, bắt đầu bán cổ phiếu đến khi hoàn thành bán cổ phiếu, hoàn thành bán cổ phiếu đến họp đại hội cổ đông và đến ngày đăng ký kinh doanh hết tới gần 150 ngày. Trong khi đó, nhà nước chỉ đưa ra thời hạn để CPH đối với từng doanh nghiệp chứ không quy định thời gian cụ thể để CPH một DN. Thực tế này khiến cho không ít doanh nghiệp lúng túng khi thực hiện CPH.

Lâu nay, các nhà quản lý vẫn hay nhấn mạnh rằng, cổ phần hoá (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không phải là quá trình tư nhân hoá. Nhưng với những gì diễn ra trên thực tế trong nhiều năm qua ở các DNNN đã được CPH, có không ít tiền của, giá trị tài sản của Nhà nước, bằng nhiều cách, đã được chuyển hoá không đúng quy định, không đúng giá trị thực, thành tài sản của doanh nghiệp tư nhân, cho các cá nhân…

Khối tiền của ấy sẽ một đi không trở lại nếu như các cơ quan kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ,… không có những đợt kiểm tra, kiểm toán để thu hồi. Những con số: 3.744 tỉ đồng, gần 150.000 USD, trên 1.380.000m2 đất, hơn 13.449.000 cổ phần…, phần lớn phải thu hồi, mà Thanh tra Chính phủ mới công bố sau cuộc tổng thanh tra chuyên đề về CPH khối DNNN trong năm 2009 (chưa nói đến các cuộc kiểm toán của ngành kiểm toán, các cuộc điều tra của ngành công an) là những khoản sai phạm chứng minh không gì rõ hơn cho quá trình biến tài sản nhà nước thành tài sản riêng nói trên.

DNNN thường không được đánh giá cao về hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhưng đến khi từng doanh nghiệp “công” được định giá để tiến hành CPH, nhà đầu tư sẽ phải nhìn các doanh nghiệp ấy một cách thèm thuồng. Bởi, đơn giản, nhiều DNNN thường sở hữu những khối tài sản giá trị khổng lồ: khoáng sản, đất đai, địa lợi… Và thất thoát nhiều nhất trong quá trình CPH chính là ở khâu định giá tài sản khối tài sản ấy.

Theo đánh giá chung của Thanh tra Chính phủ, khi xác định giá trị tài sản là

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động định giá DNNN khi cổ phần hóa tại VN và giải pháp (Trang 31 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w