Gốm Bát Tràng

Một phần của tài liệu gốm sứ thời goryeo và choson của hàn quốc – so sánh với gốm sứ cùng thời của việt nam (Trang 32 - 40)

2. Đặc điểm văn hóa gốm thời Mạc, Lê

2.2. gốm Bát Tràng

Song song với sự phát triển của đồ gốm Chu Đậu là đồ gốm Bát Tràng. Làng Bát Tràng cổ nằm ở bên bờ sông Hồng, ngay ở Gia lâm, ngoại ô Hà Nội hiện nay. Tuy phát triển song song và không ở xa nhau lắm nhưng đồ gốm ở mỗi nơi lại phát triển theo một đường khác nhau.

Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng: men lam (sắc xanh chì đến đen sẫm), men nâu, men trắng (mỏng, màu vàng ngà, bóng thích hợp với các trang trí nổi tỉ mỉ), men xanh rêu được dùng kết hợp với men trắng ngà và nâu tạo ra một đòng Tam thái rất riêng của Bát Tràng ở thế kỉ 16–17 mang đậm chất dân gian lễ hội, môt chút diêm dúa, rực rỡ và men rạn là dòng men chỉ xuất hiện tại Bát Tràng từ cuối thế kỉ 16 và phát triển liên tục qua các thế kỉ 17–19.

Trên gốm Bát Tràng thường thấy là tứ linh (long, ly, quy, phụng), hổ phù, hoa cúc, hoa sen, nghê, hạc, chữ vạn, thọ, phúc hay hình người. Sang thế kỷ 19 còn có thêm các hình Ngư ông đắc lợi, Tô Vũ chăn dê, Bát tiên quá hải hay tam đa ( cành quả đào, cành lựu, cành phật thủ), lục bảo ( thư bút, kiếm, túi gấm, đỉnh ngọc, đàn, bình lá ngọc)... Nét đặc biệt của đồ gốm Bát Tràng là ngoài hoa văn vẽ bằng men màu còn có hoa văn vẻ bởi men cạo hay đắp nổi tinh tế, thể hiện trình độ nghệ thuật cao.

Trong dòng gốm men nhiều màu, đồ thờ tự chiếm tỉ lệ khá cao: lư hương, chân đế, long đình... trang trí đắp nổi không men với hình hoa lá, chim muông. Bên cạnh đó Bát Tràng cũng sản xuất ra nhiều đồ gia dụng như nâm rượu, bình vôi, bát điếu...

Men rạn được tạo thành từ hợp chất: vôi sống, cao lanh và tro trấu, sản xuất khoảng thế kỉ 17 đến thế kỉ 19 với các loại hình đặc trưng tiêu biểu: chân đèn, lư hương ba tầng cánh sen, chân nến trúc hóa long, tương Di Lặc, tượng nghê....

Có thể nói Bát Tràng là trung tâm sản xuất đồ gốm lâu đời nhất ở Việt Nam. Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Sản phẩm Bát Tràng có mặt trên thị trường cả nước và được xuất khẩu sang nhiều

nước châu Á, châu Âu với nhiều mẫu mã mới và cải tiến công nghệ sản xuất. M ột số nghệ nhân đã bước đầu thành công trong việc khôi phục một số đồ gốm cổ truyền với những kiểu dáng và nước men đặc sắc thời Lý, Trần, Lê, Mạc...

Gốm sứ Việt Nam mang đậm nét Việt Nam đồng thời phản ánh bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú của các thợ gốm Việt. Với vẻ đẹp giản dị mà trang nhã đồ gốm Việt Nam đã từng được du khách khắp nơi yêu thích và ưa dùng. Ngày nay mặc dù đồ gốm Việt Nam đã được cải tiến nhiều do tiếp thu nhiều công nghệ sản xuất mới nhưng nó vẫn luôn giữ được vẻ đẹp truyền thống xưa.

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐÒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA ĐỒ GỐM VIỆT NAM VÀ TRIỀU TIÊN

Việt Nam và Triều Tiên cùng xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm mới cần nhiều đồ đựng thóc, hạt giống, hoa màu....cũng như ngay trong sinh hoạt đời sống thường ngày cần nhiều vật dụng để đựng và bảo quản thực phẩm được tốt. Xuất phát từ nhu cầu này, với lợi thế của những nguồn đất sét dồi dào, tro cây rừng và đá vôi, người dân đã biết chế độ ra đồ gốm.

Đồ gốm xuất hiện ở Việt Nam và Triều Tiên khoảng chừng 8000 năm trước, trải qua bao thăng trầm, đồ gốm đã kết tinh quan niệm thẩm mỹ, đời sống văn hóa, tinh thần, tình cảm của hai nước. Điều đó được thể hiện rõ nhất qua hoa văn trang trí trên gốm cũng như nước men đặc sắc của đồ gốm hai nước.

Ảnh hưởng bởi Phật giáo và Nho giáo, sản phẩm gốm sứ của hai nước thường xuất hiện những họa tiết: long, ly, quy, phụng, tùng, cúc, trúc, mai, sen, tượng Phật, tượng Di Lặc....biểu tượng cho sự thanh cao, tấm lòng ngay thẳng...trong Phật Giáo. Thời Goryeo Triều Tiên cũng giống thời Lý Việt Nam có phần cầu kì và khắt khe về trang trí, thời Choson Triều Tiên và thời Trần, Mạc, Lê Việt Nam lại mộc mạc, gần gũi với đời thường hơn.

Bên cạnh những nét tương đồng, đồ gốm Triều Tiên và Việt Nam cũng có những nét khác nhau. Quang cảnh thiên nhiên, khí hậu, thời tiết của từng quốc gia khác nhau cũng đem lại những cái nhìn khác cho người thợ gốm khi phóng bút trên tác phẩm gốm của mình. Nếu trên đồ gốm Triều Tiên là cảnh tuyết rơi, rừng lá chuyển màu, hạc bay....thì trên đồ gốm Việt Nam lại là cảnh cánh đồng lúa mênh mông, cánh cò bay thẳng, những cậu bé chăn trâu thả diều, những ngôi nhà mái đỏ, lũy tre, đình làng....

Bên cạnh đó cảnh sinh hoạt cũng được thể hiện khác khác nhau. Trên gốm sứ Triều Tiên thường xuất hiện cảnh lễ hội múa mặt nạ, múa quạt, lễ cưới với Hanbok truyền thống, cảnh làm kimchi, cảnh đấu vật.... thì trên đồ gốm Việt

Nam là cảnh hứng dừa, đám cưới chuột, gặt lúa, chèo đò, ra khơi đánh cá, hay những trò chơi dân gian như trọi trâu, kéo co, ném cầu....

Tín ngưỡng và tôn giáo cũng đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống tinh thần người dân hai nước. Hình ảnh Phật A Di Đà, Bồ Tát, cảnh chùa chiền, đều miếu...được xuất hiện trên gốm. Tuy có nhiều nghi lễ Phật giáo, Nho giáo nhưng ở Việt Nam Và Triều Tiên vẫn có những điểm khác biệt được thể hiện qua họa tiết. Ví dụ Việt Nam và Triều Tiên đều có những nghi thức xua đuổi tà ma nhưng hình thức khá khác nhau: ở Việt Nam là cảnh làm phép, lên đồng... còn ở Triều Tiên là cảnh lễ hội múa mặt nạ.

Màu men là một trong những đặc điểm riêng biệt độc đáo đánh dấu sự phát triển cũng như đặc tính riêng của từng dòng gốm mỗi thời kỳ. Nếu màu men Triều Tiên thời Goryeo xanh ngọc bích quý phái, sang trọng hay men thời Choson trắng giản dị thì màu men Việt Nam lại là những dòng men đa dạng: men ngọc, men rạn, men chảy, men hoa lam... Màu men trên đồ gốm Triều Tiên thể hiện đẳng cấp, phân biệt rõ sản phẩm dành cho Hoàng Gia hay sản phẩm dành cho dân chúng, đồ gốm Việt Nam hầu như không có hiện tượng này. Tuy nhiên đồ gốm Việt Nam nếu nhìn tổng thể màu sắc, chất liệu cũng như hoa tiết trang trí cũng có sự khắc biệt nhỏ giữa đồ dùng cho Hoàng Gia và cho dân chúng.

Khi nhìn vào một sản phẩm gốm, ta có thể nhận thấy để làm ra được một sản phẩm tốt với hình dáng, nước men và họa tiết đặc sắc như thế cần phải có một quá trình sản xuất nhiều công đoạn, đòi hỏi ở những người thợ gốm phải có sự cần cù, giàu nghị lực, tính sáng tạo và sự khéo léo như thế nào. Nhưng đó chưa phải là tất cả, khi thành sản phẩm rồi, công đoạn bảo quản cũng khá khó khăn để tránh cho sản phẩm không bị vỡ trong quá trình vận chuyển đi nơi khác.

Như đã nói ở trên, nghề gốm ra đời là do xuất phát từ nhu cầu của nhân dân cần có vật dụng và sau đó mới phát triển lên thành đồ trang trí. Từ sản xuất gốm có quy mô nhỏ, các làng gốm dần được mọc lên ở khắp các nơi, đa phần là

gần những nơi thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán. Sự lưu truyền và phát triển từ đời này sang đời khác đã khiến nghề gốm trở thành một nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trong đó cũng có bản sắc riêng của mỗi thời kì, mỗi làng nghề. Nghề gốm phụ thuộc vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước và chính nghề gốm đã tạo ra sự phát triển kinh tế của một vùng hay thậm chí của cả nước nhờ việc xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì giá trị truyền thống của làng nghề gốm chứa đựng nhiều ở di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, sản phẩm của những nghề gốm này ngày càng chiến tỷ trọng cao trong nền kinh tế nước nhà nên hiện nay, cả Triều Tiên và Việt Nam đều quan tâm đến việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy những giá trị của mặt hàng này để phù hợp với xu thế mở cửa và hội nhập.

Bước vào thế kỷ 21 trong thời kỳ toàn cầu hóa, việc giao lưu quốc tế, giao thoa văn hóa giữa các khu vực, giữa các nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và sâu rộng. Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng phát triển rất tốt đẹp với cả hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc và (CHDCND) Triều Tiên, trong đó hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư đã phát triển rất rực rỡ.

Trong xu hướng toàn cầu hóa, mọi thành phần trong đời sống - xã hội, trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa đều phát triển nhanh chóng, những giá trị văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc đặc biệt được nổi bật. Hoà nhập nhưng không hòa tan, nền văn hóa Việt Nam và các nước bán đảo Triều Tiên vẫn giữ riêng bản sắc dân tộc. Việt Nam và hai nước bán đảo Triều Tiên (Hàn Quốc và Triều Tiên) là những nước Châu Á, cùng chia sẻ những nét tương đồng cũng như bổ sung những khác biệt về văn hóa. Những nét tương đồng và khác biệt này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác giữa Việt Nam và các nước bán đảo Triều Tiên.

Với tinh thần cần cù, sáng tạo, các nghệ nhân gốm Việt Nam và Hàn Quốc, Triều Tiên đã sản sinh ra những đồ gốm riêng biệt, thiên hạ đệ nhất của dân tộc mình. Các sản phẩm gốm thanh thiên Celadon, gốm trắng… của Bán đảo Triều Tiên đứng đan xen, sánh vai với các sản phẩm gốm Chu Đậu, gốm Bát Tràng… của Việt Nam đã tạo nên một không gian thầm lặng mà sống động, hài hòa mà đa sắc, mang đầy tính nhân văn và mỹ thuật cao quý, pha quện giữa tinh thần và vật chất, góp phần kỳ diệu vào thế giới tâm linh và thế giới vật chất… trở thành các vật thể vĩ đại, các di sản văn hóa trong các nền văn minh đa dạng trên thế giới.

  

Nghiên cứu khoa học sinh viên này mong góp phần nhỏ giới thiệu về một nét văn hóa đẹp của Việt Nam và Triều Tiên.

Với quy mô một bài nghiên cứu khoa học tất nhiên sẽ còn nhiều điểm thiếu sót. Em xin được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sinh viên.

Xin trân trọng cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO, TRÍCH DẪN

- Gốm Chu Đậu – của Tăng Bá Hoành, nxb. Kinh Books ở Hà Nội xuất bản năm 1999.

- Gốm Bát Tràng – nxb. Thế giới ở Hà Nội xuất bản năm 1995, do Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quang Ngọc chủ biên.

- Cổ vật Việt Nam, Vietnamese Antique – do Bộ Văn hoá Thông tin Việt Nam xuất bản năm 2003.

- Korean Celadon. G. St. G. M. Gompertz, 1963

- Korea: Art and Archaeology . Jane Portal, 2000: Thames & Hudson Inc., New York

- Covell, Jon Etta Hastings Carte. The World of Korean Ceramics, Seoul: Si-sa Yong-o-sa; Honolulu: Dae-Won-Sa, 1986.

- Korean ceramics. Kang Kyung-sook. Xuất bản năm 2008 - Nhà xuất bản Hàn Quốc tại Seoul, Hàn Quốc.

Và các website: http://www.korean-arts.com/ http://www.artsofasianet.com/ http://londonkoreanlinks.net/2010/06/11/korean-ceramic-tea-bowls-and-tea- culture/ http://www.prweb.com/releases/KoreanCeramics/Asianart/prweb778834.htm http://en.wikipedia.org/wiki/Korean_pottery_and_porcelain

Một phần của tài liệu gốm sứ thời goryeo và choson của hàn quốc – so sánh với gốm sứ cùng thời của việt nam (Trang 32 - 40)