NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp gang thép đến chất lượng nước suối cam giá thành phố thái nguyên (Trang 30 - 34)

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: KCN Gang Thép – Lưu Xá thuộc phường Cam Giá, TP. Thái Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 8 năm 2011.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

- Nước thải được thải qua các cửa xả KCN Gang Thép ra suối Cam Giá. - Nước suối Cam Giá tại các vị trí khác nhau.

* Phạm vi nghiên cứu

- KCN Gang Thép Thái Nguyên. - Khu vực suối Cam Giá.

2.3. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu vào các nội dung sau:

- Khảo sát tổ chức sản xuất của các nhà máy chiếm tỷ trọng gây ô nhiễm nhiều hơn cả trong KCN:

+ Nhà máy Cốc hóa

+ Nhà máy Cán thép Lưu Xá + Nhà máy Luyện thép Lưu Xá + Nhà máy Luyện Gang

- Tìm hiểu về cơng nghệ và thiết bị sản xuất của các nhà máy này. - Đánh giá số liệu phân tích về chất lượng nước thải của các nhà máy này tại các cửa xả trong hệ thống xả thải chung của KCN.

- Đánh giá số liệu phân tích về chất lượng suối Cam Giá tại điểm thượng lưu khi chưa tiếp nhận nguồn thải.

- Đánh giá số liệu phân tích về chất lượng suối Cam Giá tại điểm tiếp nhận nguồn thải.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đánh giá số liệu phân tích về chất lượng suối Cam Giá tại điểm đổ ra sông Cầu.

- Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải các nhà máy và nâng cao chất lượng nước suối Cam Giá.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện được đề tài này, học viên sẽ sử dụng một số phương pháp sau:

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích tài liệu thứ cấp là phương pháp phổ biến khi thực hiện nghiên cứu một đề tài. Đây là phương pháp tham khảo một tài liệu sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này truyền thống, nhanh và hiệu quả, với phương pháp này có thể áp dụng nghiên cứu các nội dung sau:

Thu thập các số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan đến mơi trường nước.

Thu thập các số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội…của vùng nghiên cứu.

Thu thập và tổng hợp các số liệu quan trắc có liên quan từ phịng Kiểm sốt ơ nhiễm – Chi cục BVMT tỉnh Thái Ngun, trung tâm Quan trắc và công nghệ môi trường Thái Nguyên.

Thu thập các thông tin liên quan qua Sách báo, thực địa, Internet…

2.4.2. Phương pháp lấy mẫu để phân tích hóa học

Học viên thực hiện đề tài này sẽ tiến hành tham gia lấy mẫu cùng với các đợt quan trắc định kì theo chương trình Kiểm sốt ơ nhiễm của Sở Tài nguyên môi trường. Trong đó, sẽ bao gồm 4 đợt quan trắc trong năm (tháng 3, tháng 6, tháng 8 và tháng 11). Tiến hành quan trắc liên tục các nhà máy trong thời gian 4-5 ngày. Tùy số lượng cửa xả thải, hố, cống thải của từng nhà máy mà lựa chọn số lượng mẫu cho phù hợp. Lấy 2 mẫu nước thải tại 2 cửa xả chung của công ty. Lấy 3 mẫu nước suối tại 3 vị trí: Thượng nguồn, tại điểm tiếp nhận nguồn thải và điểm đổ ra sơng Cầu. Trong đó mẫu nước thải và nước suối Cam Giá sẽ được lấy theo một trong các phương pháp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Lấy mẫu nước thải theo TCVN 5999 – 1995 (ISO 5667 – 10:1992) + Lựa chọn và rửa kỹ chai, lọ đựng mẫu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lấy mẫu tại cống thải, kênh thải và hố ga

+ Trước tiên, tráng xơ lấy mẫu bằng chính nước thải tại điểm cần lấy mẫu. Sau đó dùng xơ thả xuống dịng chảy thải (nơi có dịng chảy xoáy để đảm bảo sự pha trộn) múc lấy khoảng 2/3 xơ có dung tích 5l. Sau đó dùng ca múc nước thải trong xơ rót vào các bình chứa mẫu đã được tráng rửa bằng nước cất.

- Lấy mẫu nước sông suối theo TCVN 5996 – 1995 (ISO 5667 – 6:1990) + Lựa chọn và rửa kỹ chai, lọ đựng mẫu.

+ Dùng tay cầm chai, lọ nhúng vào dòng nước khoảng giữa dòng, cách bề mặt nước độ 30 - 40cm. Hướng miệng chai, lọ lấy mẫu hướng về phía dịng nước tới, tránh đưa vào chai lọ các lấy mẫu các chất rắn có kích thước lớn như rác, lá cây… Thể tích nước phụ thuộc vào thông số cần khảo sát nhưng thông thường là 500 – 1000ml.

+ Đậy kín miệng chai, lọ, ghi rõ lý lịch mẫu đã thu.

Trong trường hợp chất ô nhiễm phân bố không đồng đều trong khối nước (như dầu, mỡ, thuốc trừ sâu, chất hữu cơ khó tan trong nước…) việc thu mẫu phức tạp hơn nhiều. Trong trường hợp này một vài mẫu riêng rẽ không thể đại diện cho cả khối nước, do vậy cần phải thu nhiều mẫu tại mặt cắt của sơng suối để lấy giá trị trung bình. Trong trường hợp tối thiểu nhất ta có thể thu mẫu tại 3 vị trí tại mỗi mặt cắt (bờ trái, giữa dịng, bờ phải), tại mỗi vị trí cần thu mẫu tại 3- 4 điểm theo chiều sâu. Sau đó chúng ta phân tích nồng độ từng chất ô nhiễm trong từng mẫu rồi cộng tất cả lại, chia cho số mẫu, lấy giá trị trung bình của từng chất ô nhiễm. Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho phân tích người ta có thể thu được giá trị trung bình nồng độ chất ơ nhiễm trong khối nước bằng cách trộn tất cả các mẫu đã thu với thể tích các mẫu như nhau, tạo ra mẫu tổ hợp. Sau đó chỉ phân tích mẫu tổ hợp ta sẽ thu được giá trị trung bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.3. Các phương pháp phân tích nước trong phịng thí nghiệm

Phương pháp xác định các thông số ô nhiễm trong nước thải và nước mặt được quy định tại mục 3.1 của QCVN24 – 2009/BTNMT và QCVN08 – 2008/BTNMT (xem phụ lục).

2.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu

Từ các số liệu thu thập được, thống kê và sử dụng phần mềm Excel để xử lý, xây dựng đồ thị, hình vẽ, biểu đồ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của nước thải khu công nghiệp gang thép đến chất lượng nước suối cam giá thành phố thái nguyên (Trang 30 - 34)