3.3 .Phương pháp thu thập và xử lí dữ liệu
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.5.2. Về mặt định lượng
3.5.2.1. Phân tích kết quả điểm số thơng qua bài kiểm tra của HS
Trong quá trình tham gia HĐTN thì kết quả điểm số các em HS đạt được rất khả quan, điều đó thể hiện thái độ học tập tích cực, hứng thú của các em khi tham gia HĐTN.
Dựa trên kết quả xử lý số liệu TNSP cho thấy kết quả của nhóm TN thường cao hơn nhóm ĐC được thể hiện:
- Qua đồ thị ta thấy tỉ lệ phần trăm HS giỏi ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, cịn tỉ lệ HS trung bình, khá của lớp TN thấp hơn lớp ĐC.
- Đồ thị đường lũy tích của lớp TN ln nằm phía dưới và bên phải của lớp ĐC. Điều này thể hiện kết quả học tập của lớp TN đã tốt hơn lớp ĐC.
- Điểm trung bình các bài kiểm tra lớp TN cao hơn lớp ĐC
- Hệ số biến thiên (V%) đều nhỏ hơn 30% cho thấy độ dao động đáng tin cậy. Giá trị VT N < VĐC cho thấy kết quả lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC
- Qua phép kiểm chứng T – test độc lập p < 0,05 cho thấy sự chênh lệch của điểm trung bình các bài kiểm tra sau thực nghiệm của lớp TN và lớp ĐC khơng có khả năng xảy ra ngẫu nhiên.
- Kết quả mức độ ảnh hưởng ES lần 1 là 1.09 chứng tỏ tác động của nghiên cứu đã tác động rất lớn đến việc phát triển NLHT của HS; lần 2 là 0.76 chứng tỏ tác động của nghiên cứu đã tác động trung bình đến việc phát triển NLHT của HS
3.5.2.2. Phân tích kết quả đánh giá sự phát triển NLHT của HS qua bảng kiểm quan sát và phiếu tự đánh giá
Việc tiến hành đánh giá NLHT của HS chúng tôi tiến hành ở 2 lớp thực nghiệm ở thời điểm trước và sau khi tham gia thực nghiệm. Kết quả được đánh giá như sau:
- Qua bảng 3.10, biểu đồ 3.5 các tiêu chí mà chúng tơi đánh giá trong q trình rèn luyện NLHT của các HS lớp sau TN và trước TN đều tăng dần, thể hiện biểu đồ so sánh các tiêu chí lớp sau TN cao hơn trước TN như vậy có sự phát triển NLHT trong quá trình dạy học.
- Qua bảng 3.11 số lượng và phần trăm từng tiêu chí do GV đánh giá NLHT của HS tôi thấy: Sau khi TN số lượng và % các tiêu chí ở mức độ đạt trở lên đều cao hơn trước khi thực nghiệm; ở từng tiêu chí số HS chưa đạt giảm so với trước khi thực nghiệm. Như vậy thấy có sự phát triển NLHT khi xét cụ thể từng tiêu chí.
- Bảng 3.12 kết quả từng tiêu chí của 10 HS lớp thực nghiệm tôi thấy mức độ đạt được của NLHT trước và sau thực nghiệm có sự tăng rõ rệt như: HS1 trước TN mức độ Đạt và TN đạt mức độ Tốt; HS 2,3,4,8,9 trước TN mức độ Đạt và sau TN mức độ Đạt nhưng cao hơn; HS 6,7 9 trước TN mức độ chưa đạt và sau TN mức độ Đạt; HS 5, 10 trước TN mức độ chưa đạt và sau TN mức độ chưa đạt nhưng cao hơn.
- Qua bảng 3.12 và biểu đồ 3.6 HS tự đánh giá NLHT sau TN và trước TN cho thấy HS cũng tự nhận thấy sau TN so trước TN có sự tăng rõ rệt về kết quả của các tiêu chí phát triển năng lực.
- Tuy nhiên mức độ tăng của các tiêu chí khơng đồng đều: Các TC1 (Xác định nhiệm vụ cần thực hiện), TC5 (Xác định vị trí và nhiệm vụ của bản thân), TC6 (Thực hiện nhiệm vụ được giao) có sự chênh lệch phát triển hơn hẳn giữa trước và sau TN. Kết quả này cho thấy qua sự rèn luyện bằng cách tham gia hoạt động nhóm các em HS có sự phát triển trưởng thành hơn về khả năng đoàn kết hợp tác phối hợp
với nhau; đồng thời tham gia hoạt động nhóm giúp các em có cơ hội thể hiện mình hơn; khẳng định mình hơn.
TC9 (đánh giá mức độ đạt được) tiêu chí ít tiến bộ hơn cả do HS chưa quen với sự đánh giá lẫn nhau và tiêu chí này cịn có sự chi phối của tình cảm cá nhân.