Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc giảng dạy một số nội dung hóa đại cương trung học phổ thông (Trang 25)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.6. Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm

* Bước 1: Lập bảng phân phối tần suất, tần suất luỹ tích.

Bảng 3.9. Bảng phân phối tần suất luỹ tích các bài kiểm tra

TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1 0,00 1,11 0,00 0,00 0,00 0,00 2 0,00 2,22 0,00 1,69 0,00 0,00 3 2,25 8,89 1,69 5,08 1,12 1,69 4 6,74 16,67 4,49 12,99 2,81 6,21 5 22,47 32,22 16,29 27,12 14,61 19,21 6 44,94 52,22 31,46 46,33 26,97 33,90 7 68,54 70,00 55,62 66,67 52,81 58,76 8 79,77 84,44 76,97 82,49 72,47 76,27 9 92,13 94,44 90,45 93,79 88,20 90,40 10 100 100 100 100 100 100

*Bước 2: Vẽ đồ thị đường luỹ tích theo bảng phân phối tần suất luỹ tích. Đồ thị 3.1: Đường luỹ tích bài kiểm tra 45 phút chương: Tốc độ phản ứng và

cân bằng hoá học

ĐIỂM BÀI KIỂM TRA 45

PHÚT : CHƯƠNG TỐC ĐỘ PHẢN

ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC

BÀI KIỂM TRA 15 PHÚT : BÀI LUYỆN TẬP AXÍT,

BAZƠ VÀ MUỐI

BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT : CHƯƠNG

0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN DC

Đồ thị 3.2: Đường luỹ tích bài kiểm tra 15 phút bài: Luyện tập Axít, bazơ

và muối 0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN DC

Đồ thị 3.3: Đường luỹ tích bài kiểm tra 45 phút chương: Sự điện li

0 20 40 60 80 100 120 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN DC

Nhận xét : Dựa trên kết quả TN sư phạm cho thấy chất lượng học tập của HS

-Tỉ lệ phần trăm (%) HS yếu kém, trung bình của khối TN ln thấp hơn của khối ĐC (thể hiện qua biểu đồ hình cột).

-Tỉ lệ phần trăm (%) HS khá, giỏi của khối TN luôn cao hơn của khối ĐC (thể hiện qua biểu đồ hình cột).Chứng tỏ HS ở lớp TN sau khi học xong bài thi hiểu bài và vận dụng kiến thức để giải bài tập tốt hơn lớp ĐC.

- Đồ thị đường luỹ tích của khối TN ln nằm ở phía bên phải và phía dưới đường luỹ tích của khối ĐC (thể hiện qua đồ thị đường luỹ tích). Điều này chứng tỏ số HS có điểm xi trở xuống của các lớp TN ln ít hơn các lớp ĐC. Nói cách khác, số HS có điểm kiểm tra cao hơn thường hiện diện nhiều hơn trong các lớp TN. Đây cũng là một bằng chứng khách quan về tác động tích cực của phương pháp được áp dụng.

- Điểm trung bình cộng của HS khối TN cao hơn khối ĐC ( bảng 3.3;bảng 3.5; bảng 3.7).

*Bước 3: Tính các tham số đặc trưng thống kê

Bảng 3.10: Giá trị của các tham số đặc trưng

Bài kiểm tra

Các tham số đặc trưng X S V(%) ĐC TN ĐC TN ĐC TN Chương : Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học 6,38 6,83 1,71 1,67 26,80 24,45 Bài: Luyện tập Axít, bazơ và muối

6,64 7,23 1,72 1,65 25,90 22,82

Chương: Sự điện li 7,14 7,41 1,62 1,57 22,69 21,19

Nhận xét:

- Trung bình cộng điểm kiểm tra của các lớp TN luôn cao hơn các lớp ĐC từng đơi một. Trong khi đó, độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của các lớp TN nhỏ hơn của các lớp ĐC (bảng 3.3;bảng 3.5; bảng 3.7). Như vậy, việc sử phương pháp dạy học hóa học tích cực đã góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS thông qua điểm và xếp loại chất lượng các bài kiểm tra của các lớp TN cao hơn so với các lớp ĐC.

- Độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của các lớp TN nhỏ hơn các lớp ĐC chứng tỏ ở các lớp TN, các số liệu tập trung quanh giá trị trung bình cộng tốt hơn, chất lượng bộ số liệu tốt hơn. Điều này cho phép nhận xét rằng chất lượng bài kiểm tra của các lớp TN khơng những cao hơn mà cịn đồng đều hơn và bền vững hơn các lớp ĐC.

- Hệ số biến thiên (V) của lớp TN và ĐC < 30% vậy kết quả thu được là đáng tin cậy. Hệ số biến thiên V của lớp TN luôn nhỏ hơn của lớp ĐC chứng tỏ mức độ phân tán điểm của HS lớp ĐC rộng hơn của lớp TN, chất lượng của lớp TN đồng đều hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận.

Chúng tôi đã thử nghiệm giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới việc nâng cao tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc giảng dạy các nội dung hố đại cương chương trình nâng cao trung học phổ thơng và có một số kết luận sau

1. Nghiên cứu cơ sở lý luận phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy hóa học nhằm phát huy tính tính cực, khả năng tư duy hóa học cho HS lớp 10, lớp 11- nâng cao.

2. Thiết kế được 3 giáo án theo phương pháp dạy học tích cực thuộc chương Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học, chương Sự điện li. Lựa chọn và xây dựng được 3 đề kiểm tra(2 đề 1 tiết, 1 đề 15 phút) thuộc nội dung chương thực nghiệm nhằm kiểm tra tính hiệu quả của đề tài.

3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 2 trường THPT ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và trao đổi với GV bước đầu cho phép kết luận: khi tiến hành nghiên cứu lí thuyết mới, luyện tập, ôn tập kiến thức cũ theo PPDHTC thì HS phải làm việc nhiều hơn, chủ động hơn, tích cực hơn và phải biết hợp tác với các thành viên trong nhóm để giải quyết vấn đề trong học tập.

4. Tiến hành kiểm tra sau bài nghiên cứu lí thuyết mới hay bài luyện tập để kiểm tra mức độ hiểu bài và vận dụng kiến thức của HS. Cụ thể chúng tôi đã tiến hành kiểm tra 12 lớp (6 lớp thực nghiệm, 6 lớp đối chứng) và chấm gần 530 bài kiểm tra. Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp chúng tơi có thêm tư liệu giảng dạy, nâng cao kiến thức chuyên môn và đặc biệt là phương pháp dạy học. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục thiết kế bài học theo phương pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học ở các chương và khối lớp khác.

2. Khuyến nghị.

Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học mơn hóa học trong Trường THPT, chúng tơi xin có một số kiến nghị sau:

1. Đảm bảo trang bị hoàn chỉnh thiết bị thí nghiệm Hóa học ở các trường phổ thơng, phân bố 30-35 HS/lớp, tạo điều kiện thuận lợi để GV đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với xu hướng dạy học hiện đại và đảm bảo HS có điều kiện học tập cá nhân tốt, hoạt động nhóm có hiệu quả, phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động và hợp tác của HS trong học tập.

2. GV cần phải thay đổi các bài giảng của mình theo hướng dạy học tích cực, hỗ trợ HS tự học, tự nghiên cứu, chủ động trong học tập và chú ý rèn luyện khả năng suy luận logic, phát triển dần tư duy hoá học, rèn luyện trí thơng minh cho HS; đồng thời dạy và rèn luyện cho HS những kỹ năng xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc giảng dạy một số nội dung hóa đại cương trung học phổ thông (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)