Khái niệm kênh truyền dẫn phân tập đa đường

Một phần của tài liệu nghiên cứu về các vấn đề ước lượng kênh truyền trong mimo-ofdm thông qua mô hình cơ sở mở rộng bems (Trang 33 - 34)

Hình 3.2:Minh họa phân tập đa đường

Chất lượng của các hệ thống thông tin phụ thuộc nhiều vào kênh truyền, nơi mà tín hiệu được truyền từ máy phát đến máy thu. Tín hiệu được phát đi, qua kênh truyền vơ tuyến, bị cản trở bởi các tồ nhà, núi non, cây cối …, bị phản xạ, tán xạ,

nhiễu xạ…, các hiện tượng này được gọi chung là fading. Và kết quả là ở máy thu, ta thu được rất nhiều phiên bản khác nhau của tín hiệu phát. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống thông tin vô tuyến.

Có ba cơ chế chính ảnh hưởng đến sự lan truyền của tín hiệu trong hệ thống di động:

• Phản xạ xẩy ra khí sóng điện từ va chạm vào một mặt bằng phẳng với kích thước rất lớn so với bước sóng tín hiệu RF.

• Nhiễu xạ xẩy ra khi đường truyền sóng giữa phía phát và thu bị cản trở bởi một nhóm vật cản có mật độ cao và kích thước lớn so với bước sóng. Nhiễu xạ là hiện tượng giải thích cho ngun nhân năng lượng RF được truyền từ phía phát đến phía thu mà khơng cần đường truyền thẳng. Nó thường được gọi là hiệu ứng chắn (shadowing) vì trường tán xạ có thể đến được bộ thu ngay cả khi bị chắn bởi vật cản khơng thể truyền xun qua.

• Tán xạ xẩy ra khi sóng điện từ va chạm vào một mặt phẳng lớn, gồ ghề làm cho năng lượng bị trải ra (tán xạ ) hoặc là phản xạ ra tất cả các hướng. Trong môi trường thành phố, các vật thể thường gây ra tán xạ là cột đèn, cột báo hiệu, tán lá.

Một phần của tài liệu nghiên cứu về các vấn đề ước lượng kênh truyền trong mimo-ofdm thông qua mô hình cơ sở mở rộng bems (Trang 33 - 34)