10. Cấu trúc luận văn
2.4. Tổ chức thực hiện khảo sát
2.4.1. Mẫu nghiên cứu
Để tìm hiểu và đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Y tế Bắc Giang, đề tài tiến hành khảo sát trên các đối tượng cụ thể ở bảng 2.5 dưới đây:
Bảng 2.5. Đối tượng khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
STT Tiêu chí Cán bộ quản lý Giáo viên Tổng số
1 Số lượng 06 40 46
2.4.2. Quy trình tở chức khảo sát
2.4.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Y tế Bắc Giang nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường Trung cấp Y tế Bắc Giang.
2.4.2.2. Nội dung khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát nội dung chính là Thực trạng hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Y tế Bắc Giang.
2.4.2.3. Phương pháp khảo sát
Để đạt được mục đích khảo sát, đề tài xây dựng 2 mẫu phiếu trưng cầu ý kiến:
- Mẫu 1: Phiếu trưng cầu ý kiến về phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Y tế Bắc Giang (Dành cho các CBQL nhà trường – Phụ lục 1)
- Mẫu 2: Phiếu trưng cầu ý kiến về phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Y tế Bắc Giang (Dành cho đội ngũ giáo viên – Phụ lục 2)
2.4.2.4. Xử lý số liệu
Phương pháp thống kê: Sử dụng tính % điểm trung bình để xử lý kết quả thu được từ phiếu điều tra, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận.
Quy đổi điểm từ kết quả đánh giá của đối tượng khảo sát theo bảng sau:
Mức độ quan trọng Mức độ thực hiện Mức độ ảnh hưởng Điểm
Rất quan trọng Tốt Rất ảnh hưởng 3
Khá quan trọng Khá Khá ảnh hưởng 2
Trung bình Trung bình Ảnh hưởng 1
2.5. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng Trung cấp Y tế Bắc Giang
2.5.1. Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
Bảng 2.6. Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
TT Mức độ quan trọng Điểm TB Mức độ thực hiện Điểm TB Rất QT Khá QT TB Không QT Tốt Khá TB Chưa tốt (1) 30 10 6 0 2,52 20 8 4 2 1,74 (2) 25 10 9 2 2,26 15 7 8 16 1,46 (3) 30 15 1 0 2,63 10 10 10 16 1,3 (4) 25 15 6 0 2,41 15 8 8 15 1,5 (5) 21 20 5 0 2,35 2 15 11 18 1,02 TBC 2,43 1,4 Trong đó:
(1) Tổ chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên chuyên ngành;
(2) Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực giáo viên;
(3) Rà sốt, bổ sung, sắp xếp lại những giáo viên khơng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
(4) Xây dựng kế hoạch và thông qua kế hoạch phát triển ĐNGV theo quy hoạch;
(5) Phê duyệt quy hoạch và triển khai thực hiện.
Bảng 2.6. cho thấy, hoạt động xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường Trung cấp Y tế Bắc Giang được đánh giá là khá quan trọng (2,43) nhưng kết quả thực hiện chỉ đạt mức trung bình (1,4). Trong đó,
Tổ chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên chuyên ngành là
nội dung được đánh giá là thực hiện tốt nhất (1,74).
được thực hiện hàng năm theo kế hoạch và hướng dẫn của Sở Nội vụ Bắc Giang, việc rà soát, bổ sung quy hoạch được thực hiện dân chủ, cơng khai và phản ánh đúng năng lực, trình độ của cán bộ giáo viên.”
Như vậy, cùng với ý kiến đánh giá qua khảo sát và ý kiến thu thập được qua phỏng vấn cho thấy, hoạt động xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường Trung cấp Y tế Bắc Giang mặc dù đã được thực hiện tương đối đầy đủ song hiệu quả thực hiện chỉ ở mức trung bình.
2.5.2. Thực trạng tuyển chọn, bố trí và sử dụng đội ngũ giáo viên tạo ra động lực phấn đấu cao trong hoạt động sư phạm
Bảng 2.7. Thực trạng tuyển chọn, bố trí và sử dụng ĐNGV tạo ra động lực phấn đấu cao trong hoạt động sư phạm của trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
TT Mức độ quan trọng Điểm TB Mức độ thực hiện Điểm TB Rất QT Khá QT TB Không QT Tốt Khá TB Chưa tốt (1) 25 16 6 0 2,41 16 6 8 16 1,48 (2) 28 15 3 0 2,54 11 9 10 16 1,33 (3) 27 10 3 6 2,26 20 10 7 9 1,89 (4) 30 13 3 0 2,59 16 15 7 8 1,85 (5) 27 12 4 3 2,32 2 21 8 15 1,21 (6) 16 15 15 0 2,02 4 4 30 8 1,08 (7) 30 10 6 0 2,52 0 15 10 21 0,87 TBC 2,38 1,39 Trong đó:
(1) Thực hiện tuyển dụng theo quy hoạch/kế hoạch đã được phê duyệt (2) Tuyển dụng dựa trên nhu cầu cơng việc, vị trí việc làm
(3) Thực hiện chế độ thử việc với GV mới; GV hết hạn tập sự được đánh giá đúng thực tế, nghiêm túc, khách quan.
(4) Tổ chức sàng lọc, phân loại đội ngũ theo năng lực nghề nghiệp (tốt, khá, trung bình, yếu)
(5) Phân bổ GV đúng yêu cầu vị trí việc làm của từng đơn vị (6) Đảm bảo tính kế thừa giữa các thế hệ giáo viên.
(7) Thực hiện định mức giờ chuẩn đối với GV theo quy định của ngành.
Hoạt động tuyển chọn, bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên có 07 tiêu chí được khảo sát, đánh giá. Kết quả: Mức độ quan trọng được đánh giá cao, đạt mức khá (2,38), mức độ thực hiện còn thấp (1,39). Trong đó việc Thực hiện
định mức giờ chuẩn đối với giáo viên theo quy định của ngành được đánh giá
có kết quả thực hiện thấp nhất (0,87) trong số các tiêu chí.
Ý kiến của thầy Nguyễn Văn Toán – cán bộ quản lý nhà trường cho biết: “Tuyển dụng giáo viên được nhà trường xây dựng chỉ tiêu hàng năm căn
cứ vào nhu cầu thực tế của nhà trường. Việc tuyển dụng viên chức được Sở Nội vụ Bắc Giang tuyển và điều động công tác về trường. Hầu hết các giáo viên được tuyển dụng hàng đều có trình độ chun môn nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm tốt, đảm bảo cơ cấu độ tuổi. Ngoài ra vào đầu năm học nhà trường giao cho các tổ bộ môn cân đối toàn bộ giờ dạy của năm học, dự kiến giáo viên dạy hợp đồng, thỉnh giảng để đảm bảo kế hoạch giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo”.
“Thực tế hiện nay cho thấy trong cơng tác tuyển dụng giáo viên cịn bộc lộ khó khăn về tuyển Bác sỹ, thạc sỹ Y khoa về trường, ít có những sinh viên tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Y, dược hoặc giáo viên có bằng thạc sỹ về trường. Bởi thực tế hiện nay số sinh viên tốt nghiệp Đại học chuyên nhành Y, dược đều có nhu cầu cơng tác tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện” là
ý kiến trả lời phỏng vấn của đồng chí Nguyễn Thi ̣ Hương – cán bộ quản lý nhà trường.
Như vậy, cơng tác bố trí, sử dụng giáo viên trong mấy năm gần đây của nhà trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhà trường đã sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ giáo viên theo đúng vị trí việc làm. Cơng tác sắp xếp nhân sự được làm công khai dân chủ đã tạo ra hiệu quả trong công việc. Giáo viên có chuyên môn vững ở từng chuyên ngành đều được giao giữ những trọng trách về chuyên môn. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả công việc tốt hơn, vẫn cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác này.
2.5.3. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên
Bảng 2.8. Thực trạng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
TT Mức độ quan trọng Điểm TB Mức độ thực hiện Điểm TB Rất QT Khá QT TB Không QT Tốt Khá TB Chưa tốt (1) 35 7 4 0 2,67 5 15 20 6 1,41 (2) 30 10 6 0 2,52 0 7 31 8 0,98 (3) 20 15 7 4 2,1 5 20 15 6 1,52 (4) 19 11 16 0 2,06 7 17 12 10 1,46 (5) 21 15 10 0 2,24 1 5 20 20 0,71 TBC 2,32 1,22 Trong đó:
(1) Đổi mới công tác BD theo hướng phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
(2) Tổ chức bồi dưỡng GV đúng đối tượng, đúng nhu cầu của GV;
(3) Đa dạng hóa các hình thức BD theo hướng phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho GV;
(4) Đánh giá kết quả của quá trình BD trên kết quả hoạt động giảng dạy, lâm sàng và NCKH của GV;
(5) Định hướng cho hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên có 05 tiêu chí được khảo sát, đánh giá. Trong đó, việc Định hướng cho hoạt động
tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên hiện đang được thực hiện kém nhất (0,71).
Điểm số đánh giá mức độ quan trọng của mỗi tiêu chí vẫn ln ln cao hơn điểm số đánh giá mức độ thực hiện (2,32 và 1,22).
Ý kiến đóng góp của cô giáo Ngô Thi ̣ Yến cho biết: “Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Hàng năm đều có kế hoạch cử các giáo viên đi học để chuẩn hoá, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. Tổ chức bồi dưỡng các chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, khuyến khích đội ngũ giáo viên tự học”.
Do đó, để tăng cường và thực hiện đạt hiệu quả hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, cần có thêm các biện pháp cụ thể và phù hợp hơn cho thực trạng này.
2.5.4. Xây dựng môi trường phát triển đội ngũ giáo viên
Bảng 2.9. Thực trạng xây dựng môi trường phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
TT Mức độ quan trọng Điểm TB Mức độ thực hiện Điểm TB Rất QT Khá QT TB Không QT Tốt Khá TB Chưa tốt (1) 30 15 6 0 2,47 8 30 1 12 1,47 (2) 25 20 3 3 2,31 26 18 5 2 2,33 (3) 18 25 8 0 2,19 5 14 16 16 1,16 (4) 32 15 2 2 2,5 15 20 7 9 1,8 (5) 10 30 7 4 1,9 0 7 40 4 1,05 (6) 31 18 2 0 2,57 0 2 9 40 0,25 TBC 2,32 1,34 Trong đó:
(1) Tạo sự đồng thuận trong tập thể sư phạm; (2) Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện; (3) Thiết lập văn hóa quản lý trong nhà trường;
(4) Hợp tác với các TT y tế, các tổ chức Đào tạo y tế trong và ngoài nước để mở rộng cơ hội giao lưu, học tập cho GV;
(5) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; (6) Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.
Trong hoạt động xây dựng môi trường phát triển đội ngũ giáo viên có 06 tiêu chí được khảo sát, đánh giá. Kết quả: Mức độ quan trọng được đánh giá khá cao (2,32), mức độ thực hiện còn thấp (1,34). Trong đó cơ sở vật chất, phương tiện dạy học của nhà trường mặc dù được đánh giá là khá quan trọng (2,57) nhưng hiện nay chưa đáp ứng và phục vụ được cho việc giảng dạy của đội ngũ giáo viên (0,25). Đây là nội dung có mức độ chênh lệch điểm khá cao giữa mức độ nhận thức và kết quả thực hiện. Điều này cũng cho thấy nhu cầu
và mong muốn của đội ngũ giáo viên và CBQL là được sớm khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên.
2.5.5. Thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên
Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
TT Mức độ quan trọng Điểm TB Mức độ thực hiện Điểm TB Rất QT Khá QT TB Không QT Tốt Khá TB Chưa tốt (1) 23 15 6 2 2,28 20 16 2 8 2,04 (2) 25 15 3 3 2,35 5 16 15 10 1,35 (3) 30 9 7 0 2,5 5 10 30 1 1,41 (4) 5 7 30 4 1,28 0 1 6 39 0,17 TBC 2,1 1,24 Trong đó:
(1) Triển khai thực hiện các quy định chung của Nhà nước về chính sách, chế độ cho ĐNGV;
(2) Tạo điều kiện để GV có cơ hội học tập, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, giao lưu...;
(3) Thực hiện nghiêm túc, cơng bằng các quy định của nhà nước về khen thuởng, kỷ luật, đãi ngộ, tôn vinh đối với nhà giáo;
(4) Xây dựng nhà công vụ.
Thực trạng về thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Y tế Bắc Giang được thể hiện qua điểm số trung bình chung mức độ nhận thức đạt 2,1 và mức độ thực hiện đạt 1,24. Kết quả này cho thấy, đây được coi là một nội dung khá quan trọng trong phát triển đội ngũ giáo viên nhà trường song trên thực tế, nội dung này chỉ đạt hiệu quả thực hiện ở mức trung bình khá.
Đặc biệt, việc xây nhà công vụ cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết nhưng thực tế tại đơn vị chưa nhận thức rõ về điều này, đồng thời cũng thực hiện chưa tốt, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên; kết quả đánh giá đạt mức điểm thấp nhất trong 04 nội dung khảo sát (1,28 và 0,17).
Để làm rõ hơn về thực trạng việc thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên, đề tài thu nhận được ý kiến đóng góp của thầy giáo Nguyễn Hoàng Quỳnh như sau: “Trong những năm gần đây nhà trường đã thực hiện
tốt quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng định mức giờ giảng phù hợp với quy định của giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp. Nhà trường đã xây dựng chính sách đãi ngộ đối với giáo viên học sau đại học như hỗ trợ học phí, kinh phí đào tạo và tiền thưởng khi giáo viên có kết quả học sau đại học. Bên cạnh đó giáo viên có trình độ sau đại học là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc khi bổ nhiệm trưởng, phó các bộ phận trong nhà trường. Tuy nhiên những hoạt động trên cũng như chế độ đãi ngộ nói chung dành cho cán bộ nhà trường còn hạn hẹp nên chưa thực sự tạo ra động lực phấn đấu cho số đông đội ngũ cán bộ giáo viên”.
2.5.6. Kiểm tra, đánh giá việc phát triển đội ngũ giáo viên
Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Y tế Bắc Giang
TT Mức độ quan trọng Điểm TB Mức độ thực hiện Điểm TB Rất QT Khá QT TB Không QT Tốt Khá TB Chưa tốt (1) 35 5 6 0 2,63 30 9 7 0 2,5 (2) 27 18 1 0 2,57 15 18 13 0 2,04 (3) 20 19 5 2 2,24 4 8 16 18 0,95 (4) 29 10 5 2 2,43 0 7 17 25 0,6 TBC 2,46 1,52
Trong đó:
(1) Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc phát triển đội ngũ GV; (2) Tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá việc phát triển đội ngũ GV; (3) Sử dụng các kết quả kiểm tra, đánh giá vào việc điều chỉnh, đổi mới
việc phát triển đội ngũ GV;
(4) Lưu trữ các kết quả kiểm tra, đánh giá.
Bảng 2.11 cho thấy, phần đông các CBQL và giáo viên nhà trường đều đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, đánh giá việc phát triển đội ngũ giáo viên nên kết quả khá cao (2,46), tuy nhiên mức độ thực hiện công tác kiểm tra đánh giá việc phát triển đội ngũ giáo viên tại Trường Trung cấp Y tế Bắc Giang chỉ ở mức trung bình khá (1,52). Trong đó đáng chú ý, có sự chênh lệch khá lớn giữa kết quả thực hiện của 02 nội dung Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc phát triển đội ngũ GV và Tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá việc phát triển đội ngũ GV (2,5 và 2,04) với 02 nội dung Sử dụng các kết quả kiểm tra, đánh giá vào việc điều chỉnh, đổi mới việc phát triển đội ngũ GV và Lưu trữ các kết quả kiểm tra, đánh giá (0.95 và 0,6).
Như vậy, trong hoạt động kiểm tra, đánh giá việc phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường đã có những nội dung thực hiện tương đối tốt và những nội dung thực hiện rất kém. Do đó, cần căn cứ vào tình hình thực trạng cụ thể như trên để có thể đề xuất được những biện pháp phù hợp, thiết thực và khả thi nhất cho nhà trường.
Từ bảng số liệu 2.6 đến 2.11, bức tranh về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên của trường Trung cấp Y tế Bắc Giang đã dần được hoàn thiện. Có thể tổng hợp lại qua bảng 2.12 và thể hiện thực trạng này qua biểu đồ 2.1 dưới