Mục đích của q trình thực nghiệm đó là tìm ra điều kiện tối ưu để xác định hàm lượng asen trong cá phù hợp với điều kiện phịng thí nghiệm nhằm đạt được độ nhạy, độ chính xác cao nhất. Để đạt được mục đích trên, chúng tơi áp dụng các điều kiện tối ưu đã được khảo sát trong các tài liệu, các thông số tối ưu của máy đã được cài đặt để xác định As và tiến hành khảo sát lưạ chọn hỗn hợp dung mơi dùng để vơ cơ hóa mẫu.
Các thơng số tối ưu của máy: Thời gian bơm mẫu : 20 giây Khe đo : 0.7nm
Thể tích bơm mẫu : 10ml Tốc độ bơm khí 2 lít /phút
Bước sóng tối ưu max: 193.7 nm
Loại Bunner : 10cm
Chiều cao Bunner : 5 – 6mm Cường độ đèn HCL : 60 – 80 Imax Khoảng tuyến tính 1- 20µg/ml. Cách tiến hành đo mật độ quang
- Đặt các điều kiện và thông số máy đo theo yêu cầu cần thiết. - Cho máy chạy để ổn định đường nền, để ổn định trong 30 phút
- Mở khơng khí và nén khí axetylen, chỉnh đúng tốc độ yêu cầu cho việc đo mỗi nguyên tố như trong bảng trên, bật ngọn lửa đèn khí.
- Kiểm tra lại tất cả các điều kiện đo lại một lần nữa cho đúng.
- Tiến hành đo phổ của nguyên tố cần phân tích lần lượt theo các mẫu đã chuẩn bị sẵn như sau :
+ Đo mẫu trắng
+ Đo các dung dịch chuẩn C1, C2, C3..... + Đo mẫu phân tích Cx
Mỗi mẫu đo 2 lần để lấy giá trị trung bình .
Qua tham khảo tài liệu [11, 15] cho thấy việc phân tích xác định As trong cá biển bằng phương pháp AAS chịu ảnh hưởng không đáng kể của các ion kim loại khác như : Zn2+
, Cu2+, Pb2+,Fe2+....nên trong đề tài này chúng tôi bỏ qua ảnh hưởng của các yếu tố này. Đối với việc phân tích hàm lượng As trong mẫu cá biển tôi tiến hành lựa chọn phương pháp vơ cơ hố ướt cho q trình vơ cơ hóa mẫu. Khi thực hiện q trinh vơ cơ hóa mẫu chúng tơi tiến hành kiểm tra hàm lượng Asen trong hóa chất sử dụng và khảo sát hỗn hợp dung mơi vơ cơ hóa mẫu.
2.4.2. Kiểm tra nồng độ As trong axit sử dụng
Trong đề tài này ta thực hiện phá mẫu theo phương pháp vơ cơ hóa ướt nên trong q trình phá mẫu ta sẽ sử dụng một lượng axit tương đối nhiều vì thế rất dễ làm nhiễm bẩn mẫu, đặc biệt là có thể đưa thêm chất phân tích vào mẫu thật làm ảnh hưởng tới kết quả phân tích. Việc xác định hàm lượng As trong axit sử dụng để giúp ta loại trừ được ảnh hưởng này.
1ml HClO4 đồng thời cho vào bình khác hỗn hợp axit gồm 10ml HNO3 đđ, 2ml H2SO4 đđ,1ml HClO4 đun tới cạn, hòa tan cặn thu được trong HNO3 2%. Sau đó định mức bằng nước cất 2 lần tới vạch 50ml, rồi đem đo trên máy quang phổ hấp thụ AAS.
2.4.3. Khảo sát hỗn hợp dung mơi sử dụng để vơ cơ hóa mẫu
Do trong cá biển chứa lượng asen vô cơ và hữu cơ rất phức tạp nên khi vơ cơ hóa mẫu để khơng bị mất chất phân tích cần tuân theo một quá trình xử lý nghiêm ngặt.
Cần lựa chọn được hỗn hợp axit thích hợp để đưa vào mẫu để tránh đưa nhiều chất bẩn vào mẫu, giảm thời gian đun mẫu, tiết kiệm chi phí, và phù hợp với phương pháp phân tích để cho kết quả phân tích tốt nhất.
Qua tham khảo một số tài liệu chúng tôi tiến hành lựa chọn 2 hỗn hợp dung môi để phân hủy mẫu.
Quy trình khảo sát tiến hành phân hủy mẫu bằng 2 hỗn hợp dung môi đã được sử dụng để phân hủy mẫu cá trong các đề tài phân tích sau khi thu được kết quả sẽ chọn hỗn hợp tối ưu.
Phân hủy mẫu với hỗn hợp axit 1:15ml HCl đđ, 5ml HNO3 đđ, 1ml HClO4
Cân chính xác 5g mẫu cá biển xay nhuyễn cho bình Kendan thêm hỗn hợp axit 1:15ml HCl đđ, 5ml HNO3 đđ, 1ml HClO4 đậy kín bình cho vào tủ hút 10-12 h sau đó lắp hệ dụng cụ rồi đun trên bếp điện, điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, đun đến khi thu được cặn ẩm (cặn 1) để nguội thêm nước cất tiếp tục đun cạn, lặp lại q trình này 3 lần sau đó hịa tan cặn ẩm (cặn 2) bằng 10ml HNO3 2%, lọc bỏ cặn cho vào bình định mức 50ml rồi thêm nước cất tới vạch thu được dung dịch phân tích. Tiến hành trên 2 mẫu cá khác nhau và tiến hành đo mẫu bằng máy AAS với các thông số đã chọn.
Phân hủy mẫu với hỗn hợp axit 2 : 10ml HNO3 đđ, 2ml H2SO4 đđ,
1ml HClO4
Cân chính xác 5g mẫu cá biển xay nhuyễn cho bình Kendan thêm hỗn hợp axit 2: 10ml HNO3 đđ, 2ml H2SO4 đđ,1ml HClO4 đậy kín bình cho vào tủ hút 10-12 h sau đó lắp hệ dụng cụ rồi đun trên bếp điện, điều chỉnh nhiệt độ vừa phải, đun đến
khi thu được cặn ẩm (cặn 1) để nguội thêm nước cất tiếp tục đun cạn, lặp lại q trình này 3 lần sau đó hịa tan cặn ẩm (cặn 2) bằng 10ml HNO3 2%, lọc bỏ cặn cho vào bình định mức 50ml rồi thêm nước cất tới vạch thu được dung dịch phân tích. Tiến hành trên 2 mẫu cá khác nhau và tiến hành đo mẫu bằng máy AAS với các thông số đã chọn.
2.5. Xây dựng phƣơng trình đƣờng chuẩn [11]
Các bước tiến hành thí nghiệm theo như quy trình và các thơng số tối ưu đã tham khảo được kiệt kê trong mục 2.4.1. Tiến hành đo lập đường chuẩn của 4 mẫu với nồng độ As đã biết chính xác, tăng dần và nằm trong khoảng tuyến tính. Xây dựng đường chuẩn D = f(C) và tìm dạng phương trình đường thẳng.
2.6. Xác định hiệu suất thu hồi của phƣơng pháp [6, 8]
Để xác định hiệu suất thu hồi của phương pháp, chúng tôi tiến hành phân tích trên một số mẫu giả với nồng độ ban đầu của Asđã biết chính xác, quy trình xử lý mẫu và các điều kiện tối ưu được chọn như ở mục 2.4.1. Đo mật độ quang ở giá trị
max, dựa vào phương trình đường chuẩn, tính hiệu suất thu hồi.
2.7. Đánh giá sai số thống kê của phƣơng pháp [6, 8]
Để đánh giá sai số thống kê, chúng tơi tiến hành vơ cơ hóa mẫu theo quy trình phân tích với các điều kiện tối ưu đã chọn ở mục 2.4.1. trên 5 mẫu giả, mỗi mẫu 5 lần với nồng độ ban đầu của As đã biết chính xác.
2.8. Xây dựng quy trình phân tích
Trên cơ sở nghiên cứu các điều kiện tối ưu của phương pháp xác định hàm lượng asen đã xét ở trên, chúng tơi tiến hành xây dựng quy trình phân tích xác định hàm lượng asen trong cá biển, từ đó áp dụng xác định một số mẫu cá biển thực tế trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
2.9. Phân tích mẫu thực tế [12, 16]