An toàn lao động và phòng chống độc hại với công nhân, môi trường

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng isome hóa (Trang 122 - 125)

Công nhân làm việc trong nhà máy phải được học tập các thao tác về phòng cháy chữa cháy, nắm được kiến thức về độc hại và bảo vệ môi trường.

Trong công việc đòi hỏi công nhân phải có tay nghề để tránh hiện tượng xảy ra rơi vãi, gây sự cố dẫn đến cháy nổ thiệt hại đến tính mạng và tài sản. Trong nhà máy người công nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành mọi qui tắc, nội quy trong nhà máy như: trong nhà máy cấm mọi hình thức dùng lửa, cấm va chạm gây ra tia lửa điện. Khi sửa chữa không dùng điện 220V mà chỉ dùng điện 120 V thắp sáng. Cấm dùng búa sắt, giày có đinh đi lại làm việc trong khu vực sản xuất.

Trong công tác bảo quản bể chứa đòi hỏi phải đuổi hết hơi xăng dầu ra khỏi bể mới được vào trong.

Công nhân làm việc trực tiếp phải được trang bị dụng cụ bảo hộ lao động như: ủng, mũ áo, găng tay, trong nhà máy chế biến dầu phải được tự động hoá để đảm bảo an toàn phòng chống cháy, tránh độc hại cho con người.

Trong nhà máy bơm xăng dầu nên trang bị các thiết bị phòng cháy tự động. xăng dầu là các hợp chất bay hơi nên cần phải cần xử lý hơi xăng dầu nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.

Người lao động cần phải được khám sức khoẻ định kỳ và phải có chế độ bồi dưỡng độc hại thích hợp với công việc.

Nguồn nước thải trong nhà máy phải được xử lý sạch các hợp chất có hại bằng các hệ thống sử lý nước thải rồi mới được thải ra ngoài tránh ô nhiễm môi trường và nguồn nước của dân cư lân cận nhà máy.

KẾT LUẬN

Quá trình isome hóa hiện nay tuy chưa được đề cập đến nhiều trong các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam. Song nếu nhìn nhận xa hơn trong tương lai, với mức độ sử dung nhiên liệu xăng như hiện nay, nhu cầu về xăng chất lượng cao, xăng không chì, thì ngoài Reforming xúc tác và Cracking xúc tác là hai quá trình chế biến chính thì quá trình isome hóa vẫn là một phương án đầy triển vọng.

Cùng với những bước đi đầu của ngành công nghệ chế biến dầu nước ta cùng với quá trình nghiên cứu những công trình chế biến trong công nghiệp, tích lũy kiến thức, hy vọng chúng ta sẽ xây dựng nên một ngành công nghiệp mũi nhọn cho đất nước.

Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đồ án, em xin gửi lời cảm ơn tới thầy giáo TS. Đào Quốc Tùy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đồ án Thiết kế phân xưởng isome hóa. Qua đồ án này em đã nắm được những lý thuyết chính của quá trình, nguyên tắc quan trọng trong thiết kế. Trong đồ án không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế nên em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2014 Sinh viên thực hiện Phan Thị Quỳnh Trang

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Lê Văn Hiếu. Công nghệ chế biến dầu mỏ. NXB Khoa học kỹ và thuật 2001.

2. PGS.TS. Đinh Thị Ngọ. Nguyễn Khánh Diệu Hồng. Hóa học dầu mỏ và khí. NXB Khoa học và kỹ thuật 2010.

3. Phạm Thanh Huyền. Nguyễn Hồng Liên. Công nghệ tổng hợp hữu cơ - hóa dầu. NXB Khoa học và kỹ thuật 2006.

4. Bộ môn nhiên liệu. Công nghệ chế biến dầu mỏ và khí ĐHBK 1983.

5. Bộ môn nhiên liệu. Tính toán các công nghệ chế biến dầu mỏ ĐHBK 1973. 6. Kiều Đình Kiểm – Các sản phẩm dầu mỏ và hoá dầu, 1999.

7. Khuất Minh Tú – Bài giảng an toàn lao động và bảo vệ môi trường. 8. ĐHBKHN, Sổ tay tóm tắt các đại lượng hoá lý, NXB ĐHBKHN , 1963

9. Hiệu đính: PTS. Trần Xoa. PTS. Nguyễn Trọng Khuông, KS. Lê Viên – Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất (tập 1). NXB KHKT - HN 1992.

10. Hiệu đính: PTS. Trần Xoa. PTS. Nguyễn Trọng Khuông, PTS. Phạm Xuân Toản - Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất (tập 2). NXB KHKT - HN 1982.

11. PGS. Ngô Bình - Cơ sở xây dựng nhà công nghiệp - ĐHBKHN - Bộ môn xây dựng công nghiệp - HN 1997.

12. Robert.A.Meyers - Hanbook of petroleum refining processes, second edition. 1986. 13. IFP - Hydrocacbon processing, November 1998.

14. Hydrocacborn Processing . November 2000 .trang 131-134 15. ApPlied CtalysisA .Vol 147 .1996 trang 145-147

Một phần của tài liệu Thiết kế phân xưởng isome hóa (Trang 122 - 125)