Chƣơng 1 : TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Mối quan hệ giữa biểu tượng nghệ thuật trong việc xác định chủ đề
tư tưởng của tác phẩm văn chương
1.2.1. Vai trò của biểu tượng nghệ thuật trong việc xác định chủ đề tư tưởng của tác phẩm văn chương tưởng của tác phẩm văn chương
Tác phẩm văn học là một chỉnh thể thẩm mĩ, gồm hai mặt thống nhất chặt chẽ với nhau là nội dung và hình thức.
Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù triết học nói lên mối quan hệ phổ biến của mọi đối tượng. Tác phẩm văn học cũng chịu sự qui định của cặp phạm trù này. Nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học là hai mặt không thể chia tách, tồn tại song song, tác động qua lại với nhau, có cái này phải có cái kia. Nội dung muốn tồn tại phải có hình thức, nếu khơng có hình thức thì nội dung khơng tồn tại. Hình thức đã chuyển hố vào nội dung.
Hình thức chỉ có ý nghĩa khi hướng tới nhiệm vụ biểu hiện một nội dung nào đó. Nếu khơng hướng tới nội dung thì sự tồn tại của hình thức là vơ nghĩa. Nội dung đã chuyển hố vào hình thức.
Như vậy nội dung và hình thức ln chuyển hố vào nhau, khơng có cái nào là thuần khiết, rất khó để tách bạch. Việc chúng ta phân chia cái này thuộc về nội dung hay cái kia thuộc về hình thức chỉ để chúng ta dễ dàng tìm hiểu tác phẩm văn học. Thực chất trong nội dung đã chứa đựng hình thức và ngược lại trong hình thức đã có nội dung.
Chủ đề tư tưởng được coi là nội dung và biểu tượng nghệ thuật là hình thức của tác phẩm văn chương. Như vậy có thể thấy biểu tượng có nhiệm vụ biểu hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Có những tác phẩm tác giả chỉ tập trung xây dựng một biểu tượng nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Nhưng có những tác phẩm tác giả lại xây dựng ở trong đó rất nhiều biểu tượng nghệ thuật và các biểu tượng này đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong việc biểu hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Điều quan trọng với độc giả khi bắt gặp những tác phẩm có nhiều biểu tượng thì phải tìm hiểu mối quan hệ của các biểu tượng nghệ thuật ấy là gì. Bởi dù có nhiều biểu tượng nghệ thuật thì những biểu tượng này khơng thể tách rời mà phải nằm trong một chỉnh thể thống nhất, cùng tập trung để xây dựng lên hình tượng nghệ thuật trung tâm và hướng đến thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.
Đặc trưng cơ bản nhất của ngơn ngữ văn học là tính hình tượng. Mọi yếu tố trong tác phẩm đều tập trung cho việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. Biểu tượng nghệ thuật cũng là một yếu tố góp phần xây dựng hình tượng nghệ thuật. Biểu tượng cùng với rất nhiều các yếu tố khác trong tác phẩm đều làm rõ nét thêm cho hình tượng nghệ thuật. Biểu tượng nghệ thuật sẽ làm phong phú thêm, chính xác thêm cho hình tượng nghệ thuật, bổ sung cái đẹp cho tác phẩm. Từ hình tượng nghệ thuật người đọc dễ dàng nhận ra chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Biểu tượng nghệ thuật là điểm sáng thẩm mĩ trong tác phẩm cho nên các nhà văn sẽ rất dụng cơng để xây dựng. Vì vậy biểu tượng nghệ thuật sẽ là yếu tố thể hiện, khái quát hoá chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Người đọc tìm và phát hiện được biểu tượng nghệ thuật sẽ tìm ra được chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
1. 2.2. Chủ đề tư tưởng định hướng việc lựa chọn biểu tưởng nghệ thuật
Như trên đã nói chủ đề tư tưởng là linh hồn, hạt nhân của tác phẩm, là kết tinh của những cảm nhận, suy nghĩ về cuộc đời của nhà văn. Khi đặt bút viết tác phẩm điều nhà văn xác định đầu tiên là đề tài. Đề tài là phạm vi hiện thực mà nhà văn chọn lựa và miêu tả, thể hiện tạo thành chất liệu của thế giới hình tượng trong tác phẩm đồng thời là cơ sở để từ đó nhà văn đặt ra những vấn đề mà mình quan tâm. Đề tài là một vấn đề rộng lớn, có rất nhiều tác giả giống nhau về đề tài. Trong cùng một đề tài mỗi nhà văn sẽ giới hạn cho mình một phạm vi của đời sống. Phạm vi đời sống ấy chính là chủ đề mà tác giả lựa chọn được và thể hiện trong tác phẩm. Chủ đề là sự thống nhất hữu cơ giữa hiện thực khách quan và tư tưởng chủ quan của nhà văn. Lựa chọn phạm vi đời sống phù hợp với tư tưởng của nhà văn là nhà văn đã tìm ra được chủ đề mình tâm đắc nhất. Việc lựa chọn được chủ đề thích hợp với phong cách nghệ thuật, với vốn sống, với sở trường của nhà văn sẽ là những yếu tố làm nên thành công cho tác phẩm.
Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tác phẩm văn chương thì nội dung là yếu tố quan trọng, quyết định, nó là cái có trước chỉ đạo. Qua ý thức của người sáng tạo, từ ngữ được coi là phương tiện để chuyển tải nội dung tư tưởng. Cái quan trọng nhất là chủ đề tư tưởng. Sau khi chọn đề tài cho tác phẩm nhà văn sẽ tìm kiếm cho mình lối viết phù hợp để chuyển tải chủ đề tư tưởng mà mình quan tâm, trăn trở. Chủ đề tư tưởng sẽ dẫn đường để nhà văn tìm ra những hình thức nghệ thuật phù hợp. Trong đó biểu tượng nghệ thuật cũng phải là yếu tố đầu tiên phải phù hợp với chủ đề. Biểu tượng nghệ thuật phải tập trung thể hiện được chủ đề thì mới được chọn làm biểu tượng nghệ thuật cho tác phẩm.
Chương 2: BIỂU TƯỢNG BÓNG TỐI VÀ BIỂU TƯỢNG ÁNH SÁNG VÀ CÁCH THỨC HƯỚNG DẪN HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG CỦA TÁC PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM
Thạch Lam sinh ra ở Hà Nội nhưng cuộc đời lại gắn bó nhiều với phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương. Nhất là những năm tháng tuổi thơ, lúc cả gia đình Thạch Lam chuyển về quê mẹ sống nên Thạch Lam rất nặng lòng với vùng đất nơi đây. Như để trả món nợ ân tình đó trong hàng loạt các sáng tác của mình Thạch Lam đã đưa hình bóng phố huyện Cẩm Giàng trở thành không gian của truyện.
Tác phẩm “ Hai đứa trẻ” cũng là bức tranh về phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương. Câu chuyện mà Thạch Lam kể như một hồi ức của tuổi thơ được vọng về từ quá khứ, từ những năm tháng khơng bao giờ phai nhạt trong kí ức của nhà văn.
“Hai đứa trẻ” rút trong tập “Nắng trong vườn” là truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam. “Có người u Cơ hàng xén, có người mê Dưới bóng hồng lan, lại có người từng cho Sợi tóc là tuyệt tác của Thạch Lam. Nhưng cùng với thời gian, càng ngày người ta càng thấy ngôi vị ấy xứng đáng với Hai đứa trẻ hơn” (Nguyễn Đăng Mạnh). Điều ấy cũng được chứng minh qua
rất nhiều lần thay đổi về sách giáo khoa tác phẩm “ Hai đứa trẻ” vẫn được chọn làm tác phẩm giảng dạy trong chương trình phổ thơng. Và với đọc giả gần xa mỗi lần nhắc tới Thạch Lam người đọc vẫn nhắc tới “Hai đứa trẻ” như một niềm yêu mến tự nhiên., một sự lôi cuốn rất nhẹ nhàng nhưng không thể dứt ra được.
“Hai đứa trẻ” là một tác phẩm có cốt truyện đơn giản. Câu chuyện chỉ xoay quanh việc kể về hai đứa trẻ sinh ra ở Hà Nội nhưng vì gia cảnh sa sút phải về phố huyện trông nom một cửa hàng tạp hố nhỏ xíu cho mẹ. Hằng
ngày, chúng thức để đợi xem một chuyến tàu đêm đi qua rồi mới đi ngủ. Cốt truyện đơn giản chỉ có vậy, đơn giản tới mức gần như khơng có cốt truyện. Có lẽ đây sẽ là câu chuyện dễ tóm tắt nhất trong văn học, bởi trong truyện khơng một tình huống, một chi tiết nào gay cấn, cũng khơng có nhiều sự kiện xảy ra với nhân vật. Nhưng điều đặc biệt là “Hai đứa trẻ” vẫn chinh phục được đọc giả nhiều thế hệ. Điều đó làm cho rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học có sự quan tâm đặc biệt đối với tác phẩm.
Tác phẩm “Hai đứa trẻ” được đặt trong không gian phố huyện, một không gian quen thuộc, đặc trưng trong truyện ngắn của Thạch Lam. Không gian truyện của Thạch Lam không đặc biệt như không gian truyện trong “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố, một không gian bị sự hối thúc của bởi tiếng tù và thúc sưu, thúc thuế hay không gian tù túng, ngột ngạt trong sáng tác của Nam Cao mà là không gian thường nhật, không gian của cuộc sống bình dị. Đó là một khơng gian đan xen giữa nông thôn và thành thị, quê và tỉnh. Nơi đó đằng sau là ruộng đồng, luỹ tre, dịng sơng còn đằng trước lại là phố huyện với hơi hướng thị thành. Đặc biệt gắn với phố huyện là chợ huyện và ga xép của tuyến đường sắt nối Hải Phòng và Hà Nội. Đây cũng là tuyến đường sắt nổi tiếng một thời, mang lại sự thông thương, giao lưu về kinh tế, văn hố giữa các tỉnh có tuyến đường sắt đi qua. Ga xép Cẩm Giàng cũng đã được Thạch Lam nhắc đến trong nhiều tác phẩm. Bởi có lẽ đó là hình ảnh in dấu sâu đậm trong tâm trí Thạch Lam về những tháng ngày tuổi thơ.