Phương pháp phối hợp trang trí các hình

Một phần của tài liệu Giáo trình Trang trí cơ bản (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 35 - 43)

6 .Trang trí phối màu trên hình cơ bản

5. Phương pháp phối hợp trang trí các hình

32 Tìm ý và phân mảng. Đối với bố cục này, điểm chính được đặt ở trọng tâm; hình trịn giữa. Ngồi hình chữ nhật chính ta cịn có đường viền chạy xuyên suốt theo tồn khung hình, sự kết hợp giữa các hình về nhịp điệu và nối liền các mảng. Các trục dọc, ngang được làm nổi bật bởi các đường thẳng kéo dài hơn, có hướng nhất định.

Hình 3.25. Chia mảng bố cục lớn- nhỏ 5.2. Cách điệu hình, tìm chi tiết:

Họa tiết được chọn là họa tiết trong tư liệu vốn cổ: hình ảnh chim lạc hồng, mặt trời, hoa và con dơi cách điệu. Kết hợp với các mảng cắt hình kết nối tạo ra các hình khác nhau, họa tiết chim lạc hồng được sắp xếp chạy dọc theo đường viền xung quanh và phần nền. Ở phần nền bên trong được trang trí theo quy luật hàng lối, tiếp tục sử dụng họa tiết chim lạc hồng. Họa tiết dơi được bố trí ở bốn góc của hình chữ nhật lớn.

Đối với hình trịn, họa tiết mặt trời sử dụng quy luật đối xứng trục, kết hợp đường viền nhưng vẫn có sự liên kết giữa hình và nền bởi các đường cắt (cong, thẳng), chia mảng.

33 Hình 3.26. Cách điệu hình, tìm chi tiết

5.3. Tìm độ đậm nhạt:

Điểm chính được đặt giữa nên độ sáng được tập trung ở tâm điểm, tương phản sáng tối được đẩy mạnh làm cho họa tiết chính được thật nổi bật.

Độ đậm nhạt của phần nền tiếp theo không quá sáng vì sẽ gây tranh chấp đối với phần họa tiết chính, nhưng độ tối thì rất cần thiết.

Đường viền và các mảng phụ được phối hợp độ sáng tối sao cho thấy được trục ngang, dọc của bố cục hình. Đối với đề tài trang trí thảm, phần đường viền được ưu tiên hơn, trong bài này phần trục ngang được tăng độ sáng tạo bố cục thay đổi.

34 Hình 3.27. Độ đậm nhạt của bố cục

5.4. Phối màu:

Gram màu cho bài sử dụng hòa sắc trầm, gram màu nóng và điểm nhấn tương phản về độ đậm nhạt. Màu đỏ, vàng được sử dụng nhiều cho thấy rõ tính truyền thống của họa tiết chủ đề. Với mảng chính (hình trịn) họa tiết mặt trời được phối màu có phần tươi sáng hơn, có sự kết hợp giữa các màu vàng, tím và hồng biến đổi nhiều ở độ đậm nhạt và có tách biệt lớn, tạo sự nổi bật.

Đối với phần đường viền và các mảng phụ màu sắc và sắc độ có phần êm ái hơn, khơng q chênh lệch về tương phản màu và độ đậm nhạt.

35 Hình 3.28. Phối màu bố cục

5.5. Ứng dụng phương pháp trang trí căn bản trong trang phục:

36 Hình 3.29B. Hình trịn trang trí ứng dụng trên trang phục

37 Hình 3.30B. Hình hoa lá trang trí ứng dụng trên trang phục

PHƯƠNG PHÁP TRANG TRÍ CĂN BẢN Lưu ý cần trong bài :

Về đường, nét: Các đường cong và đường thẳng được kết hợp đan xen, phối hợp hài hịa có sự thay đổi dài ngắn linh động, khỏe mạnh. Liên kết giữa hình trịn và các hình chữ nhật là rất cần thiết.

Về màu sắc: cần có sự tiết chế về các màu nhấn (đậm- nhạt, tươi- trầm) ở mảng đường viền và nền so với hình trịn chính, tránh sự tranh chấp giữa các mảng chính và phụ.

Về chủ đề vì họa tiết được chọn là các họa tiết lấy từ tư liệu vốn cổ nên các hình ảnh phụ, nền cũng cần có sự liên kết hợp lý khơng quá khác biệt về cách tạo hình.

* Bài tập:

Yêu cầu thực hiện:

38 25cm x 25cm. (Phác thảo 10cm x 10cm).

Thể hiện bài trang trí hình chữ nhật. Sử dụng họa tiết động vật. Kích thước 25cm x 35cm. (Phác thảo 10cm x 14cm). Sử dụng không q 5 màu

- Thể hiện bài trang trí hình hình trịn. Kích thước: Đường kính 25cm. Sử dụng họa tiết hoa lá. Màu: Khơng q 5 màu.

- Trình bày bài trên nền giấy khổ 40cm x 60cm. (Gồm phác thảo đen trắng, phác thảo màu, bài thể hiện).

Yêu cầu đạt được:

- Học viên trình bày được đặc điểm bố cục trang trí hình cơ bản và vận dụng được quy luật trang trí trong bài tập.

- Thực hiện được trình tự các bước tiến hành làm bài và thể hiện được bài tập theo đề bài, đạt yêu cầu về nội dung, thầm mỹ.

CÂU HỎI ÔN TẬP:

1/ Trình bày đặc điểm bố cục trang trí hình chữ nhật, hình trịn, hình vng? 2/ Trình bày phương pháp trang trí đường viền?

39

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trịnh Ngọc Lâm (Năm 1977), giáo tình Nghệ thuật trang trí - NXB Mỹ thuật; [2] Trần Cơng Phú (Năm 2012), Giáo trình Trang trí, Trường cao đẳng nhạc họa Trung Ương.

Một phần của tài liệu Giáo trình Trang trí cơ bản (Nghề: Thiết kế thời trang - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)