Trung tâm điều khiển trạm gốc BSC (Base Station Controller).
BSC là khối chức năng điều khiển, giám sát các BTS và các liên lạc vô tuyến trong hệ thống. BSC điều khiển công suất, quản lý giao diện vô tuyến thông qua các lệnh điều khiển của BTS và MS.
Vai trò chủ yếu của BSC là quản lý các kênh vô tuyến và quản lý chuyển giao. Một BSC quản lý hàng chục BTS tạo thành một trạm gốc. Một tập hợp các trạm gốc gọi là phân hệ trạm gốc. Giao diện Abis đƣợc quy định bởi BSC và MSC. Sau đó, giao diện Abis cũng đƣợc quy định giữa BSC và BTS.
Các chức năng chính của BSC.
Quản lý mạng vô tuyến
Việc quản mạng vơ tuyến chính là quản lý các cell và các kênh logic của chúng. Các số liệu quản lý điều đƣợc đƣa về BSC để đo đạt và xử lý, ví dụ nhƣ lƣu lƣợng thông tin ở một cell, môi trƣờng vô tuyến, số lƣợng cuộc gọi bị mất, các lần chuyển giao thành công, thất bại …
Quản lý trạm vô tuyến gốc BTS
Trƣớc khi đƣa vào khai thác thì BSC lập cấu hình của BTS (số máy thu/ phát TRX, tần số cho mỗi trạm …). Nhờ đó mà BSC có sẵn một tập các kênh vô tuyến giành cho điều khiển và nối thông cuộc gọi.
Điều khiển thông tin cuộc gọi
BSC chịu trách nhiệm thiết lập và giải phóng các đầu nối tới máy di động MS. Trong quá trình gọi, sự đấu nối đƣợc BSC giám sát. Cƣờng độ tín hiệu, chất lƣợng các cuộc đấu nối đƣợc ở máy di động và TRX gửi đến BSC. Dựa vào đó mà BSC sẽ quyết định công suất phát tốt nhất của MS và TRX để giảm nhiễu và tăng chất lƣợng cuộc đấu nối. BSC cịn điều khiển q trình chuyển giao nhờ các kết quả đo kể trên để quyết định chuyển giao MS sang các Cell khác, nhằm đạt đƣợc chất lƣợng cuộc gọi tốt hơn.
Trong trƣờng hợp chuyển giao sang Cell của một BSC khác thì nó phải nhờ sự trợ giúp của MSC. Ngồi ra, BSC cịn có thể điều khiển chuyển giao giữa các kênh trong một Cell hoặc từ Cell này sang kênh của Cell khác khi Cell này bị ngẽn hoặc nhiễu.
Quản lý truyền dẫn
BSC có chức năng quản lý cấu hình các đƣờng truyền dẫn tới MSC và BTS để đảm bảo chất lƣợng thơng tin. Trong trƣờng hợp có sự cố một tuyến nào đó thì nó sẽ tự động điều khiển tới một tuyến dự phòng.
1.3.5.2. Phân hệ chuyển mạch SS (Switching Subsystem)
Phân hệ chuyển mạch SS bao gồm các chức năng chính của mạng GSM cũng nhƣ các cơ sở dữ liệu cần thiết cho số liệu thuê bao và quản lý di động của thuê bao.
Chức năng chính của SS là quản lý thông tin giữa những ngƣời sử dụng mạng GSM với nhau và với mạng khác.
Phân hệ chuyển mạch bao gồm các chức năng sau:
- Trung tâm chuyển mạch di động MSC. - Thanh ghi định vị thƣờng trú HLR. - Thanh ghi định vị tạm trú VLR. - Trung tâm nhận thực AUC.
- Thanh ghi nhận dạng thiết bị EIR.
Trung tâm chuyển mạch di động MSC (Mobile Sevice Switch Center)
Ở phân hệ chuyển mạch SS, chức năng chuyển mạch chính đƣợc MSC thực hiện. Tổng đài di động MSC (Module Service Switch Center) thƣờng là một tổng đài di động lớn điều khiển và quản lý một số các bộ điều khiển trạm gốc BSC. MSC thực hiện các chức năng chuyển mạch chính, vì vậy nhiệm vụ chính của MSC là tạo kết nối và xử lý cuộc gọi đến những thuê bao của GSM, ngoài ra MSC giao tiếp với phân hệ BSS và giao tiếp với mạng ngoài qua tổng đài cổng GMSC (Gateway Mobile Switching Center). Để kết nối MSC với một số mạng khác, cần phải thích ứng các đặc điểm truyền dẫn của GSM với các mạng này. Tổng đài có một giao diện với các mạng bên ngoài và mạng GSM. Về mặt kinh tế, không phải bao giờ tổng đài cũng đứng riêng mà thƣờng đƣợc kết hợp với MSC.
Chức năng chính của tổng đài MSC:
- Điều khiển chuyển giao (Handover Control). - Quản lý di động (Mobilelity Management).
- Tƣơng tác mạng IWF (Interworking Function) qua GMSC