Đặc điểm thi pháp truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930 1945 (Trang 36)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Đặc điểm thi pháp truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930-1945

2.1.1. Đặc điểm truyện ngắn giai đoạn 1930-1945

Ở Việt Nam, ra đời trong bối cảnh nước thuộc địa, sau khi chủ nghĩa lãng mạn đã có cả một thế kỷ phát triển, văn chương lãng mạn Việt Nam một mặt chịu ảnh hưởng của văn chương lãng mạn Pháp thế kỷ XIX, Văn chương lãng mạn Việt Nam có nhiều đặc điểm không giống với văn chương lãng mạn Pháp thế kỷ XIX, nhưng về phương diện cách nhìn thì cơ bản vẫn là khuynh hướng chủ quan trong tiếp cận và lí giải hiện thực.

Truyện ngắn lãng mạn thuộc loại hình văn học biểu hiện, Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong cảnh đời thường, tăm tối, khám phá những cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp để nhấn mạnh những yếu tố phi thường khác lạ: đẹp phải đến mức tuyệt đỉnh, tài phải đến mức siêu nhiên trác tuyệt. Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” lại tìm thấy sự toả sáng của nhân cách người tử tù nơi ngục thất tăm tối…

Do khuynh hướng sáng tác đó nên truyện ngắn lãng mạn thường sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập để làm nổi bật nghịch lý của hồn cảnh, bi kịch của sớ phận, tương phản giữa cái lý tưởng và hoàn cảnh thực tại, giữa cái thiện và cái ác, giữa ánh sáng và bóng tới, giữa cái cao thượng và cái thấp hèn, tính cách và hồn cảnh…Có thể dẫn nét độc đáo trong cốt truyện “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân thể hiện qua sự đối lập và tương phản giữa thú chơi chữ và cảnh ngục tù, giữa người tử tù và viên quản ngục. Hay ở một truyện ngắn

khác, truyện ngắn “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam là sự tương phản giữa vũ trụ bao với những kiếp người nghèo khổ. Bóng tới càng dày đặc bao nhiêu thì khát vọng hướng về ánh sáng càng khắc khoải bấy nhiêu. Những cuộc đời trong bóng tới ấy cũng giớng như khơng gian phớ huyện kia, dày đặc tăm tối nhưng vẫn loé lên ánh sáng của một thế giới khác, một thứ ánh sáng mong manh

nhưng không hề lụi tắt. Mơ ước lãng mạn bao giờ cũng là cơ sở của hành động. Thạch Lam đã mang đến một thông điệp giàu ý nghĩa về con người, tạo nên giá trị nhân văn của tác phẩm: Hãy tin tưởng và trân trọng vào khát vọng của con người, dẫu thực tại cịn đầy bóng tới như khơng gian phố huyện nghèo kia, nhưng con người dù trong hoàn cảnh nào vẫn hướng về ánh sáng. Cảm quan lãng mạn không cho phép nhà văn đi xa hơn, nhưng cũng đủ giúp cho người đọc thêm yêu mến những con người nghèo khổ đầy hi vọng.

Điểm nổi bật nữa của tác phẩm lãng mạn là phát huy cao độ trí tưởng tượng, có thể đưa người đọc đến những bến bờ xa lạ, ở đó cuộc sớng con người có khả năng trở lên tốt đẹp hơn.

Nội dung thể loại truyện ngắn có thể rất khác nhau đời tư thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó lại là truyện ngắn . Truyện ngắn có thể kể cả về một cuộc đời nhưng đa phần là một đoạn đời , một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân vật , nhưng cái chính của truyện ngắn không phải hệ thống sự kiện mà là cái nhìn tự sự đối với cuộc đời . Truyện ngắn không phải là tiểu thuyết mà là một thể loại khác hẳn . Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng , phát hiện một nét bả chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người , tạo thành một ấn tượng hoàn ch ỉnh. Nhiều nhà văn quan niệm truyện ngắn thể hiện một khoảnh khắc ,một sự kiện nhỏ nào đó trong cuộc sớng thường nhật

Một đặc điểm nổi bật khác của văn học lãng mạn là tự do biểu hiện tình cảm cái tôi cá nhân, cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc cảm giác, đặt chúng cao hơn thực tế khách quan của đời sống. Trong tuyện ngắn Hai đứa trẻ tất cả các chi tiết sự việc, tâm trạng nhân vật trong bức tranh phố huyện đều được cảm nhận bằng tấm lịng chia sẻ, cảm thơng của nhân vật Liên, một mảnh tâm hồn của nhà văn được gửi gắm mình vào trong nhân vật một cách tự nhiên và tinh tế. Ngồi nhìn phố huyện lúc màn chiều buông xuống đến lúc đêm khuya. Liên cảm thấy lòng buồn man mác. Nhưng với Liên cái cảm giác đó khơng phải là cái cảm giác vu vơ mà là cái cảm giác thực từ chính cuộc sỗng của

Liên đang từng chải, và của những kiếp sống leo lắt trong phố huyện mang lại. Đối diện với khung cảnh ấy. Liên như cảm nhận được cái mùi đặc trưng của mùi đất: mùi ẩm thấp, mùi hơi nóng ban ngày, mùi của cát bụi hồ quện để tạo thành cái mùi “riêng của đất” phải là người gắn bó sâu sắc với cái vùng quê nghèo khổ này cộng với một tâm hồn lãng mạn nhạy cảm của Liên thì mới cảm nhận được như thế, và trong đó cịn ẩn chứa nhiều tâm trạng, nỗi niềm trăn trở về cuộc sống của chính mình, cũng như của những người ngèo khổ sống xung quanh. Diễn biến tâm trạng của Liên được miêu tả rõ nhất chính là cảnh đợi tàu từ lúc màn chiều buông xuống cho đến đêm khuya, đó là hoạt động cuối cùng của một đêm khuya. Chuyến tàu chính là một món ăn tinh thần không thể thiếu của chị em Liên, nó giữ được trong Liên sự cân bằng trong cảm giác, thức tỉnh trong hiện thực của cuộc sống. Do khuynh hướng sáng tác đó nên văn học lãng mạn thường sử dụng thủ pháp tương phản đối lập để làm nổi bật nghịch lý của hồn cảnh, bi kịch của sớ phận, tương phản giữa cái lý tưởng và hoàn cảnh thực tại, giữa cái thiện và cái ác, giữa ánh sáng và bóng tới: cao thượng và thấp hèn, lý tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh. Nét độc đáo của Nguyễn Tuân trong cốt truyện Chữ người tử tù thể hiện qua những đặc điểm của truyện ngắn lãng mạn: đối lập và tương phản, giữa thú chơi chữ và cảnh ngục tù, giữa người tử tù và quản ngục…thông qua sự đối lập tương phản này, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp của tâm hồn con người, cái đẹp của nghệ thuật từ đó phủ định cái xấu xa và tàn bạo của chế độ ngục tù và cao hơn nữa là cái xã hội thực dân nửa phong kiến. Truyện ngắn

Hai đứa trẻ - Thạch lam đó chính là sự tương phản giữa vũ trụ bao la với những kiếp người nghèo khổ. Bóng tới càng dầy đặc bao nghiêu thì khát vọng sống, khát vọng hướng tới ánh sáng của con người càng cao và mãnh liệt bấy nhiêu. Những cuộc đời trong bóng tới ấy, cúng giống như không gian phố huyện kia; dày đặc tăm tối những vẫn loé lên ánh sáng của cuộc sống, một thứ ánh sáng mong manh, leo lét nhưng không bao giờ bị luỵ tắt bởi những luồng gió mạnh to tát. Mơ ước lãng mạn bao giờ cũng là cơ sở của hành động. Nhà

văn Thạch lam đã mang đến những thông điệp giàu ý nghĩa về con người, tạo nên giá trị nhân văn của tác phẩm: Hãy tin tưởng và trân trọng khát vọng của con người, dẫu thực tại cịn đầy bóng tới và ghập ghềnh đi bao chăng nữa giống như không gian phố huyện nghèo kia, dù con người ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì tất cả họ vẫn hướng về ánh sáng và niềm tin vào tương lai. Cảm quan lãng mạn không cho phép nhà văn đi xa hơn, nhưng cũng giúp cho người đọc thêm yêu mến những con người nghèo khổ nhưng tràn đầy niềm tin và hi vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.

Điểm nổi bật nữa của thi pháp truyện ngắn lãng mạn là phát huy cao độ trí tưởng tượng, có thể đưa họ đến những bến bờ xa lạ, ở đó cuộc sớng của con người trở nên tốt đẹp hơn, chẳng hạn như trong truyện Chữ người tử tù-

Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn cao - một người tử tù - bằng cái tài hoa và khí phách của mình đã cảm hoá được một con người tội lỗi đi nhầm đường lạc lới đó chính là viên quản ngục. Tác giả không chỉ dừng lại ở sự cảm thương mà cịn ḿn họ thốt ra khỏi cuộc sống hiện tại nhơ nhuốc ấy, mơ ước của những người dân nơi phố huyện, chuyến tàu đêm đi qua cùng tâm trạng đợi tàu của Liên chính là thông điệp mà nhà văn Thạch lam muốn lay thức những cuộc sống uể oải, mệt mỏi …Và tiếp cho họ những ước mơ để sống một cuộc sống tốt đẹp hơn, một sự thay đổi hồn tồn tốt ra khỏi thực tại đói nghèo leo lắt…Đó cũng chính là những khát vọng đầy chất nhân văn của nhà văn lãng mạn Thạch Lam. Trong sáng tác của nhà văn lãng mạn, người ta có thể dễ nhận thấy rằng hình bóng của nhà văn gửi gắm vào trong nhân vật lý tưởng của mình, chẳng hạn như nhân vật Huấn Cao - sự tài hoa, ngông nghênh của Huấn cao cũng là một phần trong tâm hồn của Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân ở ngồi đời thớng nhất với con người văn chương. Người nghệ sĩ ấy không chấp nhận cái tầm thường xung quanh muốn nổi loạn với tất cả Vang bóng một thời là một tiếng vang đầy ćn hút trong trào lưu văn học lãng mạn 1930-1945 và

Chữ người tử tù là một tiếng nói góp phần làm nên thành công của tập truyện

sống những ngày thơ ấu vất vả gian chuân thì chưa chắc nhà văn đã cảm nhận thấu đáo thực sự cuộc sống của những kiếp người nghèo khổ, vất vơ đó được ,nhà văn cũng không thể viết nên được những dòng văn hay như thế về người chị dịu dàng, một người con gái thảo hiền tần tảo chăm lo cho gia đình chịu thương chịu khó, tất cả những điều đó chính là những kỷ niệm đẹp khiến cho nhà văn Thạch Lam viết về những ấn tưởng những kỷ niệm vẫn còn nguyên vẹn và sâu sắc của tuổi thơ: Đó là phớ huyện Cẩm Giàng- Hải Dương “Tôi không ngờ em sáu ( tức Thạch lam) có trí nhớ dai như thế, như chuyện em tơi tả hai chị em thức đợi chuyến tàu đêm đi qua rồi mới đi ngủ. Năm đó tơi mới có chín tuổi, em tơi lên tám mà mẹ tôi đã giao cho hai chị em tôi coi hàng” (Nguyễn Thị Thế - Người em thứ sáu - Hồi ký gia đình Nguyễn tường [1,tr345] chính vì điều đó đã cho thấy những hồi ức khơng bao giờ nhạt phai trong tuổi thơ của nhà văn lãng mãn Thạch Lam.

Có thể nói những đặc trưng của thi pháp lãng mạn đó chính là những phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn, là tiếng nói của những tâm hồn lãng mạn, hướng con người đến những thế giới tâm hồn trong sáng và giàu tính hiện thực nhất, điều đó được thể hiện rõ nhất ở trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam và truyện ngắn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

2.1.2. Một số loại hình truyện ngắn Việt Nam

Truyện ngắn là một thể loại năng động ít bị những quy tắc có tính quy phạm gị bó, chi phới. Hình thức truyện ngắn ln vỡ ra, đổi thay lại, luôn tự xác định tính bền vững của mình. Việc phân chia truyện ngắn thành các kiểu loại chỉ là giả định vì ranh giới của các thể loại văn học không phải là bức thành bất khả xâm phạm. Với sự phân chia loại hình truyện ngắn của Nguyễn Văn Đấu, có thể nhận ra. Truyện của G.Maupassant (Pháp), Henry(Mỹ), Nguyễn Tuân (Việt Nam)…rất tiêu biểu cho loại hình “truyện ngắn kịc hố” cịn loại “truyện ngắn- tiểu thuyết hoá” thì sekhop (Nga), Nam Cao, Nguyễn Minh Châu (Việt Nam) là những cây bút điển hình hơn cả.

chất giao thời, ngoại trừ các truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc viết trong những năm 20 ở Pháp đã có tính hiện đại. Sang những năm 1930-1945, truyện ngắn phát triển phong phú, đổi mới nhanh chóng và hình thành nhiều phong cách. Truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan là những bức kí hoạ rất sinh động về xã hội đương thời với nhiều tầng lớp xã hội ở cả nông thôn và thành thị. Nhân vật trong truyện của Nguyễn Công Hoan chủ yếu được miêu tả qua hành động và ngôn ngữ đối thoại. Truyện ngắn của Thạch Lam, Thanh Tịnh lại giàu chất trữ tình, cốt truyện thường rất đơn giản, không khai thác các xung đột xã hội mà thiên về biểu hiện tâm trạng với những cảm xúc, cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế trong đời sống thường nhật của con người, những rung động rất khẽ khàng của thế giới nội tâm nhưng sâu sắc. Truyện ngắn của Nguyễn Tuân thể hiện một nhà văn có cá tính độc đáo, có thể coi ơng là một nhà văn định nghĩa về người nghệ sĩ: Ơng là người ln có ý thức về sự sáng tạo trong lao động nghệ thuật chân chính của mình, nhằm tôn vinh cái đẹp, đặc biệt là tôn vinh ngôn ngữ thông qua cách dùng từ ngữ, cách xây dựng hình tượng nhân vật, chọn đề tài và cách hành văn...

2.1.3. Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam

2.1.3.1. Không gian và thời gian

Không gian và thời gian làm nên hình thức tồn tại của thế giới vật chất, không gian và thời gian cũng là hình thức tồn tại của con người. Con người cũng như vật chất khơng thể tồn tại ngồi khơng gian và thời gian, vì thế nó có quan hệ biện chứng lẫn nhau, trong truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam, ông luôn quan tâm đến không gian và thời gian hàng ngày, chính yếu tớ đó đã hiện hữu trong śt tác phẩm của ông, ông gửi gắm thông qua nhân vật của mình, điều đó nó chi phới trong śt khơng gian và thời gian, vì thế mà sắc màu tính chất khơng gian ln có sự tương ứng với sắc thái biểu cảm của nhân vật, khơng có những tiếng bon chen, khơng có những tiếng chửi bới ở làng Đông Xá, hay như những sự thống trị của bon thực dân phong kiến như trong truyện ngắn Chí Phèo, một không gian hiện thực đơn sư gần gũi hàng ngày được đặc

tả sắc nét trong tác phẩm: Là một xóm chợ, một ngõ hẻm, một ga xép, một phố huyện nghèo nàn, hoặc một con đường làng ở một vùng nông thôn heo hút nào đó. Ở đó con người bị tù túng, đói nghèo bệnh tật, lo âu dằn vặt thường nhật. Họ luôn bị ám ảnh bời miếng cơm manh áo, hây day dứt với những bi kịch tinh thần. Hai đứa trẻ là truyện hầu như khơng có có cớt truyện, là một cuộc sống đơn điệu xao xác buồn cứ lặp đi lặp lại lúc đêm về: quạnh hiu, lù mù, vài bóng đèn leo lét khơng đủ sáng để nhìn thấy mặt người, cùng với đó là những kiếp người mị mẫm trong bóng tới với những mưu kế sinh nhai qua ngày, những kiếp người nghèo khổ, lam lũ, sống âm thầm, vật vờ nghèo khổ, tất cả những nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam đều hiện hữu trong không gian và thời gian như thế. Ở đó cảnh đời và bi kịch sớng luôn đeo đẳng họ, nặng nề, u ám. Tất cả thế giới nghệ thuật của của truyện ngắn Thạch Lam đều sử dụng khơng gian và thời gian như thế. Đó chính là cái xã hội nhân sinh được thu nhỏ hẹp lại, đó là những kiếp người nhỏ bé bị dồn nén, những kiếp người mòn mỏi chờ đợi một cái gì đó làm thay đổi cuộc sớng hiện tại, để từ đó hướng người đọc tới một khơng gian thống đãng hơn, nhẹ nhõm hơn, rộng rãi hơn, đầm ấm hơn và đặc biệt là chan hoà tình người, phải chăng chính là tiếng lòng da diết cất lên từ đáy lòng của nhà văn Thạch Lam

Không gian làng quê trong truyện ngắn Thạch Lam cũng hiện lên rất đậm nét như mùi vị quê hương được cảm nhận rất rõ trong Liên: cái mùi riêng của đất, cái cảnh chiều tà, tất cả điều đó gợi ra một không gian yên tĩnh tĩnh mịch,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn hiện thực trong sự so sánh với truyện ngắn lãng mạn giai đoạn 1930 1945 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)