Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ quản lý trường phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang (Trang 32)

1.3. Trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trong hệ thống giáo dục

1.3.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ quản lý trường phổ thông

dân tộc nội trú

1.3.4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng

Hiệu trưởng trường PTDTNT thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quản lý nhà trường theo Luật giáo dục, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học, đồng thời thực hiện quản lý nhà trường theo các văn bản quy định riêng đối với trường PTDTNT.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng được quy định tại Điều 19, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học như sau:

Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường; xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó, đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước.

Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác

nhận hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thơng có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh; quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường; chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường.

Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên mơn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật [9, tr.6].

1.3.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng

Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công; cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao; thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền.

Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật [9, tr.11].

Ngoài các nhiệm vụ quy định trong Điều lệ trường trung học (2011), hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường PTDTNT cịn có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Nắm vững chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT quy định tại Điều 3 của Quy chế này; Tích cực tìm hiểu văn hóa, ngơn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương; Tổ chức thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục phù hợp với học sinh PTDTNT; Phối hợp với chính quyền, các cơ quan đồn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong việc quản lí, ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe học sinh; Được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giáo dục, chăm sóc học sinh PTDTNT và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước [10, tr. 7].

1.3.5. Chính sách ưu tiên đối với trường phổ thơng dân tộc nội trú

giáo viên, nhân viên và ngân sách để đảm bảo thực hiện chương trình, nội dung giáo dục và các nội dung giáo dục đặc thù, việc dạy học, chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục học sinh.

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường PTDTNT được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bổ sung chính sách ưu tiên của địa phương đối với trường PTDTNT (nếu có), Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định việc hỗ trợ về đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, kinh phí cho giáo viên, học sinh và các hoạt động giáo dục của nhà trường (nếu có) [10, tr. 6]

1.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng phổ thông dân tộc nội trú trong giai đoạn hiện nay trong giai đoạn hiện nay

1.4.1. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú bảo đảm yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng trú bảo đảm yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng

Quyết định số 711/QĐ - TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020” đã khẳng định: “Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” [32, tr.1].

Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15-6-2004 của Ban Bí thư (khóa IX) về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nêu rõ “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn

hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [2, tr.2].

Thơng báo số 242-TB/TW - Kết luận của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, trong đó xác định “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” [3, tr.3].

Nghị quyết Đại hội XI xác định đổi mới giáo dục theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”, trong đó “đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [15, tr.4-5].

Do vậy nội dung công tác phát triển đội ngũ CBQL phải đảm bảo đồng thời về quy mô, cơ cấu và chất lượng của đội ngũ CBQL.

- Phát triển về quy mơ: Đó là việc đảm bảo tăng về số lượng, mục tiêu

phát triển đội ngũ CBQL về quy mơ là nhằm duy trì số lượng cán bộ quản lý đảm bảo đủ theo quy định.

- Về cơ cấu: Đảm bảo sự cân đối, hợp lý, hài hịa về độ tuổi, giới tính,

thành phần dân tộc, các bộ môn trong chuyên ngành, giáo viên có xuất thân từ các vùng miền,…

- Về chất lượng: Trong từ điển Tiếng Việt, chất lượng là “cái tạo nên chất, giá trị của một con người, sự vật, hiện tượng”.

Theo quan điểm của các nhà giáo dục học Việt Nam, chất lượng là cái tạo nên phẩm chất giá trị một con người với tư cách một nhân cách, một chủ thể có trình độ phát triển về phẩm chất, năng lực. Cụ thể hơn, chất lượng từng CBQL thể hiện bởi trình độ, phẩm chất, năng lực và các mối quan hệ xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động quản lý cụ thể.

Công tác phát triển đội ngũ CBQL cần chú trọng đến cơ cấu cân đối trong tập thể cán bộ lãnh đạo quản lý. Chất lượng mỗi cán bộ quản lý thể hiện bởi trình độ, phẩm chất, năng lực của họ; đồng thời CBQL thông qua hệ thống quản lý nhà trường có hiệu quả sẽ thể hiện được rõ chất lượng của hệ thống giáo dục.

Như vậy, phát triển đội ngũ CBQL là nâng cao chất lượng từng cá nhân người CBQL, song song với đó là sự phát triển về chất lượng, số lượng và cơ cấu đối với đội ngũ CBQL; quy mô, cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ là các vấn đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau trong việc bảo đảm cho phát triển đội ngũ CBQL vững mạnh và toàn diện.

1.4.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thơng dân tộc nội trú phù hợp với tính dân tộc địa phương

Tuyên Quang là tỉnh có 22 dân tộc cùng sinh sống, đời sống văn hóa xã hội giao lưu, đa dạng, phong phú, nhiều giá trị văn hóa đang được bảo tồn và phát huy như văn hóa cồng chiêng, sử thi, dân ca, dân vũ,… Khơng chỉ có nền văn hóa lễ hội truyền thống của các dân tộc bản địa mà cịn có sự du nhập nền văn hóa lễ hội của các dân tộc thiểu số phía các tỉnh miền núi phía bắc và nền văn hóa của người dân tộc Kinh với đủ sắc thái ba miền Bắc – Trung - Nam. Tất cả đều được giữ gìn và phát triển, hịa quyện trong q trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc như: Lễ hội cúng đầu mùa, lễ cầu mưa, lễ mừng lúa chín, lễ cơm mới lễ về nhà mới, lễ cưới của đồng bào dân tộc dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông...

Những đặc điểm nổi bật trong quan hệ dân cư - dân tộc ở tỉnh Tuyên Quang ảnh hưởng lớn đến q trình xây dựng mơi trường văn hóa cộng đồng ở cơ sở. Tình trạng phân bố dân cư xen kẽ mang tính tự phát làm cho đời sống văn hóa đa dạng và phức tạp. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc và sự đa dạng về tín ngưỡng, phong tục tập quán và truyền thống văn hóa tạo nên những chênh lệch về văn hóa, đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

Vì vậy, mỗi CBQL trường PTDTNT cần phải hiểu rõ các phong tục tập quán của đồng bào dân tộc, từ đó có ý thức bảo tồn di sản văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14/01/2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc cũng đã nhấn mạnh: “Đảm bảo việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết, bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc”. “Tiếng nói, chữ viết và truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc được đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường phổ thơng, trường PTDTNT, PTDTBT, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng,...phù hợp với địa bàn vùng dân tộc” [13, tr.5]

1.4.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú đảm bảo gắn liền với mục tiêu kinh tế - xã hội trú đảm bảo gắn liền với mục tiêu kinh tế - xã hội

Tỉnh Tuyên Quang là một trong những tỉnh kinh tế còn chậm phát triển so với cả nước (tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 vẫn còn chiếm 9,3%). Tình hình phát triển kinh tế - xã hội đang gặp nhiều khó khăn, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hoá mấy năm gần đây đã có sự chuyển biến, tuy nhiên tốc độ so với cả nước vẫn chậm, kết cấu hạ tầng đang từng bước được xây dựng nhưng chưa đáp ứng được sự phát triển so với yêu cầu của tỉnh. Về hệ thống giáo dục trong thời gian qua đã có những bước phát triển mới; cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy bước đầu được đầu tư, tuy nhiên vẫn còn chưa đồng bộ và thiếu tính bền vững; đội ngũ CBQL giữa người Kinh và số cán bộ quản lý là người DTTS vẫn cịn sự chênh lệch về trình độ, sự chênh lệch giữa huyện vùng sâu, vùng xa với các huyện liền kề với thành phố… đây cũng là một trong những khó khăn, thách thức rất lớn đối với cơng tác quản lý giáo dục của tỉnh.

Do vậy để phát triển đội ngũ CBQL các trường PTDTNT phải cụ thể hóa theo các đối tượng, gắn mục tiêu giáo dục với hoạt động thực tiễn địa phương, phân định rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm của người Hiệu trưởng; có chính sách thu hút những người được đào tạo chuyên môn và năng lực quản lý giỏi về công tác; làm tốt công tác luân chuyển, điều động, biệt phái CBQL bảo đảm hợp lý, cân đối giữa các trường trong tỉnh. Từng bước phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBQL tại chỗ, kết hợp với việc phát huy vai trị tích cực của các già làng, người có uy tín cao trong cộng đồng. CBQL là người địa phương, họ là những người am hiểu rõ phong tục tập qn, tâm lý, tín ngưỡng, ngơn ngữ của đồng bào dân tộc, gắn bó với họ hàng, bà con quê hương, họ là những người có ưu thế lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục, vận động và tổ chức đồng bào trong công tác huy động học sinh dân tộc đến lớp, đóng góp tích cực cho việc phát triển giáo dục vùng dân tộc hiệu quả và bền vững.

1.4.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường phổ thông dân tộc nội trú theo hướng đổi mới và phát triển giáo dục phổ thông trú theo hướng đổi mới và phát triển giáo dục phổ thông

người học giữ vai trò trung tâm trong hoạt động giáo dục của nhà trường; đồng thời đề cao trong mối quan hệ giữa lợi ích của người học với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển cộng đồng, xã hội. Từ đó xác định rõ nội dung giáo dục cần phải sáng tạo, đảm bảo theo nhu cầu người học. Phương pháp giáo dục là sự tương tác, hợp tác giữa người dạy và người học.

Hình thức tổ chức trong giáo dục phải đảm bao tính đa dạng, linh hoạt phù hợp xu thế hiện đại của nền kinh tế tri thức nhằm tạo ra được hình thức cho người học tự lựa chọn cách học đảm bảo khoa học, hiệu quả nhất. Phải đổi mới trong phương pháp đánh giá kết quả học tập trong nhà trường để thật sự có những kết quả chính xác về kiến thức, kỹ năng và thái độ người học.

Thực hiện có hiệu quả triết lý “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người và học suốt đời”

Như vậy, thông qua các hoạt động đổi mới từ khâu dạy và học, đổi mới hình thức dạy, đổi mới phương pháp kiểm tra đanh giá người học, nếu thực hiện tốt được các khâu trên, việc phát triển đổi ngũ CBQL ngành giáo dục nói chung và các trường PTDTNT nói riêng khơng chỉ đảm bảo theo yêu cầu phát triển giáo dục phổ thơng hiện đại mà cịn là xu thế tất yếu giáo dục hiện đại trên thế giới.

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển đội ngũ cán bộ quản

lý trường phổ thông dân tộc nội trú

Giáo dục PTDTNT là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân nên trong quá trình phát triển luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong thực tế, khơng thể tính tốn hết tất cả các yếu tố ảnh hưởng mà chỉ xem xét, tính tốn một số yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến q trình phát triển của giáo dục đào tạo nói chung, đến việc phát triển đội ngũ quản lý giáo dục nói riêng, trong đó có đội ngũ CBQL các trường PTDTNT. Mặt khác mỗi địa phương, vùng miền lại có những điều kiện, hồn cảnh khác nhau tạo ra những yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau tác động, ảnh hưởng đến cơng tác phát triển đội ngũ CBQL. Có thể có các yếu tố sau:

1.5.1. Các yếu tố về kinh tế - xã hội

tổng sản phẩm xã hội, phân phối xã hội và thu nhập của dân cư, việc làm và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý tại các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang (Trang 32)