Bảng mô tả nhân khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt của thân nhân có bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tâm thần thành phố hồ chí minh (Trang 46)

Đặc điểm Số lƣợng Tỉ lệ % Tổng Giới tính Nam 64 64.0 Nữ 36 36.0 Nhóm tuổi Thanh niên (18 – 25 t) 3 3.0 Trưởng thành (26 – 40 t) 26 26.0 Trung niên(41 – 60t) 60 60.0 Tuổi già (> 60 t) 11 11.0 Dân tộc Kinh 90 90.0 Khác 10 10.0 Tôn giáo Phật giáo 9 9.0 Thiên chúa 3 3.0 Không 88 88.0 Khác 0 0.0 Nơi cư trú Nội thành 74 74.0 Ngoại thành 20 20.0 Tỉnh 6 6.0 Trình độ học vấn

Biết đọc/biết viết 25 25.0

Cấp 1 11 11.0 Cấp 2 20 20.0 Cấp 3 27 27.0 Trung cấp – Cao đẳng 17 17.0 Nghề nghiệp LĐ trí óc 15 15.0 LĐ chân tay 23 23.0

LĐ tự do 31 31.0

Kinh doanh buôn bán 14 14.0

Nội trợ 6 6.0 Hưu trí 11 11.0 Tình trạng hơn nhân Độc thân 16 16.0 Có vợ/chồng 73 73.0 Ly hơn/ly thân/góa 11 11.0 Khác 0 0.0 Thu nhập Dưới 5 triệu VNĐ 36 36.0 Từ 5- dưới 10 triệu VND 48 48.0 Từ 10- dưới 15 triệu VND 14 14.0 Từ 15-dưới 20 triệu VND 2 2.0 Từ 20 triệu VND trở lên 0 0.0

2.2. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu

Chúng tơi chọn Bệnh viện Tâm thần Thành Phố Hồ Chí Minh để tiến hành phát phiếu và thu thập số liệu cho nghiên cứu này với số lượng khách thể là 100 thân nhân bệnh nhân

Bệnh viện Tâm Thần Thành phố Hồ Chí Minh có tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán được xây dựng vào năm 1862, tuy nhiên từ năm 1904 bệnh viện mới bắt đầu có khu điều trị tâm trí. Đặc biệt sau tháng 4 năm 1975 Trung Tâm đã liên tục phát triển về các mặt cơ sở, chuyên môn và nhân sự để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần ngày càng tăng trong nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh [2]

Hiện nay là Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành cao nhất về Tâm thần tại TP.HCM với gần 400 nhân viên đảm nhận các nhiệm vụ: - Phòng chống, phát hiện và quản lý điều trị tất cả rối loạn tâm thần cho hơn 8 triệu dân TP.HCM. - Thực hiện các giám định chuyên khoa tâm thần theo yêu cầu của các cơ quan chức năng. - Đào tạo và bồi dưỡng chuyên khoa Tâm thần ở mọi mức độ cho sinh viên y khoa, bác sĩ đa khoa, v.v… - Hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu về bệnh Tâm thần. - Hoạt động nghiên cứu khoa học thường niên. Cơ cấu tổ chức các phịng ban gồm: Cơ sở chính tại 766 Võ văn Kiệt Quận

5gồm - 2 khoa nội trú: dành cho bệnh nhân nam và nữ, mỗi khoa có 50 giường. - Khoa Khám ngoại trú người lớn: Điều trị ngoại trú các rối loạn tâm thần ở người lớn. - Phòng khám ngoại trú trẻ em: Điều trị ngoại trú các rối loạn tâm lý và tâm thần ở trẻ em. - Phòng Kế hoạch tổng hợp: Phụ trách khối nội trú và hoạt động của 24 Phòng khám tâm thần quận huyện cũng như mạng lưới chăm sóc tâm thần cộng đồng ở 317 Trạm y tế phường xã. - Khu Cận lâm sàng: thực hiện các xét nghiệm như điện não đồ, điện tâm đồ, phân tích các chất ma túy trong nước tiểu, đo nồng độ các loại thuốc điều trị bệnh tâm thần và động kinh trong máu, v.v… - Khoa Tâm lý Y học: Khám và điều trị tâm lý, thực hiện nhiều loại trắc nghiệm tâm lý khác nhau phục vụ công tác chẩn đốn và điều trị như trắc nghiệm chỉ số trí tuệ, trắc nghiệm nhân cách, các thang đánh giá diễn tiến và mức độ nặng các loại rối loạn tâm thần khác nhau, v.v… cũng như nghiên cứu phát triển và ứng dụng các phương pháp điều trị tâm lý trong việc điều trị bệnh tâm thần.cơ sở 2 tại Xã Phạm Văn Hai – Bình Chánh gồm 5 khoa nội trú hiện đang điều trị cho khoảng 500 bệnh nhân nội trú

2.3 Chọn mẫu điều tra

Tiêu chuẩn chọn mẫu khi xây dựng đề tài và lựa chọn khách thể là những thân nhân có bệnh nhân tới khám hoặc đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Thành Phố Hồ Chí Minh

Tiêu chí lựa chọn:

- Thân nhân có bệnh nhân được bác sĩ chẩn đốn lâm sàng là bệnh tâm thần phân liệt theo tiêu chẩn chẩn đoán

- Thân nhân từ 18 tuổi và đồng ý tham gia vào nghiên cứu

2.4 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp này sẽ hệ thống lại toàn bộ cơ sở lý thuyết về tâm thần phân liệt, nhận thức và đồng thời tìm hiểu các nghiên cứu đã có về tâm thần phân liệt, nhận thức của cộng đồng về tâm thần phân liệt, nhận thức của thân nhân, người chăm sóc bệnh nhân về tâm thần phân liệt bằng việc tham khảo các cơng trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chun ngành trong và ngoài nước

2.4.2 Điều tra bằng bảng hỏi

Bảng hỏi được tiến hành trong nghiên cứu gốm hai phần chính. Phần thứ nhất là phần nhân khẩu nhằm thu thập thơng tin về: Tên, tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân...vv. Phần thứ hai tập trung vào tìm hiểu về nhận thức bệnh tâm thần phân liệt về các mặt - Nhận thức về các triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt

- Nhận thức về nguyên nhân bệnh tâm thần phân liệt

- Nhận thức về cách ứng phó khi có người thân bệnh tâm thần phân liệt

Bảng hỏi được xây dựng dựa trên những câu hỏi có nguồn gốc từ bảng hỏi: Danh mục phỏng vấn mơ hình giải thích (explanatory Model Interview Catalogue – EMIC của Weiss et al. 1992). Thang đo đã được biến đổi theo mơ hình bảng hỏi Likert và đã được thích ứng và kiểm tra độ tin cậy trong luận văn thạc sĩ của Giang Ngọc Thụy Vy (năm 2015) nghiên cứu về “nhận

thức của người bệnh trầm cảm về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị rối loạn này” với kết quả độ tin cậy lần lượt là:

- Bảng câu hỏi các triệu chứng Tâm thần phân liệt: Về tổng thể thì thang này được chứng minh có độ tin cậy cao (α= 0.97) và các thang phụ cũng có độ tin cậy từ trung bình đến cao (α =0.62 – α =0.87)

- Bảng hỏi về nguyên nhân Tâm thần phân liệt: thang này nhìn chung có độ tin cậy cao (α = 0.94) và các thang phụ cũng có độ tin cậy từ trung bình đến cao (α = 0.66 – 0.90)

- Bảng câu hỏi liên quan đến cách giải quyết và tìm kiếm sự trợ giúp: Thang này có độ tin cậy cao(α = 0.90) và các thang phụ cũng có độ tin cậy từ trung bình đến cao (α = 0.72 – 0.93).[15]

2.4.3 Phương pháp thống kê toán học

Phương pháp này sử dụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý thông tin và các kết quả thu được từ bảng khảo sát

CHƢƠNG 3

KẾT QỦA NGHIÊN CỨU

3.1 Thực trạng nhận thức của ngƣời thân bệnh nhân về bệnh tâm thần phân liệt

Trong chương này chúng tơi sẽ trình bày kết quả thu được từ việc khảo sát các thân nhân có bệnh nhân mắc chứng tâm thần phân liệt nhận thức về bệnh này ở các khía cạnh khác nhau như: khả năng nhận biết về bệnh tâm thần phân liệt của người thân, khả năng nhận biết các triệu chứng tâm thần phân liệt, năng lực nhận biết các nguyên nhân, và cuối cùng đó là nhận thức về cách tìm kiếm sự trợ giúp khi có người thân bị bệnh tâm thần phân liệt.

3.1.1 Khả năng nhận diện bệnh tâm thần phân liệt của thân nhân

Để tìm hiểu khả năng nhận biết vấn đề mà người thân của mình đang gặp phải với câu hỏi “vấn đề mà người thân của bạn đang gặp phải là gì” kết quả khảo sát cho thấy đa số thân nhân của bệnh nhân đều đưa ra được tên gọi cho vấn đề của bệnh nhân. Cụ thể khi chúng tôi đưa ra câu hỏi với các phương án lựa chọn lần lượt là: 1. Bệnh thần kinh, 2 Hưng cảm, 3 Rối loạn hành vi, 4 Động kinh, 5 Trầm cảm , 6 Tâm thần phân liệt, 7 Khơng biết. Có tới 97 khách thể có thể gọi tên vấn đề của người thân đang gặp phải( chiếm 97%) chỉ có 3 khách thể (chiếm 3 %) không thể gọi được tên vấn đề mà người thân đang gặp phải

Tuy nhiên không phải thân nhân nào cũng có thể gọi tên chính xác được bệnh của người thân mình đang gặp phải. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1: Tên vấn đề ngƣời thân đang gặp phải

Tên vấn đề Số lƣợng Tỷ lệ %

Tâm thần phân liệt 40 40,0

Bệnh thần kinh 39 39,0 Rối loạn hành vi 7 7,0 Động kinh 6 6,0 Hưng cảm 3 3,0 Không biết 3 3,0 Trầm cảm 2 2,0 Tổng 100 100,0

Dựa vào bảng số liệu 3.1 có thể thấy rằng đa số thân nhân của người bệnh có thể gọi tên được vấn đề nhưng để gọi tên chính xác vấn đề mà người thân của mình đang gặp phải thì với tỷ lệ không cao chỉ chiếm tỷ lệ 40% số lượng khách thể được khảo sát. bên cạnh đó một số lượng lớn khách thể khảo sát nghĩ rằng vấn đề của người thân mình đang gặp phải là bệnh thần kinh chiếm tỷ lệ 39%. Số còn lại lần lượt gọi tên vấn đề của người thân mình đang gặp phải lần lượt là: Động kinh 6%, Rối loạn hành vi 7%, Hưng cảm 3%, Trầm cảm là 2% cịn khơng biết chiếm tỷ lệ là 3%

Như vậy chúng ta có thể nhận xét rằng tỷ lệ những thân nhân có thể nhận diện chính xác vấn đề của người thân mình đang gặp phải chỉ ở mức trung bình chỉ 40 người chiếm 41,2% trong tổng số 97% khách thể trả lời.

3.1.2 Khả năng nhận biết các triệu chứng bệnh tâm thần phân liệt của thân nhân người bệnh thân nhân người bệnh

Trong phần này chúng tôi muốn kiểm tra xem khả năng nhận diện các triệu chứng điển hình của bệnh tâm thần phân liệt của các thân nhân bệnh nhân.Có thể nói triệu chứng là một trong những dấu hiệu quan trong để thân nhân ngưởi bệnh nhận ra và kịp thời đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để bệnh nhân được can thiệp kịp thời, các triệu chứng được biểu hiện thông quá các chức năng của cơ thể như: Giấc ngủ, cảm xúc, tư duy ..vv.làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Để kiểm tra khả năng nhận diện của thân nhân bệnh nhân thì chúng tơi đưa ra 18 triệu chứng khác nhau bao gồm: Mất khả năng phán đoán và nhận thức, đa nghi và ý tưởng bị hại, thu rút xã hội và thụ động, vơ cảm, kích động,hoang tưởng, ảo giác,tư duy trừu tượng khó khăn, căng thẳng, lo âu, trầm cảm, vận động chậm chạp, nội dung tư duy khác thường, chú ý kém, khó kiểm sốt xung động, ý tưởng tự cao,cảm xúc khơng ổn định, thu rút cảm xúc với các mức độ khác nhau từ 0 - 4 Hiếm, Đôi khi, Thường xun, Ln ln. Sau khi kiểm định thì có kết quả như bảng sau.

Bảng 3.2: Mức độ nhận diện các triệu chứng

Triệu chứng M SD

1. Mất khả năng phán đoán và nhận thức 1,940 0,763

2. Đa nghi và có ý tưởng bị hại 2,190 0,787

3. Thu rút xã hội, thụ động 1,940 0,952

4. Vô cảm 1,660 0,855

5. Kích động 2,210 0,686

6. Hoang tưởng 2,320 0,709

7. Ảo giác 1,960 0,634

8. Tư duy trừu tượng khó khăn 1,880 0,795

9. Căng thẳng 2,160 0,677

10. Lo âu 2,130 0,677

11. Trầm cảm 1.710 0.729

12. Vận động chậm chạp 1,980 0,995

13. Nội dung tư duy khác thường 2,180 0,821

14. Chú ý kém 2,160 0,884

15. Khó kiểm sốt xung động (hành vi) 2,020 0,829

16. Ý tưởng tự cao 1,850 0,796

17. Cảm xúc không ổn định 2,180 0,770

18. Thu rút cảm xúc 1,640 0,798

Qua kết quả cho thấy triệu chứng được nhiều thân nhân người bệnh lựa chọn nhất đó chính là triệu chứng Hoang tưởng (M=2.32, SD=0,70), tiếp theo đó là triệu chứng kích động (M=2,21, SD= 0,68), thứ ba đó là triệu chứng Đa nghi và ý tưởng bị hại (M=2,19, SD=0,78) tiếp theo lần lượt các triệu chứng là: Nội dung tư duy khác thường( M=2,18,SD=0,82), Cảm xúc không ổn định (M=2.18,SD=0,77), Chú ý kém (M=2,16,SD=0,88), Căng thẳng (M=2,16,SD=0,67),Lo âu (M=2,13,SD=0,67)

3.1.3. Khả năng nhận biết các nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt

Để tìm hiểu khả năng nhận diện các nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt của các thân nhân bệnh nhân thì chúng tơi đặt ra câu hỏi: “theo bạn nguyên nhân nào có thể gây ra bệnh tâm thần phân liệt. Sau khi thu thập câu trả lời chúng tôi tiến hành xử lý định tính và thu được kết quả như bảng sau đây.

Bảng 3.3: Nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt

Nguyên nhân N=100

Số lƣợng Tỉ lệ

Do chấn thương cơ thể hoặc sang chấn tâm lý

64 64%

Do di truyền 61 61%

Do stress ở người mẹ 49 49%

Do lạm dụng thuốc/chất gây nghiện 49 49%

Do mang thai và tai biến sản khoa 46 46%

Do ý trời/phật/chúa 30 30% Do bùa phép 29 29% Do ma/quỷ 28 28% Do ma/quỷ 28 28% Do mất cân bẳng các chất dẫn truyền thần kinh 27 27% Do mất cân bẳng các chất dẫn truyền thần kinh 27 27% Do cơ chế sinh học 21 21% Gặp quả báo 21 21% Do chế độ ăn uống 16 16%

Theo kết quả phân tích số liệu chúng ta có thể thấy tỉ lệ được chọn cao nhất thuộc về nguyên nhân có nguồn gốc Chấn thương cơ thể hoặc sang chấn tâm lý

(những trường hợp gặp những sang chấn tâm lý mạnh như: Tang chế, đổ vỡ trong các mỗi quan hệ, mất việc làm, thiên tai, chấn thương sọ não..vv), thứ hai là nguyên nhân thuộc về Di truyền (61%), tiếp theo là các nguyên nhân Do lạm dụng thuốc/chất gây nghiện (49%), Do stress ở người mẹ (49%), Do mang thai và tai biến sản khoa (46%), Do mất cân bẳng các chất dẫn truyền thần kinh (27%).

Kết quả khảo sát nhận thức của thân nhân về nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần phân liệt là khá tốt, tuy nhiên bên cạch đó thì những ngun nhân liên quan đến các yếu tố tâm linh cũng được các thân nhân lựa chọn với những tỉ lệ tương đối cao. Do ý trời/phật/chúa (30%), Do bùa phép (29%), Do ma/quỷ

(28%), Do ma/quỷ (28%), Gặp quả báo,(21%). đều này chúng tôi sẽ liên hệ xem nó có ảnh hưởng đến sự lựa chọn cách trợ giúp hay không.

3.1.4. Khả năng nhận biết cách tìm kiếm sự trợ giúp

Để tìm hiểu khả năng tìm kiếm cách giải quyết và trợ giúp đối với những vấn đề bệnh nhân đang gặp phải thì chúng tơi đã hỏi thân nhân người bệnh “theo bạn thì người thân và bệnh nhân nên làm gì để trợ giúp và điều trị bệnh tâm thần phân liệt và kết quả thu được như bảng dưới đây.

Bảng 3.4: Mức độ nhận thức tìm kiếm sự trợ giúp

Giải pháp N=100

Số lƣợng Tỉ lệ

Đến khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần

73 73%

Đến khám ở bệnh viện 61 61%

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ 55 55%

Tham gia các hoạt động xã hội

(đồn thể, câu lạc bộ, nhà văn hóa...)

55 55%

Tham gia trị liệu tâm lý 54 54%

Gia tăng một số hoạt động 52 52%

Luyện tập cách ứng phó với căng thẳng

50 50%

Cải thiện hoàn cảnh sống 50 50%

Thay đổi một số hành vi khơng có lợi

(lạm dụng chất gây nghiện / thu rút / khơng tiếp xúc với người khác…)

48 48%

Tìm người thân thiết để chia sẻ 45 45%

Đến gặp chuyên viên Tâm lý 45 45%

Ăn uống lành mạnh hơn 35 35%

Đi chùa hoặc đến đền thờ hay nhà thờ 34 34%

Luyện tập kỹ thuật thư giãn 31 31%

Cầu nguyện 27 27%

Tìm lời khun liên quan tâm linh hoặc tơn giáo

Kết quả cho thấy đa số các phương pháp trợ giúp mà các thân nhân bệnh nhận lựa chọn hàng đầu để giải quyết vấn đề tâm thần phân liệt đều là các nhóm thuộc về hóa dược như: Đến khám bác sĩ chuyên khoa Tâm thần (73%), Đến khám ở bệnh viện (61%), Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ (55%), tiếp theo là các trợ giúp thuộc về trợ giúp về tâm lý – xã hội như: Tham gia các hoạt động xã hơi (đồn thể câu lạc bộ, nhà văn hóa)

(55%),tham gia trị liệu tâm lý (54%), luyện tập cách ứng phó với căng

thẳng....vv và cuối cùng là các trợ giúp thuộc về tâm linh: Đi chùa hoặc đến đền thờ hay nhà thờ(34%), Tìm lời khuyên liên quan tâm linh hoặc tôn giáo (20%), Cầu nguyện (27%).

Kết quả cho thấy có sự tương đồng phù hơp về nhận thức về nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt của thân nhân có bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tâm thần thành phố hồ chí minh (Trang 46)