Leonardo Pisano Bogollo (khoảng 1170 – khoảng 1250), còn được biết đến với tên Leonardo của Pisa, Leonardo Pisano, Leonardo Bonacci, Leonardo Fibonacci, hay phổ biến nhất chỉ là Fibonacci, là một nhà toán học người Ý, được một số người xem là nhà toán học tài ba nhất thời Trung Cổ.
Leonardo sinh ra ở Pisa. Cha của ơng, Guglielmo, có biệt danh Bonaccio ("hiền hậu" hoặc "đơn giản"), làm giám đốc một cơ sở thương mại (theo một số người, ông làm cố vấn cho Pisa) ở Bugia, một hải cảng ở phía đơngAlgiers ở vương quốc hồi giáoAlmohad ở Bắc Phi (giờ là Bejaia, Algérie). Khi còn là một cậu bé, Leonardo đã đi đến đó để giúp cha mình. Đây là nơi ơng đã học hệ ký số Hindu - Ả Rập. Mẹ của ông, Alessandra, mất khi ông được chín tuổi. Leonardo sau khi chết được gọi là Fibonacci (lấy từ filius Bonacci, nghĩa là con của Bonaccio).
Nhận ra rằng số học với chữ số Hindu đơn giản hơn và hiệu quả hơn chữ số La Mã, Fibonacci đã đi du lịch khắp Địa Trung Hải để học theo những nhà toán học hàng đầu Ả Rập vào thời đó. Leonardo trở về sau chuyến du lịch vào khoảng năm 1200. Vào năm 1202, ở tuổi 32, ông phát hành cuốn Liber Abaci (sách tính). Ơng là một trong những người đầu tiên truyền bá hệ thống số Ả Rập vào châu Âu - hệ thống số của chúng ta hiện đang sử dụng ngày nay, dựa trên mười chữ số với dấu thập phân và một biểu tượng đặc biệt (“số không”) là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 0.
Leonardo trở thành vị khách thường xuyên của Hoàng đế Frederick II, người rất thích tốn học và khoa học. Năm 1225, vị hồng đế cùng một số nhà toán học đã
thử tài ơng bằng bài tốn sau: "Tìm số hữu tỉ x sao cho x2 5 và x2 5 đều là
bình phương của các số hữu tỉ. Sau khi suy nghĩ, Fibonacci đã tìm ra, số đó là 41
12.
Đến nay, chưa ai biết chính xác ơng đã tìm bằng cách nào! Và vào năm 1240, Cộng hòa Pisa vinh danh Leonardo bằng cách trao lương cho ông.
Vào thế kỷ thứ XIX, một bức tượng Fibonacci đã được dựng lên ở Pisa. Ngày nay, nó nằm ở hành lang của nghĩa trang lịch sử Camposanto ở Piazza dei Miracoli.