- Khuếch tán chấ tô nhiễm đã hòa tan từ bề mặt phân chia vào trong chất lỏng Trường
c- Giải pháp sinh thái học
3.2.3.2. Sử dụng công cụ kinh tế Một số công cụ kinh tế nhƣ:
Một số công cụ kinh tế nhƣ: * Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là một khoản thu của Ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp về việc sử dụng các dạng tài nguyên thiên nhiên trong q trình sản xuất. Mục đích của thuế tài ngun là
-Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên. - Hạn chế các tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng
- Tạo nguồn thu cho Ngân sách và điều hoà quyền lợi của các tầng lớp dân cư về việc sử dụng tài nguyên
Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế chủ yếu như thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản...
Cơ cấu tính thuế tài nguyên phải được thay đổi phù hợp với khả năng công nghệ của doanh nghiệp, phương thức quản lý của Nhà nước và điều kiện địa chất kỹ thuật của khu vực khai thác tài nguyên để bảo đảm có sự phân biệt đối với các doanh nghiệp hoặc hoạt động gây ra các tổn thất tài nguyên và suy thối mơi trường ở các mức độ khác nhau; nguyên tắc chung là: hoạt động càng gây nhiều tổn thất tài nguyên và suy thối mơi trường thì càng phải chịu thuế cao hơn. Việc xác định đúng đắn phương pháp tính thuế tài nguyên là rất quan trọng sẽ góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, kỹ thuật và năng lực quản lý nhằm làm giảm tổn thất tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không tái tạo.
Trong thực tế, khi áp dụng thuế tài nguyên người ta thường phân biệt tài nguyên thành hai loại theo mức độ xác định trữ lượng:
64
Loại tài nguyên đã xác định trữ lượng: thuế được tính sẽ dựa trên trữ lượng địa chất (hoặc trữ lượng công nghiệp) của loại tài nguyên mà doanh nghiệp được phép khai thác.
Loại tài nguyên chưa xác định trữ lượng hoặc xác định chưa chính xác trữ lượng: có thể sử dụng sản lượng khai thác làm cơ sở tính thuế trong khi chờ có các thăm dị địa chất về trữ lượng bổ sung.
Ngoài ra, thuế tài nguyên cũng phải được áp dụng từ từ từng bước để tránh làm mất cân bằng kinh tế; nên công bố thời hạn áp dụng và tăng thuế trước một thời gian đủ dài để giúp các doanh nghiệp có đủ thời gian thích ứng, đồng thời bù trừ lại bằng cách giảm bớt các thuế khác.
* Thuế/phí mơi trường
Thuế/phí mơi trường được sử dụng khá phổ biến tại các nước công nghiệp phát triển (OECD) từ hơn hai thập kỷ qua và đã bước đầu được áp dụng có kết quả ở các nước Châu á như Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Philippin...
Thuế/phí mơi trường là cơng cụ kinh tế nhằm đưa chi phí mơi trường vào giá sản phẩm theo ngun tắc “người gây ơ nhiễm phải trả tiền”. Thuế/phí mơi trường nhằm hai mục đích chủ yếu: khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho Ngân sách. Hiện tại ở nhiều nước, nguồn thu từ thuế môi trường được sử dụng cho Ngân sách chung của Chính phủ như các nguồn thu thuế khác; cịn nguồn thu từ phí mơi trường sẽ được dành riêng để chi cho các hoạt động bảo vệ môi trường như để thu gom xử lý phế thải, nước thải, khắc phục ô nhiễm, hỗ trợ các nạn nhân của ô nhiễm...
Trên thực tế, thuế/phí mơi trường được áp dụng dưới nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc mục tiêu và đối tượng ơ nhiễm như: thuế/phí đánh vào nguồn ơ nhiễm, thuế/phí đánh vào sản phẩm gây ơ nhiễm, phí đánh vào người sử dụng.
Thuế/phí đánh vào nguồn gây ơ nhiễm là loại thuế/phí đánh vào các chất gây ô nhiễm được thải vào môi trường nước (như BOD, COD, TSS, kim loại nặng...), khí quyển (như SO2, Cacbon, NOx, CFCs...), đất (như rác thải, phân bón...), hoặc gây tiếng ồn (như máy bay và các loại động cơ...), ảnh hưởng tới mơi trường xung quanh.
Thuế/phí đánh vào nguồn gây ơ nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượng (nồng độ) các chất gây ô nhiễm.
Thuế/phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm được áp dụng đối với những loại sản phẩm gây tác hại tới môi trường một khi chúng được sử dụng trong các quá trình sản xuất, tiêu dùng hay huỷ bỏ chúng. Loại phí này được áp dụng đối với các loại sản phẩm có chứa chất độc hại cho môi trường như kim loại nặng, PVC, CFCs, xăng pha chì, các nguyên liệu chứa cacbon và sulphat, pin/ắc quy có chứa chì, thuỷ ngân, các loại vỏ hộp, vỏ chai, giấy bao gói...
Phí đánh vào sản phẩm có thể được sử dụng thay cho phí gây ơ nhiễm nếu vì lý do nào đó, người ta khơng thể trực tiếp tính được phí đối với các chất gây ơ nhiễm. Loại phí này có thể đánh vào sản phẩm là nguyên liệu đầu vào, sản phẩm trung gian hay thành phẩm, tùy theo từng trường hợp.
Phí đánh vào sản phẩm được sử dụng rộng rãi ở các nước OECD dưới dạng phụ phí tính vào giá xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, bột tẩy giặt..
65
Phí đánh vào người sử dụng là tiền phải trả do được sử dụng các hệ thống dịch vụ công cộng xử lý và cải thiện chất lượng mơi trường như phí vệ sinh thành phố, phí thu gom và xử lý rác thải, nước thải, phí sử dụng nước sạch, phí sử dụng đường và bãi đỗ xe, phí sử dụng danh lam thắng cảnh, phí hành chính nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp phép, giám sát và quản lý hành chính đối với mơi trường...
Các khoản thu từ phí này được dùng để góp phần thiết lập hệ thống kiểm sốt, xử lý ơ nhiễm cơng cộng, bù đắp chi phí bảo đảm cho hoạt động của các hệ thống đó. Đối tượng thu là các cá nhân hay tổ chức trực tiếp sử dụng các hệ thống dịch vụ môi trường công cộng.
Nói chung, mức phí phải tương ứng với chi phí của loại dịch vụ mơi trường được sử dụng. Phí đánh vào người sử dụng cịn nhằm mục đích hạn chế việc sử dụng quá mức các dịch vụ mơi trường.
+ Một số vấn đề áp dụng thuế/phí mơi trường trong thực tế
Thuế mơi trường có thể đánh lên một đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm hoặc chính đơn vị ơ nhiễm ấy. Về mặt lý thuyết, thuế suất phải đúng bằng chi phí ngoại ứng cận biên của ô nhiễm mà trong thực tế chi phí này lại khơng như nhau đối với các doanh nghiệp và các vùng lãnh thổ khác nhau. Vì vậy, Nhà nước thường đặt ra một mức thuế suất chung, trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ có những phản ứng cụ thể riêng biệt và thích hợp.
Vấn đề cần quan tâm hơn cả là tác động của thuế mơi trường đối với việc cải thiện tình trạng môi trường và công bằng xã hội; thực sự ai là người gánh chịu mức thuế đó? Có hợp lý hay không?
Rõ ràng sức điều tiết về mặt mơi trường và tính cơng bằng của thuế phụ thuộc rất nhiều vào hệ số co dãn của cung và cầu. Vấn đề đặt ra là: Nhà sản xuất phải trả thuế mơi trường do q trình sử dụng và gây ô nhiễm của họ là công bằng nhưng người tiêu dùng cũng phải gánh tiếp một phần thuế do giá tăng thì có cơng bằng khơng?
Câu trả lời là, về mặt ngun tắc, tính cơng bằng vẫn bảo đảm. Vì nhà sản xuất chỉ cung cấp hàng hố khi có cầu của người tiêu dùng, nên người tiêu dùng phải chịu một phần trách nhiệm trong sự cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Thuế mơi trường phát ra những tín hiệu giá cả đúng đắn cho cả người sản xuất và tiêu dùng, khiến cho họ nhận thức được ảnh hưởng của các giá trị môi trường và tạo một động lực thường xuyên thúc đẩy họ chuyển sang sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm ít tác động đến mơi trường hơn.
Khi cung cầu hầu như không co dãn, sức điều tiết về mặt môi trường của thuế rất yếu. Ngược lại, nếu cung cầu co dãn quá mạnh thuế mơi trường có thể dẫn đến những tổn thất vơ ích cho q trình tăng trưởng kinh tế.
Nếu thuế được áp dụng căn cứ vào mức sản lượng đầu ra thì việc thực hiện và tổ chức thu thuế tương đối đơn giản. Tuy vậy việc đánh thuế đơn giản theo sản lượng đầu ra sẽ khơng có sự phân biệt giữa những đơn vị sản phẩm được sản xuất bởi công nghệ sạch và những đơn vị sản phẩm được sản xuất bởi công nghệ không sạch.
Việc đánh thuế theo sản lượng đầu ra cũng khơng tạo được động cơ khuyến khích các doanh nghiệp tích cực sản xuất sạch hơn hoặc xử lý chất thải. Vì thế, cách đánh thuế/phí căn cứ vào số lượng chất thải thực tế sẽ có hiệu quả rõ ràng hơn về mặt môi trường.
66
Giấy phép môi trường thường được áp dụng cho các tài ngun mơi trường khó có thể quy định quyền sở hữu và vì thế thường bị sử dụng bừa bãi như khơng khí, đại dương. Công cụ này được áp dụng ở một số nước, ví dụ giấy phép (quota) khai thác cá ngừ và sử dụng nước ở Australia, giấy phép ô nhiễm khơng khí ở Mỹ, Anh và một số nước thành viên của OECD như Canađa, Đức, Thuỵ Điển. Giấy phép xả thải có thể mua bán được (Tradeable Emission Permit) là khái niệm chỉ loại thị trường trong đó hàng hố là các giấy phép thải khí hoặc nước thải, người bán là các đơn vị sở hữu giấy phép và người mua là các đơn vị cần giấy phép để xả thải.
Thị trường này vận hành theo quy luật cung cầu như các thị trường thơng thường nhưng lại có đặc điểm gần giống thị trường chứng khoán ở chỗ giao dịch các chứng chỉ, các giấy phép mang một giá trị nhất định với giá cả được định đoạt theo chủ quan, kỳ vọng và dự báo của các bên tham gia giao dịch.
Nguyên lý cơ bản của thị trường giấy phép thải (hay thị trường môi trường) là việc đặt ra giới hạn tối đa về lượng khí thải hoặc nước thải nào đó ở mức thống nhất với chỉ tiêu
môi trường tại một vùng hay khu vực cụ thể.
Một khi tổng lượng thải cho phép thấp hơn lượng thải mà các đơn vị hoạt động trong vùng muốn thải thì sẽ tạo nên sự khan hiếm về quyền được thải và làm cho nó có giá ở thị trường.
Để thực hiện công cụ này, trước hết Nhà nước phải xác định mức sử dụng môi trường chấp nhận được để trên cơ sở đó phát hành giấy phép. Việc này khơng đơn giản và cũng địi hỏi chi phí thực hiện khá lớn.
Sau khi quy định mức thải tối đa trong vùng, có thể phát khơng giấy phép cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn dựa trên một số căn cứ nào đó hoặc tổ chức bán đấu giá. Cách thực hiện được nhiều người tán thành nhất là phân phối giấy phép dựa vào mức độ ô nhiễm hoặc hiện trạng tác động mơi trường của từng doanh nghiệp, nói cách khác là thừa kế quyền được thải quá khứ.
Khi đã có giấy phép, các doanh nghiệp tự do giao dịch, mua đi bán lại số giấy phép đó; giá giấy phép trên thị trường sẽ điều tiết nhu cầu trong phạm vi tổng hạn mức.
Ưu điểm đáng kể nhất của loại cơng cụ này là sự kết hợp giữa tín hiệu giá cả và hạn mức ô nhiễm. So với các loại thuế môi trường hay phí ơ nhiễm thì thị trường giấy phép mang tính chắc chắn, bảo đảm hơn về kết quả đạt mục tiêu mơi trường vì dù giao dịch mua bán như thế nào thì tổng lượng giấy phép vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát ở số phát hành ban đầu.
Mặt khác, công cụ giấy phép linh hoạt ở chỗ nó cho phép các doanh nghiệp lựa chọn các phương án mua thêm giấy phép để tiếp tục thải hay tìm cách cải thiện hiện trạng, giảm thải xuống mức cho phép. Hơn nữa, quyền được bán giấy phép với giá được xác định bởi cầu của thị trường cịn tạo ra động cơ khuyến khích các doanh nghiệp giảm thải nhiều hơn để có thể bán các giấy phép thừa ra đó. Đây là xuất phát cho các cải tiến về cơng nghệ, kỹ thuật có lợi cho mơi trường.
Tuy có những ưu điểm như vậy nhưng thị trường giấy phép vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do các nhà mơi trường và cơng chúng nói chung chưa quen với khái niệm “quyền
67
được thải” nên khó chấp nhận việc các doanh nghiệp có giấy phép thải khí hay nước thải vào mơi trường.
Các nhà quản lý thì cho rằng việc kinh doanh giấy phép thải phức tạp, khó kiểm sốt hơn so với việc thu thuế hay phí mơi trường quen thuộc, đã có sẵn bộ máy hành chính tài chính để thực hiện. Hơn nữa, việc quan trắc môi trường, theo dõi mức độ ô nhiễm hoặc thành quả môi trường tại các doanh nghiệp theo các chỉ tiêu đề ra trong chương trình giấy phép cũng được coi là vấn đề khó khăn, phức tạp.
Kinh nghiệm của một số nước cho thấy cơng cụ giấy phép thích hợp cho việc áp dụng trong một số điều kiện nhất định như sau:
+ Chất ơ nhiễm cần kiểm sốt thải ra từ nhiều nguồn khác nhau nhưng gây tác động mơi trường tương tự nhau (ví dụ các nhà máy điện cùng thải SO2 góp phần vào nguy cơ chung của nạn mưa axit).
+ Có sự chênh lệch lớn trong chi phí giảm thải của các doanh nghiệp do nhiều yếu tố (cơng nghệ, tuổi thọ máy móc, thiết bị, quản lý ...)
+ Số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường với tư cách là người mua và người bán giấy phép phải tương đối lớn để tạo được một thị trường mang tính cạnh tranh và năng động.
* Hệ thống đặt cọc - hoàn trả
Đặt cọc - hoàn trả được sử dụng trong hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách quy định các đối tượng tiêu dùng các sản phẩm có khả năng gây ơ nhiễm môi trường phải trả thêm một khoản tiền (đặt cọc) khi mua hàng, nhằm bảo đảm cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem sản phẩm đó (hoặc phần cịn lại của sản phẩm đó) trả lại cho các đơn vị thu gom phế thải hoặc tới những địa điểm đã quy định để tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy theo cách an tồn đối với mơi trường. Nếu thực hiện đúng, người tiêu dùng sẽ được nhận lại khoản đặt cọc do các tổ chức thu gom hoàn trả lại.
Đặt cọc - hoàn trả được coi là một trong những “ứng cử viên” sáng giá cho các chính sách nhằm giúp nền kinh tế thoát khỏi chu trình sản xuất tuyến tính (khai khống → ngun liệu thơ → sản phẩm → phế thải) và hướng tới chu trình tuần hồn trong đó các tài ngun được tái chế, tái sử dụng tới mức tối đa có thể được.
Phạm vi sử dụng các hệ thống đặt cọc - hoàn trả bao gồm:
- Các sản phẩm mà khi sử dụng có khả năng gây ơ nhiễm mơi trường nhưng có thể xử lý tái chế hoặc tái sử dụng
- Các sản phẩm làm tăng lượng chất thải, cần các bãi thải có quy mơ lớn và tốn nhiều chi phí tiêu huỷ
- Các sản phẩm chứa chất độc, gây khó khăn đặc biệt cho việc xử lý; nếu tiêu huỷ không đúng cách sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ con người.
Hệ thống đặt cọc - hoàn trả tỏ ra đặc biệt thích hợp với việc quản lý các chất thải rắn. Các quốc gia thuộc tổ chức OECD đã áp dụng khá thành công hệ thống đặt cọc - hoàn trả đối với các sản phẩm đồ uống, bia, rượu (đựng trong vỏ chai nhựa hoặc thuỷ tinh) mang lại hiệu quả cao cho việc thu gom các phế thải.
Hiện nay các nước này đã và đang mở rộng việc áp dụng hệ thống đặt cọc - hoàn trả sang các lĩnh vực khác như vỏ tàu, ô tô cũ, dầu nhớt, ắc quy có chứa chì, thuỷ ngân,
68
cadimi; vỏ chai đựng thuốc trừ sâu, các đồ điện gia dụng như máy thu hình, tủ lạnh, điều hồ khơng khí...
Nhiều nước trong khu vực Đơng á như Hàn Quốc, Đài Loan cũng đã có thành cơng